Giang theo các chỉ số PCI
Những năm qua, PCI là “tiếng nói” quan trọng của cộng đồng doanh nghiệp dân doanh về môi trường kinh doanh của các tỉnh, thành phố. Không chỉ là một bảng xếp hạng đơn thuần, PCI đang dần trở thành tấm gương tự soi mình và góp phần tạo động lực cải cách đối với lãnh đạo nhiều chính quyền địa phương; là thước đo về mức độ thực thi và hiệu quả của nhiều chính sách của Chính phủ; là kênh thông tin tin cậy và khách quan đối với những nhà đầu tư và các doanh nghiệp; và là nguồn thông tin hữu ích cho các chương trình hỗ trợ của các nhà tài trợ nước ngoài, các tổ chức Quốc tế.
Đối với Hà Giang, một tỉnh có nhiều lợi thế phát triển kinh tế thông qua giao thương tại các cửa khẩu quốc tế và kết nối với địa phương trong khu vực. Tất nhiên, giống với nhiều tỉnh miền núi và biên giới khác của cả nước, Hà Giang đang gặp phải những khó khăn như: Cơ sở hạ tầng còn kém phát triển, chất lượng nhân lực vẫn ở mức thấp. Các doanh nghiệp của tỉnh trong bước đầu phát triển cũng chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ... Trước thực trạng đó, những năm qua, chính quyền địa phương đã có nhiều nỗ lực trong thu hút đầu tư và cải
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
thiện môi trường kinh doanh. Qua đó, đã thể hiện rất rõ ở việc cải thiện điểm số cũng như tăng 8 bậc thứ hạng chỉ số NLCT cấp tỉnh năm 2011. [21].
Qua thực tế cho thấy, kinh nghiệm từ việc cải thiện chất lượng hạ tầng hay nguồn nhân lực dù rất cần thiết nhưng cần nhiều thời gian và phải đầu tư nhiều nguồn lực. Việc tỉnh tập trung cải thiện chất lượng điều hành, cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, thuận lợi cho các doanh nghiệp là định hướng đúng đắn. Đây chính là lợi thế hiện tại của địa phương, tỉnh Hà Giang chắc chắn sẽ là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt là các thế hệ nhà đầu tư có chất lượng cao.
Trong những năm gần đây, môi trường đầu tư kinh doanh đã được quan tâm nhiều hơn; công tác cải cách thủ tục hành chính đã vận dụng linh hoạt cơ chế một cửa liên thông; thời gian và thủ tục đăng ký kinh doanh được rút ngắn khá nhiều; công tác quản lý thuế và hải quan ngày càng bài bản. Tuy nhiên, doanh nghiệp và nhà đầu tư vẫn còn khá khó khăn trong việc tìm quỹ đất để đầu tư; đội ngũ nguồn nhân lực có tay nghề cao khá khan hiếm, chi phí nhân công thường cao hơn các địa phương khác và thường phải thu hút nhân lực từ nơi khác đến...
Nâng cao chỉ số PCI là mối quan tâm chung của tất cả các ngành, địa phương và cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân trong tỉnh. Và để doanh nghiệp ngày một đi lên cần phải có một số giải pháp cơ bản nâng cao chỉ số PCI gồm: Tiếp tục hoàn thiện môi trường kinh doanh, đơn giản hóa và rút ngắn hơn nữa thời gian giải quyết việc cấp giấy chứng nhận đầu tư, quyền sử dụng đất, giao đất... Qua đó, nhằm tạo cơ hội cho doanh nghiệp, nhà đầu tư sớm gia nhập thị trường, tranh thủ các cơ hội kinh doanh, triển khai DA đầu tư, góp phần tăng thu ngân sách và tạo việc làm cho người lao động.
UBND tỉnh Hà Giang thực hiện cơ chế đối thoại, tham vấn ý kiến của doanh nhân trong quá trình xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách, chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển ngành, phát triển KTXH của địa phương.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Ngoài ra, các ngành, các cấp trong tỉnh cần nhanh chóng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác lãnh đạo, quản lý, nhất là việc công khai quy trình giải quyết các thủ tục hành chính, các DA thu hút đầu tư theo các hình thức BT, BOT... Tiếp tục công bố những cơ chế, chính sách ưu đãi trên cổng thông tin điện tử của tỉnh, của các ngành, địa phương để nhà đầu tư tiếp cận thuận lợi. Đề nghị tỉnh cùng các ngành chức năng rà soát, bãi bỏ những văn bản, quy định còn chồng chéo, không còn phù hợp, gây phiền hà cho doanh nghiệp.[21].
● Gia nhập thị trường:
Chỉ số gia nhập thị trường của Hà Giang có nhiều tiến bộ đáng kể, các tiêu chí được đánh giá tốt hơn, theo hướng hiệu quả của việc cải cách thủ tục hành chính. Cụ thể: % DN gặp khó khăn để có đủ các loại giấy phép cần thiết giá trị của năm 2010 là 8,0 thì năm 2011 là 4,74; Thời gian chờ đợi để được cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất (Giá trị trung vị) giá trị năm 2010 là 2,0 thì năm 2011 là 1,02; % DN phải mất hơn một tháng để khởi sự kinh doanh giá trị của năm 2010 là 30,0 thì năm 2011 là 16,5.
