Xuất khẩu hàng hoá sử dụng nguyên liệu nhập khẩu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu tại cục hải quan tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (Trang 40)

5. Kết cấu của luận văn

2.1.2.2. Xuất khẩu hàng hoá sử dụng nguyên liệu nhập khẩu

Là hoạt động “đầu ra” có tính gắn kết cao với hoạt động nhập khẩu nguyên liệu (để sản xuất hàng xuất khẩu) “đầu vào”, hoạt động xuất khẩu hàng hoá (sử dụng nguyên liệu nhập khẩu) có phần lớn các điểm tương đồng về kim ngạch, về tốc độ tăng trưởng kim ngạch, số lượng doanh nghiệp tham gia và sự đa dạng về ngành nghề.

Các số liệu trên Bảng 3, Bảng 5 và Bảng 6 cho thấy giai đoạn 2008 – 2011 cũng cho thấy hoạt động xuất khẩu sản phẩm (sử dụng nguyên liệu nhập khẩu) có một số đặc điểm nổi bật:

Các số liệu trên Bảng 3, Bảng 5 và Bảng 6 cho thấy giai đoạn 2008 – 2011 cũng cho thấy hoạt động xuất khẩu sản phẩm (sử dụng nguyên liệu nhập khẩu) có một số đặc điểm nổi bật:

Thứ nhất, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá sử dụng nguyên liệu nhập khẩu hàng năm bình quân đạt: 4.54 %, cao hơn tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu 3.95 % (xem Bảng 3). Điều này chứng tỏ tỷ lệ nội địa hoá nguyên liệu ngày một tăng lên, thể hiện nguồn cung cấp nguyên liệu nội địa đang ngày một phát triển. Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá sử dụng nguyên liệu nhập khẩu có tốc độ tăng năm sau cao hơn năm trước. Bảng 6 cung cấp thêm một số đặc điểm đáng chú ý nữa.

o Kim ngạch xuất khẩu hàng công nghệ thông tin tăng nhanh nhất, bình quân đạt 4.75 %/năm.

o Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt giá trị cao nhất 138.2 triệu USD/năm, chiếm 19.6% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá sử dụng nguyên liệu nhập khẩu.

Bảng 4: Cơ cấu kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu theo ngành hàng.

STT

Kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu theo

ngành hàng 2008 2009 2010 2011 Tăng trƣởng hàng năm (%) Bình quân 2008-2011 Giá trị (triệu USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (triệu USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (triệu USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (triệu USD) Tỷ trọng (%) 2009/ 2008 2010/ 2009 2011/ 2010 Giá trị (triệu USD) Tỷ trọng (%) Tăng trƣởng (%) 1 Giày dép 13.0 4.0 16 4.2 19.0 4.1 22.9 4.0 24.1 17.5 20.3 17.8 4.1 3.96 2 Dệt may 120.6 37.0 144 37.3 176.2 38.0 216.6 37.9 19.2 22.6 22.9 164.3 37.6 4.01 3 Thủ công mỹ nghệ 5.5 1.7 6 1.5 7.4 1.6 9.1 1.6 4.3 28.3 23.3 7.0 1.6 3.82 4 Thiết bị Công nghệ thông tin 84.7 26.0 97 25.3 116.8 25.2 145.7 25.5 15.0 19.8 24.7 111.2 25.5 3.90 5 Đá công nghiệp 58.7 18.0 70 18.1 84.8 18.3 104.0 18.2 18.9 21.7 22.6 79.3 18.2 3.98 6 Thiết bị gia đình 3.9 1.2 6 1.5 6.0 1.3 6.9 1.2 47.8 4.3 13.8 5.6 1.3 4.04 7 Thiết bị văn phòng 34.5 10.6 40 10.3 47.8 10.3 60.0 10.5 14.9 20.3 25.7 45.5 10.4 3.93 8 Thực phẩm 1.3 0.4 3 0.8 2.3 0.5 3.4 0.6 136.5 -24.8 47.9 2.5 0.6 5.42 9 Khác 3.6 1.1 4 1.0 4.6 1.0 2.9 0.5 7.5 20.3 -38.4 3.7 0.9 (2.20) Tổng cộng: 325.9 100.00 385.3 100.00 463.6 100 571.5 100.00 18.2 20.3 23.3 436.6 100.1 3.95

Thứ hai, tốc độ tăng bình quân xuất khẩu hàng sản xuất xuất khẩu đạt 4.54 % thấp hơn tốc độ tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu nói chung đạt 4.95 % (xem Bảng 3).

