Về phía doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu tại cục hải quan tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (Trang 81)

5. Kết cấu của luận văn

2.4.3.2.Về phía doanh nghiệp

Cục Hải quan Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu sử dụng các phần mềm khai báo điện tử trong xử lý thủ tục hải quan nhưng nhiều DN chưa thật sự nhận thức được tầm quan trọng của việc khai báo điện tử này. Khai báo điện tử đỏi hỏi doanh nghiệp khai báo chính xác, thống nhất về tên nguyên vật liệu, mã nguyên vật liệu, mã sản phẩm xuất khẩu. Chỉ một sai sót nhỏ như thừa một dấu cách, kiểu chữ ....cũng khiến máy tính không thể hiểu, khai báo của doanh nghiệp có thể không được chấp nhận hoặc sau này không thể thanh khoản hồ sơ. Nhận thức chưa đúng về khai báo hải quan điển tử là một phần nguyên nhân dẫn đến việc một số không nhỏ hồ sơ hải quan sai lỗi và không thể thanh khoản trên máy.

Đa phần doanh nghiệp hiện nay chưa thực sự tin tưởng vào phần mềm khai báo và hỗ trợ kỹ thuật của cơ quan hải quan trong việc áp dụng khai báo hải quan điện tử. Doanh nghiệp lo ngại các sai lỗi có thể phát sinh trong quá trình khai báo tại trụ sở làm việc của mình và không được cơ quan hải quan hỗ trợ kịp thời. Chính vì vậy, giải pháp được nhiều doanh nghiệp lựa chọn là đến trụ sở cơ quan hải quan để khai báo phòng khi gặp trục trặc thì sẽ nhận được sự hỗ trợ kịp thời. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng quá tải hiện nay khi khai báo hải quan điện tử tại trụ sở cơ quan hải quan.

Một số doanh nghiệp không coi trọng khâu đăng ký nguyên vật liệu nhập khẩu đầu vào. Có những doanh nghiệp, việc khai báo hải quan được giao cho nhiều người khai báo, mỗi người tự đặt một hệ thống mã nguyên phụ liệu của riêng mình quản lý và không có sự thống nhất trong các doanh nghiệp đó.

Điều này dẫn đến mã nguyên phụ liệu trong hồ sơ hải quan khai báo tại quy trình đăng ký nguyên vật liệu nhập khẩu đầu vào và hồ sơ hải quan khai báo tại quy trình thanh khoản, kết quả cuối cùng là không thể thanh khoản được hồ sơ hải quan hoặc vẫn thanh khoản được nhưng kết quả số thuế nộp không chính xác.

Một số doanh nghiệp dù phát hiện ra sai lệch giữa đơn vị sản phẩm xuất khẩu khai trên định mức và đơn vị sản phẩm xuất khẩu trên tờ khai xuất khẩu nhưng vì không muốn ảnh hưởng đến tiến độ xuất khẩu hàng nên chấp nhận và bỏ qua không sửa chữa. Cán bộ hải quan tiếp nhận định mức nếu không phát hiện ra sự nhầm lẫn này sẽ chấp nhận khai báo của doanh nghiệp => sau khi phát hiện, sẽ dừng không thanh lý hồ sơ.

Một số doanh nghiệp chỉ tập trung vào lợi ích trước mắt là nhập khẩu và xuất khẩu được hàng hóa, nên không quan tâm và tìm hiểu đến các quy định khác đối với loại hình mà mình kinh doanh, dẫn đến tình trạng khai báo không chính xác, không mang tính hệ thống. Kết quả dẫn đến tình trạng tồn đọng hồ sơ hoặc không giải quyết được và gây khó khăn cho việc nhập khẩu và xuất khẩu các lô hàng tiếp theo

Nhiều doanh nghiệp không nghiên cứu kỹ văn bản pháp luật, nên không chú trọng đến thời hạn nộp hồ sơ thanh khoản hoặc tiến hành khai báo tại nhiều cơ quan hải quan khác nhau đối với các tờ khai nhập khẩu có liên quan đến cùng một hợp đồng nhập khẩu trong khi theo quy định doanh nghiệp chỉ được khai báo tại một cơ quan hải quan - nơi đăng ký hợp đồng nhập khẩu của mình.

Có những doanh nghiệp mà sản phẩm của họ được cấu thành từ rất nhiều loại nguyên liệu đầu vào, các tờ khai nhập khẩu lại được đăng ký nối tiếp nhau nên rất khó cho doanh nghiệp xác định đâu là tờ khai xuất khẩu cuối cùng sử dụng nguyên liệu của tờ khai nhập khẩu và của tờ khai nhập khẩu

nào. Do vậy, sai lỗi từ việc khai báo sai tờ khai xuất khẩu cuối cùng khi thanh khoản hồ sơ hải quan là khó tránh khỏi.

Doanh nghiệp mặc dù có biết quy định nhưng cũng không kịp nộp hồ sơ trong vòng 45 ngày vì sau khi mở tờ khai xuất khẩu, doanh nghiệp phải thu hồi tờ khai xuất khẩu từ các doanh nghiệp kinh doanh vận tải. Theo lý thuyết, 15 ngày sau khi mở tờ khai, doanh nghiệp có thể nhận được tờ khai xuất khẩu. Nhưng thực tế việc thu hồi tờ khai xuất khẩu mất rất nhiều thời gian, có khi kéo dài đến trên dưới 1 tháng. Sau khi thu hồi được tờ khai xuất khẩu, doanh nghiệp phải đến cơ quan hải quan để tiến hành xác nhận thực xuất cho tờ khai. Hiện nay, chưa có quy định cụ thể của pháp luật quy định số ngày cơ quan hải quan phải xác nhận thực xuất kể từ ngày doanh nghiệp nộp tờ khai. Do đó, có nhiều trường hợp doanh nghiệp nhận được tờ khai có xác nhận thực xuất thì đã quá thời hạn 45 ngày. Khi đó, doanh nghiệp thực hiện thanh khoản hồ sơ hải quan bị chậm so với quy định.

Việc thực hiện thủ tục hải quan nhanh chóng, chính xác đòi hỏi nhân viên kinh doanh thực hiện trực tiếp là người có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, cán bộ chuyên trách làm thủ tục hải quan thực tế có thu nhập không cao, ít được quan tâm đãi ngộ nhưng công việc vất vả, dễ dẫn đến tình trạng bỏ việc. DN phải tuyển dụng cán bộ mới và đào tạo lại từ đầu, quản lý chứng từ bị đứt mạch dễ dẫn đến mất mát. Bên cạnh đó, cán bộ mới thường thiếu kinh nghiệm hoặc không cập nhật các quy định của pháp luật về hải quan. Do vậy các sai lỗi điển hình như kê khai sai, giải trình không rõ ràng về hồ sơ kê khai, khai báo không đồng nhất đơn vị sản phẩm xuất khẩu khai trên định mức và đơn vị sản phẩm xuất khẩu trên tờ khai xuất khẩu... và tình trạng nộp chậm hồ sơ thanh khoản khi thực hiện thủ tục hải quan là không thể tránh khỏi.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu tại cục hải quan tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (Trang 81)