Kiến nghị một số giải pháp nâng cao NLCT của tỉnh Hà Giang

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh tỉnh hà giang giai đoạn 2006 2012 hiện trạng và giải pháp (Trang 89)

Những năm qua, Hà Giang đã có nhiều giải pháp tích cực trong điều kiện của địa phương, nhằm tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư. Đảng bộ, chính quyền và các ngành, các cấp đã thể hiện sự năng động trong công tác lãnh đạo, điều hành. Từ đó, Hà Giang được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam xếp vào tốp khá trong bảng xếp hạng chỉ số PCI của cả nước. Tuy nhiên, do những khó khăn đặc thù cũng tạo ra những hạn chế nhất định trong việc tạo dựng NLCT hấp dẫn đối với doanh nghiệp. Theo đánh giá năm 2010, PCI của Hà Giang giảm 15 bậc so với năm 2009, xếp vị trí thứ 49/63 tỉnh, thành. Điều này cho thấy, tỉnh vẫn còn hạn chế trong lĩnh vực thu hút đầu tư, trong đó có các vấn đề như chất lượng lao động, thiết chế pháp lí, chi phí thời gian để thực hiện các thủ tục… Qua đó, việc nâng cao chỉ số PCI đang được tỉnh rất quan tâm.

Nhằm góp phần thực hiện những bước đổi mới, đột phá mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV đề ra, tỉnh đã tổ chức một Hội thảo về nâng cao chỉ số PCI của Hà Giang với sự tham gia của nhiều chuyên gia đến từ Phòng Công nghiệp, thương mại Việt Nam. Qua đó, Hà Giang đã tiếp nhận được nhiều kinh nghiệm trong cải thiện môi trường kinh doanh cũng như nhìn nhận thực tế ý kiến của doanh nghiệp về môi trường đầu tư hiện nay. Để từ đó, từng bước giúp cho tỉnh và các ngành, các cấp nhận thức được việc phải cải thiện, nâng cao các nội dung chỉ số PCI như: Chi phí gia nhập thị trường; tiếp cận đất đai; tính minh bạch; chi phí thời gian; chi phí không chính thức; tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh; dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp; đào tạo lao động và thiết chế pháp lý. Từ đó, không chỉ tạo ra môi trường kinh doanh, đầu tư thuận lợi đối với các doanh nghiệp mà còn tạo ra những tiến bộ tích cực đối với địa phương và người dân trong mục tiêu hướng tới là sớm đưa tỉnh ta thoát khỏi tình trạng nghèo và kém phát triển.

Để nâng cao chỉ số PCI của tỉnh, theo tác giả cần phải tiếp tục hoàn thiện môi trường kinh doanh, đơn giản hóa và rút ngắn hơn nữa thời gian giải quyết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

cấp giấy chứng nhận đầu tư, giấy chuyển quyền sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất; thông tin minh bạch cho doanh nghiệp về quy hoạch, kế hoạch phát triển các khu, cụm công nghiệp, quy hoạch phát triển KTXH của tỉnh; đẩy mạnh sự tham gia tích cực của doanh nghiệp vào quá trình xây dựng chính sách, tham vấn ý kiến của các doanh nghiệp đối với những vấn đề liên quan đến sự phát triển của doanh nghiệp. Chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo nghề, gắn kết giữa cung và cầu. Cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng các khu, cụm công nghiệp, nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng thiết yếu…

Để cải thiện chỉ số PCI đòi hỏi phải có sự vào cuộc của không chỉ các sở, ban, ngành, địa phương, các tổ chức chính trị – xã hội mà còn đòi hỏi bản thân các doanh nghiệp cũng phải vào cuộc. Nhiều nội dung cần phải cố gắng trong thời gian tới đó là: Tham mưu xây dựng để ban hành một chương trình hành động nhằm cải thiện chỉ số PCI giai đoạn 2011–2015. Cùng với đó, các cơ quan, đơn vị, địa phương cần rà soát, đối chiếu mức độ đạt được trong việc nâng cao chỉ số PCI để qua đó xây dựng các giải pháp cải thiện.