Thứ ba, tỷ trọng kim ngạch hàng sản xuất xuất khẩu trong tổng kim ngạch xuất khẩu có xu hướng giảm dần theo các năm. Tỷ lệ này trong năm 2008 đạt 21.1% nhưng sau đó giảm dần qua từng năm, đến năm 2011 đạt 17.0% (xem Bảng 3).

Thứ tư, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá (sử dụng nguyên liệu nhập khẩu) cũng chính là các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu (để sản xuất hàng xuất khẩu) nên có cùng tốc độ tăng trưởng bình quân 9.0% (xem Bảng 5).

Bảng 5: Cơ cấu doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu theo mặt hàng STT Doanh nghiệp theo mặt hàng 2008 2009 2010 2011 Tăng trƣởng hàng năm (%) Bình quân 2008 - 2011 Số lƣợng Tỷ trọng (%) Số lƣợng Tỷ trọng (%) Số lƣợng Tỷ trọng (%) Số lƣợng Tỷ trọng (%) 2009/ 2008 2010/ 2009 2011/ 2010 Số lƣợng Tỷ trọng (%) Tăng trƣởng (%) 1 Giày dép 39 11.5 44 11.70 39 10.10 40 10.30 12.8 -10.2 2.5 41 10.9 1.72 2 Dệt may 117 34.6 126 33.50 137 35.10 137 34.90 7.4 9.0 -0.1 129 34.5 2.54 3 Thủ công mỹ nghệ 39 11.5 45 12.10 52 13.40 52 13.30 16.7 15.2 -0.2 47 12.6 3.16 4 Thiết bị Công nghệ thông tin 13 3.9 16 4.20 15 3.90 16 4.00 19.4 -3.4 3.1 15 4.0 2.67 5 Đá công nghiệp 33 9.7 36 9.50 37 9.50 36 9.20 8.6 4.0 -2.7 35 9.5 2.15 6 Thiết bị gia đình 52 15.3 59 15.60 57 14.60 59 14.90 13.1 -2.7 2.6 57 15.1 2.35 7 Thiết bị văn phòng 13 3.9 14 3.80 15 3.80 14 3.60 8.1 4.0 -4.8 14 3.8 1.94 8 Thực phẩm 26 7.7 28 7.50 28 7.10 29 7.30 8.0 -1.6 3.3 28 7.4 2.13 9 Khác 6 1.9 8 2.10 10 2.50 10 2.50 22.6 23.8 0.5 8 2.3 3.61 Tổng cộng: 339 100 376 100.00 391 100.00 393 100.00 10.9 4.0 0.5 375 100.00 5.14

Bảng 6: Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu hàng sản xuất xuất khẩu theo ngành hàng. ST T Kim ngạch xuất khẩu theo ngành hàng

2008 2009 2010 2011 Tăng trƣởng hàng năm (%) Bình quân 2008 - 2011

Giá trị (triệu USD) Tỷ trọng Giá trị (triệu USD) Tỷ trọng Giá trị (triệu USD) Tỷ trọng Giá trị (triệu USD) Tỷ trọng 2009/2008 2001/2009 2011/2010 Giá trị (triệu USD) Tỷ trọng Tăng trƣởng 1 Giày dép 41.5 9.1 47.4 7.80 63.8 8.80 87.8 8.60 14.2 34.6 37.6 60.1 8.6 4.42 2 Dệt may 88.0 19.3 118.5 19.50 145.1 20.00 201.1 19.70 34.6 22.4 38.7 138.2 19.6 4.57 3 Thủ công mỹ nghệ 17.8 3.9 23.7 3.90 29.0 4.00 41.9 4.10 33.3 22.4 44.3 28.1 4.0 4.64 4 Công nghệ thông tin 50.2 11.0 60.2 9.90 81.2 11.20 123.5 12.10 19.9 35.0 52.1 78.8 11.1 4.75 5 Đá công nghiệp 70.2 15.4 91.8 15.10 110.2 15.20 148.0 14.50 30.7 20.1 34.3 105.1 15.1 4.40 6 Thiết bị gia đình 78.4 17.2 102.1 16.80 111.0 15.30 164.4 16.10 30.2 8.7 48.1 114.0 16.4 4.43 7 Thiết bị văn phòng 82.6 18.1 103.3 17.00 139.3 19.20 194.0 19.00 25.2 34.8 39.3 129.8 18.3 4.63 8 Thực phẩm 25.5 5.6 35.3 5.80 37.7 5.20 50.0 4.90 38.0 7.0 32.6 37.1 5.4 4.27 9 Khác 3.6 0.8 25.5 4.20 8.0 1.10 10.2 1.00 599.6 -68.7 28.0 11.8 1.8 8.24 Tổng cộng: 456.1 100 607.8 100.00 725.3 100.00 1.021.0 100.00 33.3 19.3 40.8 702.6 100.1 31.1

2.2. 2.2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn quản lý của Cục Hải quan Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

2.2.1. Các nhân tố chủ quan

2.2.1.1. Các nhân tố chủ quan ảnh hƣởng đến quy định về thủ tục hải quan:

* Các văn bản quy phạm pháp luật về Hải quan.

