Tập trung khai thác Khu kinh tế kinh tế của khẩu Thanh Thuỷ và các của

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh tỉnh hà giang giai đoạn 2006 2012 hiện trạng và giải pháp (Trang 104)

Thuỷ và các của khẩu biên giới Việt Trung.

Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy, tỉnh Hà Giang đến năm 2030 (sau đây gọi tắt là Khu kinh tế) với những nội dung chủ yếu sau:

Phạm vi Khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thuỷ gồm: 07 xã: Thanh Thủy, Phương Tiến, Thanh Đức, Xín Chải, Lao Chải, Phong Quang thuộc huyện Vị Xuyên và Phương Độ thuộc thành phố Hà Giang, được xác định cụ thể như sau:

+ Phía Đông: Giáp xã Thuận Hòa và Minh Tân của huyện Vị Xuyên. + Phía Tây: Giáp Thèn Chu Phìn, Đản Ván, Túng Sán của Hoàng Su Phì. + Phía Nam: Giáp xã Cao Bồ của huyện Vị Xuyên và xã Phương Thiện,

phường Quang Trung, phường Nguyễn Trãi của thành phố Hà Giang. + Phía Bắc: Giáp Châu Văn Sơn của tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Diện tích toàn Khu kinh tế: 28.781 ha.

Về tính chất Khu kinh tế cửa khẩu Thanh thuỷ: (i) Là khu kinh tế tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực bao gồm: Thương mại - Dịch vụ - Du lịch - Công nghiệp - Nông lâm nghiệp, tạo thành khu vực thu hút đầu tư và hội nhập quốc tế. (ii) Là cửa ngõ giao thương quốc tế, đầu mối giao thông, xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh quan trọng, là cầu nối giữa tỉnh Vân Nam, Trung Quốc với miền Bắc Việt Nam và hành lang biển Đông, giữa các nước ASEAN và với các nước Đông Bắc Á.(iii) Là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội, du lịch có cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại (iv)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Là khu vực phát triển bền vững, gắn phát triển KTXH với đảm bảo an ninh, quốc phòng, có môi trường sinh thái bền vững.

Về quy mô dân số và lao động: Đến năm 2020: quy mô dân số toàn Khu kinh tế khoảng 20 - 25 nghìn người, trong đó có khoảng 15 - 16 nghìn người lao động. Đến năm 2030: Quy mô dân số toàn Khu kinh tế khoảng 35 - 40 nghìn người, trong đó có khoảng 22 - 24 nghìn người lao động.

Định hướng phát triển không gian: (i) Phát huy bản sắc cảnh quan, kiến trúc truyền thống địa phương, nhấn mạnh yếu tố mặt nước, cảnh quan núi rừng. Hạn chế tối đa san ủi, giữ môi trường thiên nhiên trong khu vực. (ii) Kết nối với thành phố Hà Giang trong một tổng thể không gian thống nhất dựa trên hệ thống khung giao thông liên kết chặt chẽ, các khu chức năng bổ trợ lẫn nhau, cùng nhau phát triển.(iii) Phát triển các khu vực xây dựng tập trung tại một số điểm có quỹ đất tương đối lớn, có đủ quy mô để hội tụ thành các khu chức năng hoạt động hiệu quả.

Hướng phát triển: (i) Phát triển hai trung tâm giao lưu kinh tế tại cửa khẩu Thanh Thủy và cửa khẩu Lao Chải.(ii) Phát triển các trục không gian chính bao gồm trục hành lang Bắc Nam là quốc lộ 2, trục hành lang Đông Tây là quốc lộ 4, các trục liên kết là đường từ khu vực Lao Chải, Xín Chải về thành phố Hà Giang.

Cửa khẩu Thanh Thủy thuộc địa phận xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên, cách thành phố Hà Giang 22 km về phía Tây Bắc, đối diện với cửa khẩu Thiên Bảo (Tianbao), huyện Malipo, châu Văn Sơn, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.

Trong 9 tháng đầu năm 2008, có 114.990 lượt người xuất cảnh và 28.356 lượt người nhập cảnh, 528 lượt xe ô tô Việt Nam xuất cảnh và, 2935 lượt xe ô tô Trung Quốc nhập cảnh. Tổng kim ngạch thương mại hàng hóa hai chiều đạt 165 triệu USD. Hàng xuất khẩu chủ yếu qua cặp cửa khẩu Thanh Thủy - Tianbao là nhân hạt điều, quặng các loại, hoa quả tươi, hải sản khô... Hàng nhập khẩu chủ yếu các mặt hàng như điện năng, xe ô tô các loại, linh kiện ô tô tải, hoa quả tươi...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy thuộc huyện Vị Xuyên và thành phố Hà Giang tỉnh Hà Giang được thành lập vào ngày 15 tháng 1 năm 2010. Không gian của khu kinh tế cửa khẩu này bao trùm 6 xã của huyện Vị Xuyên gồm Thanh Thủy, Phương Tiến, Thanh Đức, Xín Chải, Phong Chải, Phong Quang và 1 xã của thành phố Hà Giang - xã Phương Độ. [7]

Trước đó, từ năm 2001, Chính phủ Việt Nam đã cho phép áp dụng chính sách khu kinh tế cửa khẩu biên giới ở hai xã Phương Tiến và Thanh Thủy nhằm khai thác những lợi thế địa lý của một cặp cửa khẩu gần thị xã Hà Giang và nằm trên quốc lộ 2 và có sông Lô chảy qua.

Trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2020, tỉnh Hà Giang sẽ tập trung xây dựng và phát triển các cửa khẩu biên giới, phát triển kinh tế biên mậu, hội nhập kinh tế quốc tế. Tỉnh phấn đấu nâng giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu đạt trên 700 triệu USD; nâng cấp cửa khẩu Thanh Thủy thành cửa khẩu quốc tế để đẩy nhanh quá trình hội nhập, hợp tác quốc tế và các hoạt động xuất nhập khẩu tại Khu KTCK Thanh Thủy nhằm phát huy được nhiều lợi thế trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh - quốc phòng. Bên cạnh đó, tỉnh cũng tập trung khai thác tối đa tiềm năng kinh tế biên mậu; thu hút vốn đầu tư vào các khu chức năng của Khu Kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy... góp phần thúc đẩy tỉnh Hà Giang ngày càng phát triển, sớm thoát khỏi tỉnh nghèo, đặc biệt khó khăn.

Khu KTCK Thanh Thủy có 07 khu chức năng, bao gồm các xã: Lao Chải, Xín Chải, Thanh Đức, trung tâm của khẩu Thanh Thuỷ, Phương Tiến, Phương Độ, Phong Quang với diện tích 28.781ha. Là cửa ngõ giao thương quốc tế, đầu mối giao thông, xuất - nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ quan trọng trên trục liên kết Quốc lộ 2, làm cầu nối giữa tỉnh Vân Nam, Trung Quốc với miền Bắc Việt Nam và hành lang biển Đông, giữa các nước ASEAN và với các nước Đông Bắc Á.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Đàm phán, xây dựng, nâng cấp Khu KTCK Thanh Thủy (Việt Nam) - Thiên Bảo (Trung Quốc) lên thành cửa khẩu quốc tế; Nâng cấp 02 cặp cửa khẩu Săm Pun - Điền Bồng và Xín Mần- Đô Long thành cửa khẩu quốc gia.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh tỉnh hà giang giai đoạn 2006 2012 hiện trạng và giải pháp (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)