Xây dựng hệ thống đô thị và các khu công nghiệp gắn với tổ chức lãnh

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh tỉnh hà giang giai đoạn 2006 2012 hiện trạng và giải pháp (Trang 98)

chức lãnh thổ 3 tiểu vùng kinh tế

Với sự phát triển KTXH và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng CNH - HĐH, theo đó quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ. Tỉ lệ đô thị sẽ tăng từ 13,6% năm 2020 lên 16,8% năm 2015 và đạt khoảng 20% vào năm 2020 với tốc độ tăng trưởng dân số thành thị bình quân 5 – 6,5% / năm thời kỳ đến năm 2020.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Căn cứ quyết định số 10/1998/QĐ-TTg ngày 23/01/2008 củaThủ tướng Chính phủ v/v Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020 và Quyết định số 883/QĐ-UBND ngày 06/4/2007 của UBND Hà Giang phê duyệt quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn tỉnh Hà Giang đến năm 2020.

Định hướng phát triển đô thị:

- Đối với Thành phố Hà Giang: Phát huy vai trò là trung tâm hành chính, kinh tế văn hoá, phát triển mạnh cơ sở hạ tầng, dịch vụ và công nghiệp, đi đầu trong phát triển ngành, lĩnh vực có hàm lượng công nghệ cao. Năm 2010 thành thị đô thị loại III với quy mô dân số khoảng 50.000 dân, quy mô đất xây dựng đô thị khoảng 600 ha. Sau năm 2010 tiếp tục đầu tư, nâng cấp đề hình thành các khu chức năng như trung tâm dô thị, khu thương mại, dịch vụ; khu du lịch sinh thái, khu công nghiệp; khu công nghệ cao; điểm vui chơi giải trí, công viên, cây xanh... đưa quy mô dân số đô thị lên khoảng 80.000 người, quy mô đất đô thị lên khoảng 980 ha.

- Giai đoạn 2010 – 2015: Nâng cấp thị trấn Việt Quang thành thị xã với

quy mô dân số đạt 15 ô dân, lên 30 000 người năm 2020; quy mô đất xây dựng đô thị năm 2010 khoảng 230 ha, đến năm 2020 tăng lên 230 ha; nâng cấp thị trấn Vị Xuyên thành thị xã với quy mô dân số năm 2010 khoảng 10 000 dân, năm 2020 lên khoảng 17 000 người; quy mô đất đô thị tăng tương ứng từ 2000 ha năm 2010 lên 200 ha năm 2020.

- Đến năm 2010 tất cả trung tâm huyện lỵ thành thị trấn.

- Đầu tư hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng ở các thị trấn trung tâm huyện lỵ; ưu tiên phát triển các thị trấn Vĩnh Tuy, Phó bảng; hình thành một sô thị trấn mới ở nhũng nơi có điều kiện như khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thuỷ, KCN BÌnh Vàng, khu sân bay Tân Quang, các thị trấn cửa khẩu. (Bảng 3.1).

- Phát triển các thị tứ, trung tâm cụm xã với quy mô dân số ít nhất 700 – 800 người/thị tứ. (Bảng 3.1).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tôn trọng các đô thị đã được hình thành, nâng cấp chỉnh trang, bổ sung các đô thị (thị trấn mới hình thành trong giai đoạn đến 2020). Đảm bảo các đô thị đã hình thành kết hợp với các đô thị phát triển mới thành một hệ thống đô thị, điểm dân cư nông thôn trên địa bàn tỉnh Hà Giang (tuyến hành lang biên giới Việt - Trung) được bố trí theo dạng liên kết - hỗ trợ, phân bố đều theo khoảng cách giữa các lưới đường giao thông cấp huyện, cấp tỉnh và cấp quốc gia; các đô thị dịch vụ - thương mại cửa khẩu là đô thị động lực hoặc đô thị hạt nhân gắn kết, hỗ trợ và thúc đẩy phát triển các đô thị khác, nhất là các trung tâm xã (điểm dân cư nông thôn trong vùng).