Một số văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hải quan là nhân tố khách quan có ảnh hưởng rất lớn đển quy định về thủ tục hải quan do các văn bản này là căn cứ pháp lý để xây dựng và ban hành quy định về thủ tục hải quan. Hiện tại, quy định về thủ tục hải quan đối với hoạt động nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu được thực hiện theo các văn bản sau:

- Quyết định 929/QĐ-TCHQ ngày 25/5/2006 của Tổng cục Hải quan về việc ban hành Quy trình nghiệp vụ quản lý đối với nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu;

- Thông tư 112/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan

- Các Quyết định và Thông tư trên được xây dựng dựa trên các văn bản pháp quy có hiệu lực cao hơn, liên quan trực tiếp về Hải quan, về thuế xuất nhập khẩu. Cụ thể:

- Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29/06/2001, Luật sửa đổi, bổ sung 1 số điều của Luật Hải quan số 42/2005/QH11 ngày 14/06/2005 và Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 hướng dẫn thực hiện hai Luật này.

- Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14/6/2005 và Nghị định số 149/2005/NĐ- CP ngày 8/12/2005 hướng dẫn thi hành Luật thuế thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

- Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 và Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 quy định chi tiết thi hành Luật quản lý thuế.

Các Luật và Nghị định này là các nhân tố pháp lý ảnh hưởng đến quy định về thủ tục hải quan đối với hoạt động nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu. Những thay đổi từ các văn bản pháp quy này thường dẫn đến sự thay đổi trong thủ tục thủ tục hải quan đối với hoạt động nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu.

* Các mục tiêu quản lý của cơ quan quản lý Nhà nước về hải quan:

Từ năm 2005 trở về trước, các thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu khá phức tạp. Hồ sơ khai báo hải quan yêu cầu nhiều loại tờ khai, chứng từ, phần lớn các bước công việc được xử lý bán thủ công, không có quy định cụ thể về việc phân loại hồ sơ doanh nghiệp.

Từ năm 2006 trở đi, quy định về thủ tục hải quan mới được ban hành trong đó các bước thực hiện được áp dụng công nghệ tin học nhiều hơn. Việc phân loại hồ sơ hải quan được ban hành, trong đó các hồ sơ được phân loại dựa trên phần mềm và dữ liệu máy tính của cơ quan hải quan.

2.2.1.2. Các nhân tố chủ quan ảnh hƣởng đến việc thực hiện thủ tục hải quan:

Hai nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến việc thực hiện thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp là nguồn lực tài chính và nguồn nhân lực của Cục Hải quan Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

Về nguồn lực tài chính, trước đây các Chi cục Hải quan Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có trụ sở làm việc khá nhỏ, cùng với quy trình quản lý nặng về thủ công, mỗi Chi cục chỉ có một số ít bộ phận sử dụng máy tính và ứng dụng phần mềm ứng dụng. Trong giai đoạn từ 2000 – Nay, Cục Hải quan Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã đầu tư xây dựng trụ sở làm việc, trang bị máy tính mới,

nâng cấp phần mềm ứng dụng cũng được triển khai tại tất cả các Chi cục Hải quan thuộc Cục Hải quan Bà Rịa-Vũng Tàu. Tất cả các khâu cần sử dụng máy tính đều được trang bị đầy đủ. Việc xây dựng mới trụ sở làm việc và đầu tư mới máy tính và phần mềm ứng dụng được cơ quan Hải quan đẩy mạnh đã phục vụ tốt hơn cho việc thực hiện thủ tục hải quan.

Về nguồn nhân lực, Cục Hải quan Bà Rịa-Vũng Tàu trong giai đoạn đầu hoạt động luôn thiếu hụt cán bộ được đào tạo bài bản về kinh tế - tài chính. Trước năm 2000, một số lượng lớn cán bộ tại Cục Hải quan Bà Rịa- Vũng Tàu là công chức chuyển ngành và chưa được đào tạo kiến thức về kinh tế, tài chính nên việc xử lý thủ tục hải quan chậm. Từ năm 2000 đến nay, số lượng cán bộ trẻ được bổ sung ngày càng nhiều, phần lớn trong số họ là người trực tiếp xử lý hồ sơ hải quan. Thực tế cho thấy tại các Chi cục Hải quan, các cán bộ hải quan trẻ xử lý thủ tục hải quan nhanh hơn so với các cán bộ lớn tuổi, do họ có trình độ ngoại ngữ tốt hơn, khả năng sử dụng tin học ứng dụng cao hơn.

