5. Kết cấu của luận văn
1.3.1 Các lý do khách quan phải hoàn thiện thủ tục hải quan
1.3.1.1. Yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và tăng cƣờng hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.
Xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa thương mại đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ trên thế giới và tạo ra sự liên kết, phụ thuộc lẫn nhau ngày càng cao giữa các quốc gia và khu vực. Các định chế và tổ chức kinh tế - thương mại khu vực và quốc tế như: WTO, AFTA, NAFTA... đã được hình thành để phục vụ cho kinh tế - quốc tế, tạo lập hành lang pháp lý chung và để các nước cùng tham gia vào quá trình giải quyết các vấn đề lớn
của kinh tế thế giới mà không một quốc gia nào có thể thực hiện một cách đơn lẻ. Việt Nam do vậy không thể đứng ngoài xu thế này.
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam chịu áp lực cạnh tranh từ Trung Quốc, Ấn Độ và phần lớn các nước ASEAN, vốn là những nước đã hội nhập kinh tế quốc tế trước Việt Nam, đồng thời sản xuất nhiều sản phẩm mang tính cạnh tranh với Việt Nam, nhất là những ngành xuất khẩu chủ lực hiện nay như nông sản, thủy sản, may mặc, giày dép. Thực tế này tạo sức ép buộc Việt Nam phải hội nhập sâu hơn và nhanh hơn để tránh nguy cơ bị tụt hậu và chịu những thua thiệt của người đi sau.
Tham gia vào WTO hay các khu vực mậu dịch tự do như AFTA một mặt mở ra cơ hội lớn cho Việt Nam tăng cường xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Là một nền kinh tế mới nổi, cộng với thị trường tiêu thụ trong nước còn nhỏ, Việt Nam cần phải đẩy mạnh xuất khẩu để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Mặt khác, Việt Nam cũng dễ dàng tìm kiếm các nhà cung cấp từ bên ngoài để nhập khẩu các nguyên vật liệu cần thiết cho sản xuất trong nước và sản xuất xuất khẩu.
Là kết quả tất yếu của hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, hoạt động nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu ngày càng phát triển cả về mặt quy mô (số lượng và giá trị giao dịch), phương thức giao dịch (vận tải, giao nhận hàng hoá, thanh toán tiền hàng...) và tốc độ vận chuyển hàng hóa quốc tế. Những yếu tố này gây áp lực trực tiếp đến thủ tục hải quan bởi khối lượng công việc ngày một tăng lên, các giao dịch mới hoặc có tính chất phức tạp hơn phát sinh ngày càng nhiều. Trong bối cảnh đó, thủ tục hải quan vẫn cần phải đảm bảo xử lý nhanh chóng, chính xác hơn so với trước, nghĩa là phải có sự thay đổi để nâng cao hiệu quả công việc, không gây ách tắc hàng hoá, ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất và giao hàng của DN, giảm thiểu chi phí.
Sự phát triển của hoạt động nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu dẫn tới sự tăng trưởng số lượng các doanh nghiệp trong ngành. Tình
trạng gian lận thương mại là khó tránh khỏi, do vậy cải cách thủ tục hải quan là yêu cầu khách quan nhằm thúc đẩy hoạt động này, đảm bảo sự công bằng giữa các doanh nghiệp. Thủ tục hải quan phải được sửa đổi, bổ sung nhằm phân loại và có biện pháp xử lý phù hợp đối các doanh nghiệp chấp hành tốt các quy định của pháp luật và các doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu. Ví dụ, các doanh nghiệp có lịch sử chấp hành tốt pháp luật hải quan nên được giảm thiểu các thủ tục hồ sơ so với các doanh nghiệp thường xuyên có sai phạm.
FDI tăng nhanh và đóng vai trò quan trọng đối với xuất nhập khẩu nói chung và hoạt động nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu nói riêng. Các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam theo hai hoạt động chính: sản xuất phục vụ tiêu thụ nội địa Việt Nam và sản xuất phục vụ xuất khẩu. Đối với hoạt động sản xuất phục vụ xuất khẩu, khối doanh nghiệp này tập trung vào hoạt động gia công xuất khẩu để tận dụng chi phí nhân công giá rẻ và hoạt động nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu do Việt Nam đang thiếu hụt các ngành công nghiệp phụ trợ.