dựng NTM với Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cƣ "
Thực hiện mục tiêu Xây dựng NTM Hà Giang phấn đấu có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ và từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức sản xuất hợp lý; gắn nông thôn với phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch; gắn xây dựng nông thôn với đô thị theo quy hoạch, quy tụ dân cư, xây dựng làng văn hóa; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh chính trị được giữ vững; đời sống vật chất tinh thần của nông dân ngày càng được nâng cao.
Hà Giang đã ban hành bộ tiêu chí xã đạt chuẩn NTM với 19 tiêu chí và 49 nội dung chi tiết (tăng 10 nội dung chi tiết so với Trung ương quy định). Trên cơ sở bộ tiêu chí này, tỉnh đã phân loại từng tiêu chí do nhân dân tự làm; Nhà nước và nhân dân cùng làm; Nhà nước đầu tư 100% để có phương án bố trí nguồn lực và triển khai thực hiện. Chỉ đạo các huyện, thành phố triển khai thực hiện các tiêu chí xây dựng xã NTM như công tác tuyên truyền, đào tạo, quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng. Tỉnh đã lựa chọn 3 xã điểm là xã Phương Độ (thành phố Hà Giang), xã Trung Thành (huyện Vị Xuyên) và xã Vĩnh Phúc (huyện Bắc Quang) để tổ chức thực hiện thí điểm và nhân ra diện rộng.
Công cuộc XDNTM được tiến hành trên địa bàn tỉnh với bước đi, cách thức triển khai có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với điều kiện đặc thù của tỉnh nên bước đầu đang tạo sự khởi sắc trên khắp làng quê NTM. Đến nay, toàn tỉnh đã phê duyệt quy hoạch trên 50 xã, khoảng 120 xã đang hoàn thiện hồ sơ trình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
thẩm định; trên 90 xã đã lập đề án XDNTM với kinh phí bình quân 300 - 400 triệu đồng/xã. Các địa phương đã huy động hàng trăm nghìn ngày công, làm khoảng 130 km đường giao thông nông thôn, trên 4 nghìn công trình vệ sinh, 639 bể nước, 3.576 m kênh mương, láng bó nền nhà trên 4 nghìn hộ dân, di dời 8.248 chuồng trại ra súc xa nhà.
Trên cơ sở chỉ đạo của tỉnh, các ngành chức năng, có 186 mô hình, đề án được triển khai như chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, trồng lúa hàng hoá,
cánh đồng mẫu, trồng đậu tương, ngô hàng hoá, đào tạo nghề cho nông dân...
Nhưng để người dân nông thôn thực sự được hưởng thành quả của công cuộc XDNTM thì vẫn còn nhiều việc phải làm.
Mục tiêu của chương trình XDNTM chính là tạo ra cuộc sống tốt hơn cho người dân nông thôn. Như vậy, việc thực hiện Kế hoạch đột phá với những nội dung, tiêu chí cụ thể, sát với cuộc sống hàng ngày của mỗi người dân là hướng đi đúng, con đường ngắn nhất để tỉnh ta tiến nhanh đến mục tiêu cao cả của XDNTM.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, qua triển khai tổ chức thực hiện chương trình xây dựng NTM ở Hà Giang vẫn còn gặp không ít những khó khăn như: Nhu cầu đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông thôn lớn song khả năng đáp ứng của các nguồn lực còn thấp. Cơ chế chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn chưa đồng bộ. Chưa có bộ tiêu chí chuẩn để thực hiện. Khu vực nông thôn Hà Giang nhất là miền núi có địa hình phức tạp, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt và chịu nhiều tác động của thiên tai. Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ khu vực nông thôn còn hạn chế. Chưa phát huy vai trò chủ thể của cư dân nông thôn trong xây dựng NTM.
Hà Giang phấn đấu đến năm 2015 có 20% số xã (40 xã) đạt tiêu chuẩn NTM; 100% số hộ có nhà ở kiên cố, bán kiên cố, không có nhà ở tạm bợ dột nát; 70% số hộ được sử dụng điện lưới Quốc gia; không còn hộ sống rải rác trên các triền núi cao và vùng có nguy cơ lũ quét, sạt lở; thu nhập bình quân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
đầu người/năm gấp 1,2 đến 1,5 lần so với năm 2010; tỉ lệ hộ nghèo các xã giảm dần từ 8% đến 10%; 70% hộ dân nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh; 100% hộ gia đình có nhà vệ sinh, có chuồng trại gia súc xa nhà... tạo nên môi trường sống trong nông thôn ở Hà Giang khang trang, sạch đẹp, giàu bản sắc dân tộc.
So với các tỉnh trong khu vực vùng Đông Bắc, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của Hà Giang còn rất nhiều khó khăn, tuy nhiên, nhờ có sự nỗ lực vượt bậc, mà đặc biệt là cách làm sáng tạo, cụ thể, nên Hà Giang đã có những thành công đáng ghi nhận trong xây dựng NTM.
Công tác lập quy hoạch NTM ở Hà Giang được sự quan tâm chỉ đạo rất sát sao của chính quyền và các đoàn thể từ tỉnh đến các huyện và cơ sở. Ban quản lý xây dựng NTM tại các xã trực tiếp tham gia vào việc thực hiện quy hoạch, chủ động thảo luận với đơn vị tư vấn để tìm ra phương án quy hoạch tốt nhất. Đặc biệt là quy hoạch của các xã thực hiện theo hướng gắn kết với quy hoạch của huyện, phù hợp với tầm nhìn của tỉnh và khu vực.
Cùng với việc lập quy hoạch, các huyện của Hà Giang đã tăng cường thực hiện việc đào tạo nghề cho nông dân, tổng cộng trong hơn 2 năm qua, đã có 3733 người được đào tạo về sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, du lịch, dịch vụ. Toàn tỉnh đã triển khai được trên 551 mô hình phát triển sản xuất nâng cao thu nhập, đa dạng hóa giống cây trồng, vật nuôi, trong đó đặc biệt hướng tới việc sản xuất hàng hóa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng mô hình cánh đồng mẫu.