● Tiếp cận đất đai:
Chỉ số này không ổn định, cụ thể trong 6 tiêu chí đánh giá của chỉ tiêu này chỉ có tiêu chí thứ 5 được đánh giá khá hơn so với năm 2010 đó là: Tỷ lệ diện tích đất trong tỉnh có giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất chính thức giá trị là 72,35 thì năm 2011 là 76,31. Điều này phản ánh đúng thực tế về sự khó khăn trong việc tiếp cận và sự ổn định trong việc sử dụng đất.
● Tính minh bạch và tiếp cận thông tin:
Chỉ số này thể hiện mặt mạnh trong PCI của tỉnh bởi phần đánh giá các tiêu chí trong chỉ số này theo hướng thuận lợi, nhất là tiêu chí đánh giá vài trò Hiệp hội doanh nghiệp trong việc phản biện các chính sách của tỉnh (Giá trị của năm 2010 là 24,53, 2011 là 45,71)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Có nhiều chuyển biến tích cực, nhất là 2 tiêu chí: Thủ tục giấy tờ giảm sau khi thực hiện cải cách hành chính công và tiêu chí cán bộ nhà nước làm việc hiệu quả hơn sau khi thực hiện cải cách hành chính công.
● Chi phí không chính thức:
Chỉ số này của PCI Hà Giang có biến động lớn trong việc đánh giá: Về cơ bản các chi phí không chính thức giảm, tuy nhiên có hai tiêu chí có biến động tăng lên đó là: Công việc được giải quyết sau khi đã trả chi phí không chính thức và Doanh nghiệp trả hoa hồng để có được các hợp đồng.
● Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh:
Trong ba tiêu chí đánh giá chỉ số năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh có hai tiêu chí được đánh giá cao đó là: Tính năng động và sáng suốt trong việc giải quyết những trở ngại đối với cộng đồng DN tư nhân; Tiêu chí cán bộ tỉnh nắm vững các chính sách, quy định hiện hành trong khung khổ pháp luật để giải quyết khó khăn, vướng mắc cho DN. Nếu so sánh với 14 tỉnh trong khu vực miền núi phía Bắc thì Hà Giang đứng thứ 2 chỉ sau Lào Cai (xét riêng về tiêu chí này)
● Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp:
Trong 7 tiêu chí của chỉ số Đào tạo lao động có 1 tiêu chí tăng là doanh nghiệp đã sử dụng tuyển dụng và giới thiệu việc làm, các tiêu chí còn lại đều giảm. Đây cũng là điểm yếu đối với tỉnh, trong thời gian tới Hà Giang cần quan tâm nhiều hơn đến chỉ số này.
● Thiết chế pháp lý:
Trong 6 chỉ tiêu đánh giá của chỉ số thiết chế pháp lý có 2 chỉ tiêu đáng chú ý đó là: Tỷ lệ DN tin tưởng và khả năng bảo vệ của pháp luật; Đối với chỉ tiêu hệ thống tư pháp cho phép các DN tố cáo hành vi tham nhũng giá trị của năm 2010 là 28,92 thì năm 2011 là 34,14. Qua đây thể hiện rõ tính minh bạch, hiệu quả của công tác cải cách hành chính công của tỉnh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Là một tỉnh miền núi với cơ sở hạ tầng tầng còn yếu kém, giao thông không thuận lợi; thu nhập bình quân đầu người còn thấp… Hà Giang đang được xếp vào dạng tỉnh nghèo. Tuy nhiên, thực tế Hà Giang lại có rất nhiều điểm mạnh và lợi thế, có thể tận dụng để huy động nguồn vốn bên ngoài lẫn bên trong cho phát triển.[21]
Những lợi thế có thể kể đến như tài nguyên sinh vật phong phú, đa dạng sinh học cao, giá trị của công viên địa chất toàn cầu, du lịch sinh thái Tây Côn Lĩnh, đa dạng văn hóa, khoáng sản và thủy năng, nông sản đặc trưng có giá trị cao… Vậy vì sao Hà Giang vẫn chưa thể bứt phá trong khi các tỉnh lân cận như Cao Bằng, Yên Bái, Lào Cai, và Tuyên Quang hay bên kia biên giới là Vân Nam và Quảng Tây đều phát triển mạnh các lợi thế tương tự.
Theo lý thuyết phát triển kinh tế, một tỉnh (hay một nước) nghèo thì người dân có thu nhập thấp, thu nhập thấp dẫn đến tiết kiệm thấp, tỉ lệ đầu tư thấp và do đó tăng trưởng của nền kinh tế thấp. Tăng trưởng thấp lại dẫn đến thu nhập người dân thấp. Như vậy, nếu không có một cú hích nào, nền kinh tế sẽ mãi rơi vào vòng luẩn quẩn này và để thoát khỏi vòng luẩn quẩn, một tỉnh cần một lượng vốn đủ lớn để thúc đẩy tăng trưởng. Lý thuyết tăng trưởng và các kinh nghiệm phát triển đã có đến nay cũng cho thấy chính sách của một tỉnh (hay một nước) đóng vai trò then chốt trong việc lôi kéo nguồn vốn từ bên ngoài cũng như thúc đẩy nguồn vốn bên trong cho công cuộc phát triển nền kinh tế.