Rà soát, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách thu hút, ưu đãi đầu tư. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lí Nhà nước; tiếp tục nâng cấp Cổng thông tin điện tử của tỉnh, nâng cao hiệu quả hoạt động Website của các sở, ban, ngành để cung cấp thông tin cho doanh nghiệp. Hàng năm tiến hành đối thoại giữa lãnh đạo chính quyền các cấp với các doanh nghiệp. Về phía các doanh nghiệp cũng cần phải chủ động nâng cao trình độ lao động, cải tiến khoa học công nghệ, phương thức sản xuất để phù hợp với tình hình mới.

Có thể nói, từ kinh nghiệm của các địa phương trong cả nước, cụ thể là một tỉnh sát với Hà Giang, có chỉ số PCI khá cao là Lào Cai cũng như những ý kiến từ phía các doanh nghiệp đã và đang là bài học tốt cho Hà Giang học tập. Mặc dù thời gian qua, Hà Giang đã có những kết quả tích cực trong cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong việc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

minh bạch và đơn giản hóa các thủ tục giấy tờ. Song, vẫn còn nhiều việc đòi hỏi các cấp chính quyền, các địa phương cần nỗ lực hơn nữa trong việc thực hiện tốt cải cách hành chính, đổi mới tác phong, lề lối làm việc…

Cùng với các địa phương trên cả nước, tỉnh Hà Giang đã nỗ lực thực hiện chương trình mục tiêu xóa đói giảm nghèo, đẩy mạnh cải cách hành chính, tập trung phát triển kinh tế, tạo động lực để thúc đẩy sự phát triển, thu hút đầu tư trên địa bàn. Năm 2013 tỉnh đã tiến hành rà soát và tổng hợp bộ thủ tục hành chính đưa vào thực hiện tại các trung tâm hành chính công cấp tỉnh, cấp huyện theo hướng phân cấp mạnh về cơ sở và rút ngắn thời gian giải quyết thực hiện; đẩy nhanh tiến độ xây dựng chính quyền điện tử để giảm bớt các thủ tục hành chính, chi phí thời gian, minh bạch hóa các văn bản, tài liệu của tỉnh. Qua đó, triển khai từng bước thông qua công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức từ các ngành, các cấp của tỉnh tập trung thức hiện thực hóa của cán bộ công chức.

Tiếp tục triển khai mạnh mẽ, sâu rộng công tác cải cách hành chính từ tư duy nhận thức đến hành động, triển khai hiệu quả cơ chế một cửa nhằm giúp nhà đầu tư giảm bớt thời gian trong giải quyết thủ tục đầu tư, nâng cao chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ công chức. Cùng với đó, tỉnh cũng triển khai rà soát, điểu chỉnh bổ sung, công khai kịp thời các cơ chế chính sách, ưu đãi về thuế, mặt bằng khu công nghiệp, các quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch sử dụng đất nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp, nhà đầu tư tiếp cận thông tin và lựa chọn đầu tư trên địa bàn. Gặp gỡ, trao đổi và nghe những phản ánh từ những đơn vị kinh doanh để giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp để điều chỉnh hoàn thiện cơ chế chính sách của tỉnh. Chú trọng nâng cao công tác tham mưu của các cơ quan chuyên môn, tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc để khắc phục những hạn chế trong môi trường đầu tư, sản xuất kinh doanh. Nhà đầu tư đến tìm hiểu và giải quyết các thủ tục đầu tư sẽ được giải quyết nhanh gọn theo cơ chế một cửa. Tỉnh cũng tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền về môi trường đầu tư kinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

doanh, các chính sách hỗ trợ đầu tư, tập trung cải tạo hệ thống cơ sở hạ tầng nhằm kêu gọi, khuyến khích các nhà đầu tư, đầu tư hạ tầng khu kinh tế và các khu công nghiệp trên địa bàn theo hình thức BOT, BT.

Nhận thức được ý nghĩa quan trọng của PCI trong phát triển kinh tế và thu hút đầu tư, tỉnh Hà Giang đã đưa ra mục tiêu phấn đấu giai đoạn 2012 – 2015, phấn đấu nâng vị trí xếp hạng của tỉnh lên hạng khá, cụ thể ở vị trí từ 25-28 so với 63 tỉnh / thành phố. Số điểm bình quân đạt được khoảng 58 - 60 điểm. Để tạo môi trường đầu tư hấp dẫn và thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư trong giai đoạn tới, thực hiện công khai thủ tục hành chính trên tất cả các lĩnh vực. Tại trung tâm giao dịch một cửa, quy định thời gian hoàn thành các công việc liên quan trực tiếp rút ngắn 1/3 thời gian theo quy định hiện hành.

