Kiểm định mô hình lý thuyết và các giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đo lường giá trị thương hiệu dựa vào khách hàng Nghiên cứu tại thị trường máy tính xách tay TPHCM (Trang 46)

Phương pháp phân tích nhân tố khẳng định (CFA) được sử dụng để kiểm định mô hình đề xuất nghiên cứu. Mức độ phù hợp của mô hình đối với dữ liệu thị trường được tính toán dựa trên các chỉ số ở Bảng 3.6.

Sau khi xác định mức độ phù hợp của mô hình, sử dụng mô hình hồi qui tuyến tính (SEM), bốn giả thuyết đầu (H1 đến H4) được kiểm tra hồi qui để khám phá ra có hay không có sự tác động có ý nghĩa giữa những biến độc lập (Nhận biết thương hiệu, Liên tưởng thương hiệu, Chất lượng cảm nhận và Lòng trung thành thương hiệu) với biến phụ thuộc (Giá trị thương hiệu). Mức độ ý nghĩa được chỉ ra ở ba mức: p-value<0,05, p-value<0,01 và p-value<0,001.

Bảng 3.6 Những chỉ số mức độ phù hợp của mô hình giả thuyết nghiên cứu

Chỉ số Giá trị khuyến cáo

Chi-square/df <0,30

Goodness of Fit Index (GFI) >0,90

Comparative Fit Index (CFI) >0,90

Tucker-Lewis index (TLI) >0,90

Root Mean Square Error of Approximation (RMSEA) <0,08

(Duy, 2009) Để kiểm tra mối quan hệ giữa các biến độc lập, kiểm tra tương quan được thực hiện để kiểm tra giả thuyết H5 đến giả thuyết H10, chỉ ra độ mạnh và tính trực tiếp của mối liên hệ giữa hai biến độc lập bất kỳ. Hệ số tương quan giữa hai biến bất kỳ như sau: Nếu hai biến tương quan thuận, hệ số (+); nếu hai biến tương quan nghịch, hệ số (-); hệ số tương quan của hai biến bất kỳ dao động từ -1,0 đến +1,0. Nếu hai biến độc lập với nhau hệ số tương quan là 0. Cụ thể ở Bảng 3.7:

Bảng 3.7 Mức độ tương quan

Mức độ tương quan Tương quan nghịch Tương quan thuận

Thấp -0,3 tới -0,1 0,1 tới 0,3

Trung bình -0,7 tới -0,3 0,3 tới 0,7

Cao -0,1 tới -0,7 0,7tới 1,0

Cohen (1988)

Một phần của tài liệu Đo lường giá trị thương hiệu dựa vào khách hàng Nghiên cứu tại thị trường máy tính xách tay TPHCM (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)