Tại Hà Giang, tổng vốn đầu tư phát triển còn thấp, trong đó vốn đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng vốn đầu tư. Cần lưu ý rằng vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước không phản ứng trước những cơ hội hay hiệu quả của nền kinh tế và cũng không phản ứng mạnh trước những thay đổi trong cách điều hành của tỉnh mà mang tính chất phân bổ nhiều hơn. Do đó, việc tăng vốn từ các nguồn khác ngoài ngân sách nhà nước sẽ cần thiết cho việc thúc đẩy tăng trưởng của tỉnh. Nhưng nguồn vốn ngoài ngân sách lại phụ thuộc vào chính sách và cách thức điều hành kinh tế của chính quyền tỉnh Hà Giang: Nếu điều hành kinh tế tốt, hiệu quả và chất lượng, luồng vốn sẽ tăng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
nhưng nếu điều hành kinh tế chưa tốt thì sẽ không khuyến khích, lôi kéo luồng vốn ngoại tỉnh.
Những số liệu về tài nguyên khoáng sản, lợi thế về đa dạng sinh học, nông sản, thực phẩn đặc trưng cho thấy, tỉnh Hà Giang không chỉ toàn điểm yếu, mà còn có nhiều điểm mạnh và lợi thế, có thể tận dụng để huy động nguồn vốn bên ngoài lẫn bên trong cho phát triển. Tuy nhiên, các DA nhằm giải quyết những vấn đề xã hội của tỉnh vẫn sẽ cần vốn đầu tư và cần được khắc sâu đậm trong chiến lược phát triển KTXH của tỉnh trong 10 năm tới.
Chỉ số PCI của Hà Giang trong những năm qua còn chưa bền vững, cụ thể năm 2007 xếp thứ 34/63, 2008 xếp thứ 45/63, 2009 xếp thứ 34/63, 2010 xếp thứ 49/63, 2011 xếp thứ 41/63, năm 2012 xếp thứ 53/63, năm 2013 xếp thứ 48/63. Mặc dù tỉnh đã ban hành nhiều chính sách, song việc triển khai thực hiện các giải pháp chưa khả thi. Nhận ra những điều đó, tỉnh đã tập trung tháo gỡ khó khăn và đã ban hành chương trình hành động cụ thể để nâng cao chỉ số PCI. Chẳng hạn, trong lĩnh vực cải cách thủ tục hành chính, một trong ba khó khăn hàng đầu của các DN Hà Giang, UBND Hà Giang đã ban hành cơ chế “một cửa liên thông”, trong lĩnh vực ứng dụng CNTT, tỉnh đã nhận được sự giúp đỡ của Văn phòng Chính phủ, ký thoả thuận với Viettel để hoàn thiện kết cấu hạ tầng cũng như các phần mềm trong ứng dụng CNTT...
Nhận thức được ý nghĩa quan trọng của PCI trong phát triển kinh tế và thu hút đầu tư, UBND tỉnh đã đưa ra mục tiêu phấn đấu giai đoạn 2012 – 2015, phấn đấu nâng vị trí xếp hạng của tỉnh lên hạng khá, cụ thể xếp ở vị trí từ 25 - 28 so với 63 tỉnh / thành phố. Số điểm bình quân đạt được khoảng 58 - 60 điểm.
Hà Giang có địa lý xa xôi với các cảng biển, với thủ đô... nhưng lại có KTCK, có điều kiện tài nguyên thiên nhiên. Tỉnh Hà Giang sẽ từng bước dựa vào khó khăn, thuận lợi đó để phát triển, biến những khó khăn thành lợi thế để phát triển. Ví dụ, đã xác định trục tam giác lợi thế để phát triển kinh tế bền vững của Hà Giang:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Thứ hai, tập trung phát triển KTCK, từ thành phố tới cửa khẩu Thanh Thuỷ chỉ có 22 km. Ngoài ra trên địa bàn có 9 cập cửa khẩu, kết nối với thị trường Châu Vân Sơn và Vân Nam (Trung Quốc).
Thứ ba, trên cơ sở tài nguyên thiên nhiên, Hà Giang sẽ đẩy mạnh công nghiệp chế biến sâu để phát triển kinh tế.
Nếu nhìn được những điểm yếu, điểm mạnh đó của mình, chắc chắn các tỉnh miền núi sẽ nâng được thứ hạng của mình. Thời gian tới, PCI sẽ là một công cụ tham khảo hữu ích, khách quan để nhanh chóng tiến hành rà soát, khắc phục các khâu còn hạn chế nhằm nâng cao hơn nữa sức thu hút của môi trường đầu tư, kinh doanh. VCCI cam kết sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với UBND tỉnh Hà Giang trong quá trình phát triển kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh và cải cách thủ tục hành chính...