Năng lực cạnh tranh toàn cầu / quốc gia của Việt Nam

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh tỉnh hà giang giai đoạn 2006 2012 hiện trạng và giải pháp (Trang 32)

Chỉ số NLCT tổng hợp (Global Competitiveness Index) lần đầu tiên được công bố trong Báo cáo NLCT toàn cầu 2004 - 2005 và hiện nay được Diễn đàn Kinh tế thế giới sử dụng làm chỉ số chính đo lường NLCT quốc gia. Như vậy, trong ba lần công bố, thứ hạng của Việt Nam xếp theo Chỉ số NLCT tổng hợp liên tục giảm: Hạng 61 năm 2004, 74 năm 2005 và 77 năm 2006. Một chỉ số đáng lưu ý là điểm xếp hạng. Việc so sánh điểm số xếp hạng của từng nước qua các năm cho phép so sánh sự thay đổi NLCT của bản thân quốc gia đó. Năm 2005, điểm số xếp hạng NLCT tổng hợp của Việt Nam tăng so với năm 2004, nhưng Việt Nam vẫn bị giảm hạng do nhiều quốc gia khác có tiến bộ hơn. [13]

Trong năm qua, các thước đo quốc tế về NLCT quốc gia của Việt Nam đều cho kết quả xấu. Theo Chỉ số Cạnh tranh toàn cầu 2013/2014 (Global Competitiveness Index) của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) Việt Nam xếp vị trí thứ 70 trên 148 quốc giá, cao hơn so với năm 2012/2013 (75/144) nhưng lại thấp hơn nhiều so với năm 2010/2011 (59/144) và năm 2011/2012 (65/144). Riêng về Thể chế kinh tế, Việt Nam xếp thứ 98 trong năm 2013/2014, tụt 9 bậc so với vị trí 89 trong năm 2012/2013. Chỉ số Môi trường Kinh doanh (Doing Business) của Ngân hàng Thế giới (WB) năm 2013 xếp Việt Nam ở vị trí 99, tụt 9 bậc so với năm 2012. Tuy các

Hình 1.4. Năng l?c c?nh tranh toàn c?u c?a Vi?t Nam 2013 - 2014 0 2 4 6 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm 2013 - 2014

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thước đo này còn nhiều khiếm khuyết nhưng đều là những nguồn thông tin tham khảo được nhiều nhà đầu tư sử dụng. Một trong những điểm yếu của các chỉ số toàn cầu này là chúng chấm điểm dựa trên cảm nhận của các chuyên gia nhưng không đưa ra một mốc chung để so sánh. Do đó, kết quả thu được khá mơ hồ và so sánh giữa các quốc gia không có cơ sở vững chắc. (Bảng 1.1)

Khảo sát PCI của VCCI đã khắc phục điểm yếu này và cho một cái nhìn rõ ràng hơn về vị thế của Việt Nam trong cạnh tranh quốc tế. So với các nền kinh tế khác trong khu vực, nhìn chung Việt Nam được các doanh nghiệp FDI đánh giá cao hơn về: Rủi ro thu giữ tài sản; ổn định chính sách; khả năng tham gia hoạch định chính sách và mức thuế thấp.

Bảng 1.1. Năng lực cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam 2013 - 2014

Tiêu mục Trong số 148 nước /

vùng lãnh thổ Điểm GCI 2013 – 2014 ………. 70 4.2 GCI 2012 – 2013 ……… 75 4.1 GCI 2011 – 2012 ……… 65 4.2 Các yếu tố cơ bản 86 4.4 1.Thể chế ……… 98 3.5 2. Cơ sở hạ tầng ……… 82 3.7