Điều đáng quan tâm là hiện nay các cấp chính quyền và Sở, ngành đã chủ động tổ chức gặp gỡ, đối thoại, lắng nghe ý kiến và bàn bạc, tìm giải pháp giải quyết khó khăn vướng mắc đối với các doanh nghiệp trong quá trình đầu tư, sản xuất. Việc làm này đã trở thành thông lệ, được tổ chức hàng năm, nhiều chính sách khuyến khích hỗ trợ cho các doanh nghiệp đã được thực thi một cách nghiêm túc và hiệu quả.

Thế mạnh phát triển kinh tế, xã hội của Hà Giang trong giai đoạn hiện nay được xác định là du lịch, kinh tế cửa khẩu và công nghiệp. Do vậy ưu tiên kêu gọi thu hút đầu tư cũng phải nhằm mục đích khai thác có hiệu quả các thế mạnh, tiềm năng của tỉnh. Đặc biệt năm 2010, Hà Giang được UNESCO công nhận Cao nguyên đá Đồng Văn là Công viên địa chất toàn cầu, vấn đề đặt ra đối với tỉnh là phải từng bước cải thiện, nâng cấp xây dựng cơ sở hạ tầng và nâng cao chất lượng hoạt động du lịch, dịch vụ. Theo đó, tỉnh cũng khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực thế mạnh như: du lịch, công nghiệp chế biến nông, lâm sản, chế biến khoáng sản, nhất là các DA có quy mô lớn, sản xuất chế biến sâu, tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Đồng thời với việc thực hiện những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về thu hút, ưu đãi đầu tư, nhằm tạo môi trường thông thoáng và thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư, tỉnh Hà Giang sẽ áp dụng và ban hành một số cơ chế, chính sách kêu gọi thu hút đầu tư cho phát triển kinh tế, xã hội phù hợp với đặc thù điều kiện cụ thể của địa phương.

Nội dung chủ đạo của chính sách kêu gọi đầu tư của tỉnh là tạo điều kiện về đất đai và ưu đãi về thuế. Chẳng hạn sẽ áp dụng giá thuê đất với mức giá thấp nhất trong khung giá của tỉnh ban hành. Các nhà đầu tư khi tham gia đầu tư vào Hà Giang cũng sẽ được hưởng chính sách ưu đãi về thuế như miễn giảm tiền thuế sử dụng đất, miễn giảm hoặc được áp dụng và hưởng ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.

Đồng thời tỉnh cũng áp dụng các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư về thị trường, về vốn, về cơ sở hạ tầng như: Doanh nghiệp được phép trực tiếp xuất khẩu sản phẩm, được tạo điều kiện về vốn vay. Đối với các DA đầu tư riêng lẻ, ngân sách tỉnh hỗ trợ tối đa 50% kinh phí đến bù giải phóng mặt bằng và hỗ trợ tối đa 30% kinh phí đến bù giải phóng mặt bằng để làm đường giao thông, đường điện từ trục chính đến hàng rào nhà máy. Tỉnh cũng quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng, đào tạo phát triển nguồn nhân lực nhằm tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư.

Tỉnh Hà Giang đã đặt ra mục tiêu trên, nhiệm vụ và giải pháp quan trọng là tạo lập được sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp, tạo lập môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn thông qua việc cải thiện thành phần của PCI như: Tính tiên phong của lãnh đạo tỉnh; tính minh bạch và trách nhiệm; đào tạo nguồn nhân lực…

Với việc thành lập Trung tâm Tư vấn và xúc tiến đầu tư tỉnh Hà Giang sẽ là đơn vị đầu mối để hướng dẫn và giải quyết thủ tục hành chính nhanh, gọn và hiệu quả. Hà Giang còn đặc biệt ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, xây dựng các khu, cụm công nghiệp để tạo điều kiện thuận lợi cho

