Các nhân tố kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh tỉnh hà giang giai đoạn 2006 2012 hiện trạng và giải pháp (Trang 51)

2.1.2.1. Dân cư và nguồn lao động ● Dân cƣ

Dân số của tỉnh Hà Giang là 763,5 người (2012). Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên trung bình toàn tỉnh giai đoạn 2009 - 2011 là 1,87%. Là tỉnh có nhiều dân tộc cư trú, sinh sống trong đó đông nhất là các dân tộc H’Mông chiếm trên 31,9%, Tày 23,2%, dao 15,14%, Kinh 13,37%.... Một số dân tộc khác có dân số ít như Bố Y, Phù Lá, Pu Péo, Mường, Sán Chay, Thái, Sán dìu... Dân số trong tuổi lao động chiếm 48,7% dân số toàn tỉnh (tính đến ngày 31/12/2011). (Bảng 2.3).

Bảng 2.3. Dân số, lao động làm việc trên địa bàn 2001 - 2012

TT Hạng mục Năm 2001 Năm 2005 Năm 2010 Năm 2012

I Dân số toàn tỉnh (ngƣời) 632 541 673 409 737.8 763,5 -Tỉ lệ gia tăng so với năm 1999

(%) (1999 = 605 900 người) 4,396 11,141 21,769 26.010

II Dân số đô thị (ngƣời) 94881 105186 105.2 114,9

- Tỉ lệ % so toàn tỉnh 15,1 16,5 14,25 15,03

III Lao động đang làm việc trong

các ngành kinh tế (ngƣời) 294511 308991 454,5 469,7

- Tỉ lệ % so toàn tỉnh 46,6 45,9 48,1 48,7

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hình 2.2. Quy mô và gia tăng dân số tỉnh Hà Giang giai đoạn 2001 – 2012

Bức tranh đa dạng trong cơ cấu tộc người thể hiện trong sự đa dạng bản sắc văn hoác các dân tộc, đặc biệt là văn hoá hai dân tộc tiêu biểu Mông – Dao, được coi là nguồn lực quan trọng cho phát triển du lịch sinh thái nhân văn cho tỉnh Hà Giang. (Phụ lục 5).

Lao động

Tính đến hết năm 2012, toàn tỉnh có 469 658 người đang làm việc trong các ngành kinh tế. Trong đó lao động trong nhóm ngành nông - lâm - thủy sản chiếm 83,1%; nhóm ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 7,4% m ngành dịch vụ chiếm 9,5% (Bảng 2.4).

Trong quá trình đào tạo ưu tiên phát triển mạnh một số ngành, lĩnh vực cụ thể được coi là thành phần kinh tế chủ đạo có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển chung như: Lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp; công nghiệp khai thác mỏ; sản xuất và phân phối điện; xây dựng; bán buôn sửa chữa và bán lẻ, sửa chữa xe có động cơ; dịch vụ ăn uống và lưu trú; các hoạt động quản lý nhà nước, giáo dục, y tế và hoạt động cứu trợ xã hội (Nguồn: Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2012 - 2015 của Hà Giang).

Hình 2.1. Quy mô và gia tăng dân số tỉnh Hà Giang giai đoạn 2001 - 2012 21,769 11,141 4,396 26,010 0 5 10 15 20 25 30 2001 2005 2010 2012 Năm %

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 2.4. Cơ cấu lao động theo ngành của tỉnh Hà Giang giai đoạn 2001 - 2012

Năm 2001 2005 2012

Tổng số (người) 294511 308991 469 658

Tổng số ( %) 100 100 100

Nông – Lâm – Thủy sản 87,35 85,11 83,1

Công nghiệp – Xây dựng 4,56 6,61 7,4

Dịch vụ 6,61 8,28 9,5

Nguồn: [15]

Tuy nhiên, mặc dù đã có nhiều cố gắng phát triển kinh tế cho đồng bào các dân tộc, Hà Giang vẫn là tỉnh có tỉ lệ hộ nghèo thấp nhất cả nước: 41,,8%/ 338,38% / 30,13% tương ứng các năm 2010/2011/2012.