3. Môi trường vĩ mô ……… 87 4.4

4. Y tế và giáo dục tiểu học ……… 67 5.8

Các yếu tố thúc đẩy hiệu quả nền kinh tế 74 4.0

5. Giáo dục đại học và đào tạo ………… 95 3.7

6. Hiệu quả thị trường hàng hoá ………… 74 4.3

7. Hiệu quả thị trường lao động ………… 56 4.4

8. Phát triển thị trường tài chính ………… 93 3.8

9. Sự sẵn sàng công nghệ ……… 102 3.1

10. Quy mô thị trường ……… 36 4.6

Các yếu tố thúc đẩy đổi mới nền kinh tế 85 3.4

11. Môi trường kinh doanh ……… 98 3.7

12. Năng lực đổi mới ……… 76 3.1

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Điểm yếu của Việt Nam so với các địa điểm đầu tư khác bao gồm: Tham nhũng; hạn chế về quy định pháp luật; cơ sở hạ tầng và dịch vụ hàng chính công. Trong các chỉ số này, Việt Nam không hề được đánh giá cao hơn bất cứ nền kinh tế trong khu vực (Trung Quốc, Thái Lan, Căm-pu-chia, In-đô-nê-xia, Ma-lai-xia, Lào, Phi-líp-pin, Đài Loan và Mi-an-ma).

Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) vừa công bố Báo cáo NLCT toàn cầu 2012 - 2013 (GCI), đây là kết quả khảo sát NLCT của các nền kinh tế toàn cầu. Trong đó Thụy Sỹ năm thứ tư liên tiếp giành ngôi đầu bảng, còn Việt Nam bị tụt 10 bậc từ hạng 65 xuống 75.

Báo cáo NLCT toàn cầu 2012 – 2013 được WEF tiến hành khảo sát với 144 nền kinh tế dựa trên bộ 12 tiêu chí (hạng mục trụ cột) được chia thành (Các năm truớc dùng 10 tiêu chí) 3 nhóm gồm:

Nhóm thứ nhất: (1) Các yếu tố cơ bản: (1) Thể chế/tổ chức, (2) Hạ tầng,

và (ii) các yếu tố thúc đẩy sự đổi mới của nền kinh tế.

Nhóm thứ hai: Các yếu tố thúc đẩy hiệu quả nền kinh tế: (3) Kinh tế vĩ mô, (4)

Y tế và giáo dục cơ bản, (5) Giáo dục và đào tạo đại học, (6) Thị trường hàng hóa, (7) Lao động, (8) Tài chính, (9) Mức độ hấp thu công nghệ, (10) Quy mô thị trường,

Nhóm thứ ba: Các yếu thúc đẩy đổi mới nền kinh tế: (11) Độ tinh sảo

kinh doanh và (12) Đổi mới sáng tạo.

Theo số liệu mà WEF đưa ra, năm 2011, GDP của Việt Nam là 122,7 tỉ USD, GDP bình quân đầu người là 1.374 USD. [13]

GDP (tính theo sức mua tương đương (PPP) của Việt Nam hiện chiếm

0,38% GDP toàn cầu.

Việt Nam được chấm tổng cộng 4,11 điểm, xếp ở hạng 75, tụt 10 bậc so với năm ngoái (vị trí 65). Trong bộ 3 chỉ tiêu được dùng để chấm điểm, bộ chỉ tiêu thúc đẩy hiệu suất nền kinh tế được đánh giá cao nhất với 4,02 điểm (đứng hạng 71), trong đó bao gồm các yếu tố về giáo dục và đào tạo đại học (thứ 96), độ hiệu quả của thị trường hàng hóa (91), độ hiệu quả của thị trường lao động

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

(51), mức độ phát triển thị trường tài chính (88), mức độ hấp thu công nghệ (98) và quy mô thị trường (32).

Trong khi đó ở bộ chỉ tiêu các yếu tố cơ bản (bao gồm các yếu tố về thể chế/tổ chức, cơ sở hạ tầng, môi trường kinh tế vĩ mô, và y tế và giáo dục cơ bản). Việt Nam xếp hạng thấp nhất về môi trường kinh tế vĩ mô, đứng ở vị trí thứ 106. Ở nhóm này, xếp hạng cao nhất dành cho Việt Nam thuộc về tiêu chí chăm sóc sức khỏe và giáo dục cơ bản, với hạng 64. Xếp hạng chung của Việt Nam ở cả nhóm các yếu tố cơ bản là hạng 91.