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

các doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Các cấp ngành phải thường xuyên lắng nghe ý kiến, kiến nghị của doanh nghiệp để kịp thời giải quyết khó khăn vướng mắc trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trong những năm gần đây, môi trường đầu tư kinh doanh đã được quan tâm nhiều hơn; công tác cải cách thủ tục hành chính đã vận dụng linh hoạt cơ chế một cửa liên thông; thời gian và thủ tục đăng ký kinh doanh được rút ngắn khá nhiều; công tác quản lý thuế và hải quan ngày càng bài bản. Đặc biệt sự năng động, sáng tạo và tính tiên phong dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm của các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã, đang là động lực to lớn giúp doanh nghiệp từng bước nâng cao chỉ số NLCT.

Nâng cao chỉ số NLCT cấp tỉnh là mối quan tâm chung của tất cả các ngành, địa phương và cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân trong tỉnh. Và để doanh nghiệp ngày một đi lên cần phải có một số giải pháp cơ bản nâng cao chỉ số NLCT gồm: Tiếp tục hoàn thiện môi trường kinh doanh, đơn giản hóa và rút ngắn hơn nữa thời gian giải quyết việc cấp giấy chứng nhận đầu tư, quyền sử dụng đất, giao đất... Qua đó, nhằm tạo cơ hội cho doanh nghiệp, nhà đầu tư sớm gia nhập thị trường, tranh thủ các cơ hội kinh doanh, triển khai DA đầu tư, góp phần tăng thu ngân sách và tạo việc làm cho người lao động. Cùng với đó, cần tiếp tục có cơ chế đối thoại, tham vấn ý kiến của doanh nhân trong quá trình xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách, chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển ngành, phát triển KTXH của địa phương.

Ngoài ra, các ngành, các cấp trong tỉnh cần nhanh chóng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác lãnh đạo, quản lý, nhất là việc công khai quy trình giải quyết các thủ tục hành chính, các DA thu hút đầu tư theo các hình thức BT, BOT... Tiếp tục công bố những cơ chế, chính sách ưu đãi trên cổng thông tin điện tử của tỉnh, của các ngành, địa phương để nhà đầu tư tiếp cận thuận lợi. Đề nghị tỉnh cùng các ngành chức năng rà soát, bãi bỏ những văn bản, quy định còn chồng chéo, không còn phù hợp, gây phiền hà cho doanh nghiệp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Việc tổ chức kiểm tra, thanh tra cần đổi mới theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, tránh tình trạng thanh, kiểm tra nhiều lần làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Nên đặc biệt quan tâm đến công tác đào tạo nguồn nhân lực, nhằm đáp ứng nhu cầu của sự phát triển, nhất là công nhân kỹ thuật có tay nghề cao, một số ngành nghề thuộc lĩnh vực khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin... Đồng thời, thực hiện đào tạo, dạy nghề theo hướng hiệu quả gắn kết giữa cung và cầu, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. "Chi phí gia nhập thị trường” là một trong 9 chỉ số đánh giá NLCT (PCI). Chỉ số này được thể hiện trên các phương diện: Thời gian doanh nghiệp để chờ đăng ký kinh doanh và cấp đất; thời gian chờ nhận các loại giấy phép cần thiết để tiến hành hoạt động kinh doanh; số giấy phép, giấy đăng ký và quyết định chấp thuận cần thiết để chính thức hoạt động; mức độ khó khăn theo đánh giá của doanh nghiệp để có được các giấy đăng ký, giấy phép và quyết định chấp thuận. Theo số liệu của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, “Chi phí gia nhập thị trường” của tỉnh đang xếp thứ 29/63 tỉnh, thành phố. Tỉnh ta đặt mục tiêu trong giai đoạn 2012 – 2015 phấn đấu nâng vị trí xếp hạng PCI của tỉnh nằm trong tốp 30/63 tỉnh, thành phố cũng như tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư thì việc nâng cao chỉ số “chi phí gia nhập thị trường” là yêu cầu cần thiết.

Nhằm nâng cao chỉ số “Chi phí gia nhập thị trường”. Tỉnh cần tập trung thực

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh tỉnh hà giang giai đoạn 2006 2012 hiện trạng và giải pháp (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)