Bảng 3.1. Các đô thị hiện có và định hƣớng tại Quyết định số 1151/QĐ-TTg, ngày 30/8/2007 của Thủ tƣớng Chính phủ Về việc phê duyệt

Quy hoạch xây dựng vùng biên giới Việt - Trung đến năm 2020

TT Danh mục Dân số đô thị 2020 (người) Phân cấp, phân loại đô thị Tính chất, chức năng đô thị

Tổng dân số đô thị toàn tỉnh 250.000 Vùng động lực (vùng thấp) 185.000

1 Thành phố Hà Giang 65.000 III Trung tâm hành chính tỉnh

2 Huyện Bắc Mê 10.000

Thị trấn Yên Phú 10.000 V Trung tâm hành chính huyện, dịch vụ du lịch

3 Huyện Vị Xuyên 40.000

Thị trấn Vị Xuyên 25.000 V Trung tâm hành chính huyện Thị trấn Việt Lâm 10.000 V Thị trấn thuộc huyện, dịch vụ,

du lịch

Thị trấn Thanh Thủy 5.000 V Thị trấn thuộc huyện

4 Huyện Bắc Quang 55.000

Thị trấn Việt Quang (định hướng thành thị xã theo chủ trương của tỉnh Hà Giang)

30.000 IV Thị trấn thuộc huyện, trung tâm hành chính huyện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ TT Danh mục Dân số đô thị 2020 (người) Phân cấp, phân loại đô thị Tính chất, chức năng đô thị Thị trấn Vĩnh Tuy 5.000 V Thị trấn thuộc huyện Thị trấn Hùng An 5.000 V Thị trấn thuộc huyện Thị trấn Tân Quang 15.000 V Thị trấn thuộc huyện

5 Huyện Quang Bình 15.000

Thị trấn Yên Bình 15.000 V Trung tâm hành chính huyện

Vùng kinh tế nông nghiệp là chủ đạo 46.000 6 Huyện Mèo Vạc 12.000

Thị trấn Mèo Vạc 10.000 V Trung tâm huyện lỵ Thị trấn Xín Cái 2.000 V Thị trấn thuộc huyện

7 Huyện Đồng Văn 12.000

Thị trấn Phó Bảng 2.000 V Thị trấn thuộc huyện Thị trấn Đồng Văn 10.000 V Trung tâm huyện lỵ

8 Huyện Yên Minh 12.000

Thị trấn Yên Minh 10.000 V Trung tâm huyện lỵ Thị trấn Bạch Đích 2.000 V Thị trấn thuộc huyện

9 Huyện Quản Bạ 10.000

Thị trấn Tam Sơn 10.000 V Trung tâm huyện lỵ

Vùng kinh tế lâm nghiệp là chủ đạo 19.000 10 Huyện Hoàng Su Phì 10.000

Thị trấn Vinh Quang 10.000 V Trung tâm huyện lỵ

11 Huyện Xín Mần 9.000

Thị trấn Cốc Pài 7.000 V Trung tâm huyện lỵ Thị trấn Xín Mần 2.000 V Thị trấn thuộc huyện

Nguồn: [23]

Mở rộng, nâng cấp và hoàn chỉnh hệ thống các thị trấn, trung tâm các xã để tạo hạt nhân hoặc liên kết hỗ trợ phát triển các khu dân cư nông thôn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Định hướng phát triển không gian vùng của tỉnh Hà Giang gồm 03 vùng chủ đạo gồm: Vùng kinh tế nông nghiệp là chủ đạo - vùng cao núi đá: Gồm các huyện: Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh, Quản Bạ, có diện tích 232.605ha, kết hợp phát triển du lịch theo quy hoạch công viên địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn. Vùng kinh tế lâm nghiệp là chủ đạo (Vùng cao núi đất): Gồm 2 huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần và một số xã thuộc huyện Vị Xuyên, Bắc Quang. Vùng động lực (Vùng thấp): Bao gồm Thành phố Hà Giang và các huyện Quang Bình, Bắc Quang, Vị Xuyên và Bắc Mê, có diện tích 437.238ha.

Khu công nghiệp Bình Vàng nằm trong hệ thống các khu công nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tại Quyết định số 1107/QĐ- TTg ngày 21/8/2006 về phê duyệt quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, có quy mô: 254,765 ha, trong đó: Giai đoạn 1: 138,86 ha. Trên cơ sở chủ trương phát triển ngành công nghiệp của tỉnh, trong giai đoạn đến 2020 ưu tiên chú trọng các ngành nghề: Công nghiệp xử lý chế biến nông lâm sản, Công nghiệp vật liệu xây dựng, Chế biến khoáng sản và luyện kim, chế biến gỗ ván ép...