Ở bộ tiêu chí còn lại là các yếu tố đổi mới sáng tạo và độ tinh sảo kinh doanh (xếp hạng 90), cụ thể, nhóm yếu tố về đổi mới sáng tạo (thứ 81) và độ tinh sảo kinh doanh (thứ 100).

Trong phần nhận xét chi tiết về Việt Nam, Báo cáo của WEF lưu ý: "Trong 2 lần xếp hạng gần nhất Việt Nam đã tụt tổng cộng 16 bậc và hiện là nước có thứ hạng thấp thứ hai trong số 8 thành viên ASEAN được khảo sát. Quốc gia này đã để mất điểm tại 9 trong tổng số 12 hạng mục trụ cột của Báo cáo. Tất cả các hạng mục trụ cột của Việt Nam đều bị xếp dưới hạng 50 và rất nhiều tiêu chí gần sát hạng 100". Cụ thể hơn, các chuyên gia của WEF cho rằng nền kinh tế Việt Nam vẫn mong manh và rất dễ biến động. Việt Nam đã tụt 41 bậc trong bộ tiêu chí về môi trường kinh tế vĩ mô, xuống hạng 106 sau khi đã tăng 20 bậc trong lần xếp hạng trước. Trong năm 2011, lạm phát ở Việt Nam đã ở mức rất cao, báo cáo nhận định: “Nhằm kiềm chế lạm phát, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thực hiện thắt chặt tiền tệ. Tuy nhiên, điều này lại khiến khả năng tiếp cận tín dụng trở nên khó khăn hơn.”

WEF cho rằng cơ sở hạ tầng (xếp hạng 95/114) của Việt Nam hiện đã bị quá tải do kinh tế tăng trưởng nhanh và sẽ tiếp tục là thách thức lớn trong thời gian tới bất chấp đã được cải thiện trong vài năm gần đây. Trong đó chất lượng đường và cảng biển bị đánh giá là đáng lo ngại với vị trí lần lượt là 120 và 113 trong số 144 nền kinh tế được khảo sát. Ngoài ra, mức độ tôn trọng đối với bản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

quyền và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cũng bị xem là chưa đầy đủ nên chỉ được ở các mức xếp hạng 113 và 123. Báo cáo cho rằng các doanh nghiệp tư nhân vẫn kém về đạo đức kinh doanh và trách nhiệm giải trình đặc biệt yếu.

Những điểm mạnh đáng kể nhất của kinh tế Việt Nam đó là thị trường lao động khá hiệu quả (xếp hạng 51), quy mô thị trường lớn (hạng 32) và hoạt động chăm sóc sức khỏe cũng như giáo dục cơ bản được đánh giá ở mức thỏa đáng (hạng 64).

Bảng 1.2. Một số nƣớc Đông Nam Á đƣợc xếp hạng GCI toàn cầu 2012 – 2013 và so sánh với năm trƣớc đó Quốc gia Thứ hạng GCI 2012-2013 Thứ hạng GCI 2011 -2012 Singapo 2 2 Malaysia 25 21 Brunây 28 28 Thái Lan 38 39 Inđônêxia 50 46 Philipin 65 75 Việt Nam 75 65 Campuchia 84 97 Timor Leste 136 131 Nguồn: [13 ]

Chỉ có 2 quốc gia Đông Nam Á được xếp hạng thua Việt Nam về NLCT là Campuchia, đứng ở vị trí thứ 84 và Timor Leste ở vị trí 136. Lào và Mianma chưa có tên trong bảng xếp hạng này. {Nguồn: The Global Competitiveness Report 2012–2013, World Economic Forum, 2012. (Bảng 1.2)

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh tỉnh hà giang giai đoạn 2006 2012 hiện trạng và giải pháp (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)