● Cư trú: Quần cư đô thị, nông thôn

Hiện trạng các điểm dân cư nông thôn: Hà Giang là tỉnh miền núi cao phía

Bắc của Việt Nam dân cư chủ yếu là nông thôn, toàn tỉnh có 178 xã, hàng nghìn bản làng với tổng dân số nông thôn là 636.878 người (Niên giám thống kê năm 2011). Hệ thống dân cư nông thôn tỉnh Hà Giang phân bố không đồng đều trên địa bàn tỉnh, mật độ dân số dao động từ 59 người/km2 (huyện Bắc Mê) đến 149 người/km2 (huyện Đồng Văn). Hiện tại các điểm dân cư nông thôn tập trung chủ yếu ở trung tâm các xã. Một số trung tâm xã được quy hoạch xây dựng theo mô hình trung tâm cụm xã hiện không còn phù hợp và phải được quy hoạch lại theo mô hình xây dựng xã nông thôn mới.

Hà Giang là địa bàn phân bố dân cư vùng biên giới Việt – Trung, thường quen gọi là dân cư vùng biên. Đây là vùng dân cư đặc thù của các tỉnh biên giới. Toàn tỉnh Hà Giang có 34 xã vùng biên thuộc địa bàn của 7 huyện có chiều dài đường biên với Trung Quốc. Vùng có QL2 chạy tới và một số trục tỉnh lộ, huyện lộ liên kết các trung tâm của các huyện và một số xã trong vùng với nhau. Vùng có 8 cửa khẩu lớn nhỏ (lối mở) giao lưu với Trung Quốc vì vậy nó có một vị trí rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Dân cư nông thôn ngoài khu vực vùng biên có các loại hình Dân cư nông nghiệp ở theo các làng xã, hoạt động sản xuất lúa màu, phần lớn tập trung ở các huyện vùng thấp như: Bắc Quang, Quang Bình, Bắc Mê. Khu vực này mật độ dân cư nông thôn tập trung cao nhất trong toàn tỉnh. Các trung tâm xã phân bố tập trung trên các trục lộ chính như QL2, QL279, QL34.

Dân cư nông, lâm nghiệp thuộc các nông trường khai thác các loại cây công nghiệp, trồng và quản lí rừng mới được hình thành và phát triển. Các trung tâm nông lâm trường là những cụm trung tâm phục các cụm dân cư nông lâm nghiệp. Dân cư sống rải rác không tập trung chủ yếu canh tác lúa, ngô và trồng màu chủ yếu tại các huyện vùng cao như: Đồng Văn, Mèo Vạc, Quản Bạ, Yên Minh, Hoàng Su phì và Xín Mần.

Các điểm dân cư nông thôn tỉnh Hà Giang (đặc biệt là các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Quản Bạ, Yên Minh, Hoàng Su Phì và Xín Mần) đời sống còn thấp, điều kiện hạ tầng xã hội và kĩ thuật chưa phát triển. Việc xây dựng phát triển còn chậm và mang tính tự phát, chưa có sự quản lí. Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới Hà Giang cho cho biết, giai đoạn 2010 - 2015 tỉnh Hà Giang phấn đấu đến hết năm 2015 các xã trên địa toàn tỉnh có quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới, làm cơ sở cho đầu tư xây dựng nông thôn mới cơ sở hạ tầng khang trang, tiến bộ.

2.1.2.2. C

● Hệ thống giao thông

Đường nội huyện:

1.971,8 Km, đây là các tuyến đường đến trung tâm xã, các đường liên xã và đường ra các cửa khẩu;

phần -

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

39,8%. Về tình trạng đường tính theo tổng chiều dài có khoảng 16,1% là tốt, 34,5% là trung bình, còn lại 48,9% là đường xấu và rất xấu.

Đƣờng nội tỉnh: Tính đến tháng 8/2012, tỉnh Hà Giang có 5 tuyến đường

tỉnh với tổng chiều dài 264 km, các tuyến đường đều được nâng cấp và trải mặt thâm nhập nhựa. (Bảng 2.5)

Bảng 2.5. Hiện trạng các đƣờng tỉnh đến năm 2011

TT Tên đƣờng Số

hiệu

Điểm đầu -

điểm cuối Điểm cuối

Chiều dài (km) Chiều rộng (m) Cấp đƣờng Nền Mặt 1 Yên Minh- Mậu Duệ- Mèo Vạc ĐT176 Km100, QL4C TT H.Yên Minh Km166, QL4C TT H. Mèo Vạc 47 6,0 3,5 VI 2 Bắc Quang- Xín Mần ĐT177 Km 244 QL2, ngã tư TT Tân Quang, huyện Bắc Quang cầu sông Chảy (Ngàm Đăng Vài) 46 6,0 3,5 VI 3 Yên Bình - Cốc Pài ĐT178 Km23 QL279, H.Quang Bình TT Cốc Pài, H.Xín Mần 63 6,0 3,5 VI 4 Vĩnh Tuy- Yên Bình ĐT183 Km210 QL2, ngã ba TT Vĩnh Tuy, H. Bắc Quang Km24, QL279 H.Quang Bình 52 6,0 3,5 VI 5 Kim Ngọc - Hà Giang ĐT184 Phú Linh, TP.Hà Giang Kim Ngọc, Bắc Quang 56 6,0 3,5 VI Tổng cộng 264 Nguồn: [23]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