Các trục hành lang đô thị hóa: Hai trục không gian chính là trục Bắc- Nam và trục Đông - Tây.

Trục không gian đô thị Bắc - Nam nằm dọc theo quốc lộ 2 bao gồm các đô thị như: Thị trấn Vĩnh Tuy, Hùng An, Việt Quang, Tân Quang của huyện Bắc Quang; Thị trấn Việt Lâm, Vị Xuyên, Thanh Thủy của huyện Vị Xuyên và thành phố Hà Giang.

Trục không gian đô thị Đông - Tây dọc theo quốc lộ 4C thuộc vùng cao núi đá của tỉnh gồm các đô thị: Thị trấn Tam Sơn huyện Quản Bạ; Thị trấn Yên Minh, Bạch Đích (liên kết) huyện Yên Minh; Thị trấn Phó Bảng, Đồng Văn huyện Đồng Văn; Thị trấn Mèo Vạc, Xín Cái (liên kết) huyện Mèo Vạc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Liên kết - hỗ trợ với 02 trục không gian chính là các thị trấn Yên Bình huyện Quang bình; Thị trấn Vinh Quang huyện Hoàng Su Phì; Thị trấn Cốc Pài, Xín Mần huyện Xín Mần và thị trấn Yên Phú huyện Bắc Mê.

Các cực phát triển: Các trục có tốc độ phát triển là các đô thị chủ yếu dọc theo quốc lộ 2; Các trục có tốc độ phát triển chậm hơn là dọc theo quốc lộ 4C và các đô thị liên kết - hỗ trợ.. Trong Tổ chức lãnh thổ du lịch Hà Giang có 4 hình thức chính là điểm du lịch, khu du lịch, đô thị du lịch và tuyến du lịch. Trong thực tế phát triển, các hình thức này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, tạo nên sự phát triển nhanh chóng và nâng cao vị thế của du lịch địa phương trong du lịch của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ cũng như của quốc gia.

Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn là Công viên Địa chất thứ 2 ở khu vực Đông Nam Á và cũng là Công viên Địa chất đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận. Có thể nói Cao nguyên đá Đồng Văn có tiềm năng lớn trong phát triển các loại hình du lịch, đặc biệt là các tour du lịch sinh thái, du lịch địa chất… Số lượng du khách tăng lên mỗi năm chính là câu trả lời cho sức hút của du lịch Cao nguyên đá. Từ khi gia nhập Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu (2010) đến nay, lượng du khách đến với Cao nguyên đá đã tăng từ 302.000 du khách năm 2011 lên gần 400.000 du khách năm 2012 và dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm 2013 (Tính riêng ba tháng đầu năm 2013, lượng du khách đã vượt 140.000 người).

Cao nguyên đá Đồng Văn có một sức hút lạ kỳ đối với du khách không chỉ bởi hệ thống di sản độc đáo của thiên nhiên như Núi đôi Quản Bạ, tháp kim Pải Lùng, thung lũng Thủy Mặc, rừng đá Khâu Vai, những thửa ruộng bậc thang, những kiến trúc lịch sử văn hóa lâu đời như cột cờ Lũng Cú, phố cổ Đồng Văn, di tích Nhà Vương, Chợ Tình Khâu Vai đầy hoài niệm, là chợ phiên rộn rã đầy màu sắc trên phố cổ Đồng Văn.

Tỉnh Hà Giang đang tiến hành việc xây dựng Quy hoạch tổng thế phát triển du lịch tỉnh Hà Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và Quy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hoạch phát triển du lịch của khu du lịch quốc gia du lịch vùng trọng điểm Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn. Hiện nay, tỉnh Hà Giang đang xây dựng sản phẩm du lịch trải nghiệm canh tác ngô trên nương đá, trên sườn núi dốc tại 4 làng văn hoá du lịch (Thôn Nặm Đăm, xã Quản Bạ, huyện Quản Bạ; Thôn Bục Bản, thị trấn Yên Minh, huyện Yên Minh; Thôn Lũng Cẩm Trên, xã Sủng Là, huyện Đồng Văn; Thôn Tả Lủng B, xã Tả Lủng, huyện Mèo Vạc.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh tỉnh hà giang giai đoạn 2006 2012 hiện trạng và giải pháp (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)