Cơ hội và thách thức đối với hoạt động nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất

Một phần của tài liệu Hoàn thiện thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu tại cục hải quan tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (Trang 91)

5. Kết cấu của luận văn

3.1.3.Cơ hội và thách thức đối với hoạt động nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất

để sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu hàng hoá sử dụng nguyên liệu nhập khẩu đến năm 2015.

Giai đoạn 2010 – 215 tới đây sẽ mở ra một số cơ hội tốt cho hoạt động nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động nhập khẩu xuất khẩu hàng hoá sử dụng nguyên liệu nhập khẩu.

Thứ nhất, theo đánh giá của các nhà kinh tế, khủng hoảng kinh tế gần như chấm dứt vào năm 2009, từ năm 2010 trở đi cơ hội đối với hoạt động xuất nhập khẩu càng rộng mở do kinh tế thế giới phục hồi. Bên cạnh đó, Việt Nam, tương tự Trung Quốc, ít bị tác động của khủng hoảng kinh tế so với nhiều quốc gia khác. Suy thoái kinh tế sâu rộng trên toàn cầu đã gián tiếp giúp nhiều doanh nghiệp xuất khẩu nói chung và doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá sử dụng nguyên liệu nhập khẩu nói riêng của Việt Nam loại bỏ được một số đối thủ nước ngoài cạnh tranh do các đối thủ này hoặc bị phá sản hoặc chịu thiệt hại nặng nề về tài chính, nhân lực. Các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu với sự hỗ trợ của Chính phủ thông qua gói kích cầu kinh tế đã sớm vượt qua khó khăn, đồng thời nhanh chóng ký kết các hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu giá rẻ cho các năm tới.

Thứ hai, Chính phủ Việt Nam tiếp tục xác định xuất khẩu là hoạt động kinh tế mũi nhọn và sẽ tiếp tục có các biện pháp đẩy mạnh phát triển xuất khẩu. Gói kích cầu thứ nhất của Chính phủ đã có tác dụng rất tốt khi các chỉ số kinh tế vĩ mô đa số đạt chỉ tiêu kế hoạch. Gói kích cầu thứ hai đang được xây dựng, dự kiến sẽ ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu và sử dụng nhiều lao động như các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu.

Thứ ba, theo đánh giá của nhiều tổ chức kinh tế như BMI, EIU, giá trị tiền đồng Việt Nam so với đô la Mỹ đang được giữ khá cao. Ngân hàng Nhà

nước đang cố gắng ổn định tỷ giá đồng Việt Nam so với đồng đô la Mỹ, tuy nhiên, thâm hụt Ngân sách và nhập siêu đang ngày càng cao gây áp lực giảm giá cho đồng Việt Nam vào các năm tới. Ngân hàng Nhà nước có khả năng sẽ phải điều chỉnh tăng tỷ giá đồng Việt Nam so với đồng đô la Mỹ trong thời gian tới (giảm giá tiền đồng Việt Nam), các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung và doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá sử dụng nguyên liệu nhập khẩu nói riêng sẽ được hưởng lợi từ việc tiền đồng Việt Nam giảm giá.

Thứ tư, từ nay đến 2015 nhiều thoả thuận hội nhập WTO sẽ đi vào hiệu lực, trong đó các thoả thuận về mở cửa thị trường theo ngành, lĩnh vực sẽ giúp các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá sử dụng nguyên liệu nhập khẩu dễ dàng tìm kiếm các bạn hàng, thị trường mới. Bên cạnh đó, Việt Nam sẽ tiếp tục giảm thuế suất thuế nhập khẩu đối với nhiều mặt hàng nguyên liệu theo các cam kết WTO, do đó các doanh nghiệp sẽ nhập khẩu được nguyên liệu với giá thấp hơn so với trước.

Thứ năm, khi kinh tế thế giới phục hồi từ năm 2010 thì nguồn vốn đầu tư nước ngoài từ các nước phát triển chảy vào các nước đang phát triển cũng sẽ phục hồi trở lại. Việt Nam vừa được đánh giá là có sức hấp dẫn về đầu tư nước ngoài hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á nói riêng và Châu Á nói chung. Do đó, từ nay đến 2015, nhiều doanh nghiệp đầu tư nước ngoài nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu đã hoạt động tại Việt Nam sẽ tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh, nhiều doanh nghiệp đầu tư nước ngoài nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu sẽ được thành lập mới.

Bên cạnh các cơ hội, các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu cũng sẽ đối mặt với một số thách thức trong giai đoạn 2010 – 2015.

Thứ nhất, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, đa số doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu đều gặp nhiều khó khăn

như phải cắt giảm nhân công, hợp đồng xuất khẩu. Nhiều bạn hàng truyền thống ở nước ngoài của các doanh nghiệp bị rơi vào tình trạng khó khăn hoặc bị phá sản, do đó các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu sẽ phải nỗ lực để tìm kiếm các bạn hàng, thị trường mới. Khi kinh tế thế giới phục hồi từ năm 2010, các doanh nghiệp này sẽ phục hồi chậm và mất thời cơ nếu không có chiến lược đúng đắn và biết tận dụng hiệu quả sự hỗ trợ kịp thời từ Chính phủ chẳng hạn như các gói kích cầu kinh tế.

Thứ hai, việc Việt Nam gia nhập WTO mặc dù sẽ giúp các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu được hưởng thuế suất ưu đãi khi xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài nhưng đồng thời làm gia tăng nguy cơ bị kiện bán phá giá tại các nước đó do các nhà sản xuất nội địa nước nhập khẩu muốn bảo hộ sản xuất trong nước. Ví dụ, các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam thường xuyên bị các công ty Hoa Kỳ kiện bán phá giá các mặt hàng thuỷ sản xuất sang Hoa Kỳ như tôm, cá ba sa… Bên cạnh đó, rất nhiều nước trong WTO chưa công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường khiến nguy cơ bị kiện bán phá giá càng cao hơn khi các nhà sản xuất Việt Nam xuất khẩu hàng vào các nước này.

Thứ ba, chính sách tỷ giá luôn mang lại tác dụng ngược chiều giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu. Từ nay đến 2015, nếu tỷ giá đồng Việt Nam so với đồng đô la Mỹ tăng (đồng Việt Nam giảm giá) thì các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu sẽ chịu thiệt hại ở khâu nhập khẩu do nguyên liệu nhập khẩu sẽ đắt hơn do biến động của tỷ giá.

Thứ tư, trong giai đoạn 2010 – 2015 kinh tế Việt Nam được dự đoán tiếp tục tăng trưởng cao, thu nhập bình quân đầu người sẽ tăng lên. Chi phí nhân công giá rẻ sẽ không là lợi thế của Việt Nam trong việc thu hút các DN đầu tư nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu tại cục hải quan tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (Trang 91)