● Hệ thống điện

Tốc độ phát triển điện năng của Hà Giang tăng nhanh giai đoạn 2000 – 2010, đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 16 – 18%. Điện năng tiêu thụ bình quân đầu người đạt khoảng 100 kwh/người bằng 1/5 trung bình toàn quốc. Nguồn cung cấp điện của tỉnh bao gồm điện lưới quốc gia; các nguồn điêzel dự phòng. Thuỷ điện có tiềm năng phát triển và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hệ thống điện của tỉnh, đặc biệt tai những nơi chưa có thể kéo lưới điện đến được. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 23 trạm thuỷ điện vừa và nhỏ với công suất 100 – 1200 KW phát vào lưới 0,4 KV và lưới trung thế 10 KV, 22 KV và 35 KV. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, công suất các nhà máy thuỷ điện đạt công suất khoảng 70%. Các nhà máy thuỷ điện có công suất tương đối lớn đang được triển khai xây dựng: Nậm Mu 12 MW, Nậm Ngần 13,5 KW, Thái An 89 KW. Nguồn điện điezel có 4 máy với tổng công suất 630 kW chủ yếu làm nhiệm vụ dự phòng và bù về mùa kiệt.

Hệ thống lưới điện của tỉnh gồm các cấp điện áp 110 / 35 /22 / 10 KV. Nếu không tính lưới 110 KV, nhìn chung hệ thống lưới điện áp và các trạm biến thế tương đối tốt và vận hành ổn định. Hệ thống lưới điện cao thế 110 KV có độ tin cậy thấp vì là mạch đơn và đi qua khu vực có mật độ sét dông lớn, khả năng sự cố là rất lớn. Trong tương lai, để gia tăng độ tin cậy và ổn định của lưới 110 KV cần nghiên cứu giải pháp tạo liên kết mạch vòng. (Phụ lục 6)

● Cấp nƣớc sinh hoạt và thuỷ lợi

Hiện nay nguồn nước sinh hoạt của dân cư phổ biến là giếng khoan, giếng đào, bể chứa nước hộ gia đình và hệ tực chảy. Hiện nay tỉ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh khoảng 56% trong đó khu vực thành thị 90%, khu vực nông thôn 56%. Tỉnh đang đầu tư cung cấp nguồn nước sạch cho nhân dân bằng cách xây dựng các nhà máy xử lý nước quy mô lớn ở vùng thấp, khoan giếng và xây dựng các bể nước treo ở vùng cao nhằm đảm bảo cung cấp nguồn nước sạch

cho các điểm dân cư.

Với 954 công trình phai, đập, 20 hồ chứa nước các loại đảm bảo tưới nuwóc cho 26 403 ha, chiếm 73% trong số 35950 ha cần tưới nước, trong đó vụ đông xuân 9976 ha và 2280 ha diện tích hoa màu. Đối với vùng cao núi đá, việc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

xây dựng các bể nước treo hoặc tận dụng các hồ nhỏ trong núi để chứa nước nhằm đảm bảo cả nguồn nước sinh hoạt và nước sản xuất cho đồng bào các dân tộc vùng cao, vùng xa đặc biệt khó khăn là cần thiết và cấp bách.

● Hệ thống bƣu chính - viễn thông

Tính đến cuối năm 2009, Hà Giang có 184 điểm bưu chính phục vụ với bán kính 3,77 km, đảm bảo mạng chuyển phát thư và bưu phẩm ổn định. Các dịch vụ giá trị gia tăng phát triển, bao gồm chuyển phát nhanh (17%), tiết kiệm qua bưu điện 100%, chuyển tiền 100%.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh có nhiều doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ viễn thông như: Viễn thông Hà Giang, Viettel là cho thị trường viễn thông trở nên sôi động. Đặc biệt là thị trường điện thoại di động do Viettel, Vinaphone, Mobiphone phủ hầu như kín địa bàn, mang lại lợi ích kinh tế xã hội to lớn, trong đó Viettel và Vinaphone chiếm tới 85% thị phần.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh tỉnh hà giang giai đoạn 2006 2012 hiện trạng và giải pháp (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)