5. Kết cấu của luận văn
3.1.1. Phát triển hoạt động nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu đến
xuất khẩu đến năm 2015.
Kinh tế toàn cầu rơi vào khủng hoảng sâu trong hai năm 2008 và 2009. Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ quốc tế, kinh tế thế giới sẽ tạo đáy vào nửa cuối năm 2009 và bắt đầu phục hồi nhẹ từ năm 2010. Hoạt động xuất nhập khẩu nói chung và hoạt động nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu do đó cũng chỉ bắt đầu hồi phục lại tốc độ tăng trưởng khá từ năm 2010 và phát triển mạnh hơn vào các năm tiếp theo trong giai đoạn 2010 – 2015.
Việt Nam thực sự hội nhập sâu vào kinh tế quốc tế kể từ khi gia nhập WTO năm 2007, tuy nhiên đến nay thời gian hội nhập sâu chưa dài, cộng với khủng hoảng kinh tế đang diễn ra khiến cơ cấu ngành hàng xuất nhập khẩu nói chung và cơ cấu nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ chưa có nhiều thay đổi từ nay đến năm 2015.
Bảng 12. Dự kiến ngành hàng và danh mục nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu giai đoạn 2010 – 2015 của Việt Nam.
STT Ngành hàng
Nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu
1 Dệt may Vải, sợi và nguyên phụ liệu may mặc khác 2 Da giầy Da, chỉ may và nguyên phụ kiện da giầy khác 3 Đồ gỗ Gỗ các loại (gỗ tự nhiên, ván gỗ….)
4 Thuỷ sản Các loại thuỷ cầm (tôm, cá…)
5 Thủ công mỹ nghệ Tre, mây, cói và các nguyên phụ liệu khác 6
Điện tử và
Công nghệ thông tin Linh kiện máy tính, điện tử. 7
Công nghiệp chế biến khác
Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo kinh tế và trang điện tử các Bộ, Ngành.
Hiện nay Chính phủ đang xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2010 – 2015, trong đó có kế hoạch chiến lược phát triển xuất nhập khẩu. Giai đoạn 2010 – 2015 là giai đoạn kinh tế thế giới bắt đầu hồi phục, theo đánh giá của các Hiệp hội ngành nghề, kim ngạch xuất nhập khẩu nói chung và kim ngạch nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu được dự kiến sẽ tiếp tục tăng hàng năm. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kim ngạch nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu sẽ thấp hơn tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá sử dụng nguyên liệu nhập khẩu do Việt Nam đã và đang cố gắng phát triển các ngành cung cấp nguyên vật liệu trong nước, giảm dần việc nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu.
Ngành dệt may là một ví dụ tiêu biểu. Hiện nay, Tập đoàn Dệt may Việt Nam đã xây dựng chương trình quy hoạch phát triển ngành Dệt may Việt
Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020. Chương trình này đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Bảng 13. Chỉ tiêu phát triển ngành dệt may đến năm 2020
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2015 Năm 2020
1. Kim ngạch XK Tr.USD 12.000 18.000 25.000 2. Sử dụng lao động 1000 ng 2.500 2.750 3.000 3. Sản phẩm chủ yếu - Bông xơ 1000 Tấn 20 40 60 - Xơ, sợi tổng hợp 1000 Tấn 120 210 300 - Sợi các loại 1000 Tấn 350 500 650 - Vải các loại Tr. m2 1.000 1.500 2.000 - Sản phẩm may Tr. SP 1.800 2.850 4.000
4. Tỷ lệ nội địa hoá % 50 60 70
Nguồn: Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 (do Bộ Công Thương ban hành)
Giai đoạn 2008 đến 2010, tăng trưởng sản xuất bình quân đạt 16% đến 18%, tỷ lệ nội địa hoá nguyên vật liệu tăng bình quân bình quân 28%. Do vậy trong giai đoạn này, tăng trưởng nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu bình quân sẽ đạt từ 11,4% đến 13% thấp hơn tăng trưởng xuất khẩu (bình quân đạt 20%). Tương tự cho các giai đoạn 2010 – 2015 và 2015 – 2020, kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng dệt may xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng nhưng với tốc độ thấp hơn tốc độ tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may do tỷ lệ nội địa hoá nguyên liệu dệt may tăng dần trong các giai đoạn này.