2.2.2. Các nhân tố khách quan.

2.2.2.1. Tổ chức bộ máy và nhân lực của doanh nghiệp:

Kết quả tổng hợp phiếu thăm dò ý kiến 122 doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu tại Chi cục Hải quan Cửa khẩu Cảng Phú Mỹ thuộc Cục Hải quan Tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu về việc tổ chức bộ phận chuyên trách về xuất nhập khẩu (Biểu 1) cho thấy trong giai đoạn 2008 – 2011:

+ Trên 50% doanh nghiệp có tổ chức bộ phận chuyên trách về xuất nhập khẩu dưới hình thức phòng, tổ và bộ phận này đảm nhiệm việc kê khai thủ tục hải quan. Việc thành lập bộ phận chuyên trách xuất nhập khẩu giúp cho doanh nghiệp dễ dàng bố trí cán bộ chuyên việc, thường xuyên cập nhật các quy định pháp luật về hải quan nói riêng và xuất nhập khẩu nói chung,

đồng thời trực tiếp thực hiện kê khai thủ tục hải quan. Bộ phận và cán bộ chuyên trách là đầu mối quan trọng, giúp cho doanh nghiệp xử lý các vướng mắc với cơ quan hải quan nhanh chóng hơn trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan.

+ Khoảng trên 30% doanh nghiệp thuê các đại lý hải quan hoặc các đại lý giao vận làm thủ tục hải quan. Phần lớn các doanh nghiệp này có quy mô vừa và nhỏ, thường nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu theo mùa vụ nên việc thuê dịch vụ đại lý hải quan phù hợp hơn việc tổ chức bộ phận chuyên trách về xuất nhập khẩu.

+ Dưới 20% doanh nghiệp không tổ chức bộ phận chuyên trách về xuất nhập khẩu cũng như không thuê ngoài. Phần lớn các doanh nghiệp này có quy mô nhỏ hoặc mới thành lập, việc kê khai thủ tục hải quan thường do nhân viên phòng kinh doanh hoặc phòng kế toán tài chính thực hiện.

Nguồn: Chi cục Hải quan CK Cảng Phú Mỹ

2.2.2.2. Tình hình tài chính của doanh nghiệp:

Kết quả khảo sát tình hình nộp thuế tại khâu xuất nhập khẩu của 122 doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu trên Biểu 2.cho thấy trong giai đoạn 2008-2011 đa số các doanh nghiệp đều nộp thuế đầy đủ. Hàng năm, bình quân có 10 doanh nghiệp (chiếm khoảng 10% tổng số doanh nghiệp) thỉnh thoảng nợ thuế do tình hình tài chính gặp khó khăn. Tương tự, bình quân hàng năm có 4 doanh nghiệp (chiếm xấp sỉ 4% tổng số doanh nghiệp) thường xuyên nợ thuế, phần lớn là các doanh nghiệp quy mô nhỏ, hoạt động có tính thời vụ hoặc mới thành lập nên thiếu kinh nghiệm trong quản lý tài chính doanh nghiệp và kê khai thủ tục hải quan.

Nguồn: Chi cục Hải quan CK Cảng Phú Mỹ

2.3. Thực trạng tiến hành thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu tại Cục Hải quan Tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu.

Như đã trình bày ở Chương I, việc tiến hành thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu tại Cục Hải quan Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu được thực hiện qua bốn bước (bốn quy trình):

Bước 1: Đăng ký với cơ quan hải quan hợp đồng nhập khẩu, danh mục nguyên vật liệu nhập khẩu, danh mục sản phẩm xuất khẩu và định mức nguyên vật liệu

Bước 2: Thực hiện thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu (để sản xuất hàng xuất khẩu).

Bước 3: Thực hiện thủ tục hải quan đối với sản phẩm xuất khẩu (sử dụng nguyên liệu nhập khẩu).

Bước 4: Thực hiện thanh khoản tờ khai nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu.

Việc tìm hiểu và đánh giá thực trạng tiến hành thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp tại Cục Hải quan Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu chủ yếu dựa trên: (1) các số liệu của Cục Hải quan Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và (2) kết quả tổng hợp phiếu thăm dò ý kiến của 122 doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu tại Chi cục Hải quan CK Cảng Phú Mỹ, một Chi cục Hải quan lớn thuộc Cục

Một phần của tài liệu Hoàn thiện thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu tại cục hải quan tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)