5. Kết cấu của luận văn
1.4.2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến việc thực thi thủ tục hải quan:
1.4.2.1. Các nhân tố chủ quan
Khả năng tài chính của cơ quan hải quan là một nhân tố tác động đến việc thực hiện thủ tục hải quan. Khả năng tài chính tốt cho phép cơ quan hải quan tăng cường các hoạt động đào tạo nhân lực, mua sắm trang thiết bị, công nghệ ứng dụng, dẫn đến việc thực hiện thủ tục hải quan sẽ đạt hiệu quả cao hơn và ngược lại.
Nhân lực của cơ quan hải quan cũng có tác động đến việc thực thi thủ tục hải quan. Nếu cơ quan hải quan có đủ lực lượng cán bộ, chất lượng cán bộ tốt thì việc giải quyết thủ tục hải quan sẽ nhanh hơn và ngược lại.
1.4.2.2. Các nhân tố khách quan:
Bộ phận chuyên trách và cán bộ chuyên trách về hoạt động xuất nhập khẩu là một nhân tố chủ quan có ảnh hưởng đến việc thực thi thủ tục hải quan. Các doanh nghiệp có tổ chức bộ phận chuyên trách về hoạt động xuất nhập khẩu hoặc thuê đại lý hải quan thực hiện các thủ tục hải quan nhanh chóng, chính xác hơn các doanh nghiệp xuất nhập khẩu khác. Bộ phận chuyên trách hoặc đại lý hải quan luôn cập nhật và nắm vững các quy định, thay đổi về thủ tục hải quan. Các cán bộ của bộ phận chuyên trách hoặc cán bộ hải quan có nhiều kinh nghiệm công việc, kiến thức kinh doanh về hoạt động xuất nhập khẩu giúp xử lý các thủ tục hải quan nhanh chóng và chính xác.
Nguồn lực tài chính của doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu là một nhân tố chủ quan khác ảnh hưởng đến việc thực hiện thủ tục hải quan. Các doanh nghiệp có nguồn lực tài chính lành mạnh thực hiện
các nghĩa vụ nộp ngân sách tại cơ quan Hải quan đầy đủ, kịp thời trong khi một số doanh nghiệp khác chậm nộp. Thủ tục hải quan do vậy sẽ được xử lý nhanh chóng, doanh nghiệp không những tiết kiệm được thời gian mà còn có thể nhận được các cơ chế ưu tiên do chấp hành tốt thủ tục hải quan so với các doanh nghiệp hay vi phạm. Ví dụ, các doanh nghiệp có lịch sử chấp hành tốt nghĩa vụ thuế chỉ phải qua bước kiểm tra sơ loại hồ sơ trước khi nhận hàng hoá. Ngược lại, nhiều doanh nghiệp do tình hình tài chính khó khăn nên chậm nộp thuế, thậm chí một số doanh nghiệp còn không đủ khả năng nộp thuế nợ đọng trong nhiều năm. Các doanh nghiệp này luôn là đối tượng bị kiểm tra rất kỹ khi làm thủ tục hải quan. Ngoài ra, tiềm lực tài chính tốt là nhân tố quan trọng giúp cơ quan hải quan có điều kiện tổ chức bộ phận chuyên trách về xuất nhập khẩu, tuyển dụng thêm nhân viên làm thủ tục hải quan hoặc thuê các đại lý hải quan.
CHƢƠNG II. THỰC TRẠNG NHẬP KHẨU NGUYÊN LIỆU ĐỂ SẢN XUẤT HÀNG XUẤT KHẨU VÀ THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI LOẠI HÀNG HOÁ NÀY TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU
2.1. Giới thiệu khái quát về Cục Hải quan Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và tình hình hoạt động nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu của các tình hình hoạt động nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn quản lý của Cục Hải quan Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
2.1.1. Giới thiệu khái quát về Cục Hải quan Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu là một tỉnh nhỏ thuộc Miền Đông Nam Bộ với diện tích 2.047 km2, chiếm 0,6% diện tích cả nước nhưng quản lý một phần phía Nam Biển Đông rộng hàng vạn km2 có vai trò hết sức quan trọng của vùng kinh tế Nam Bộ hướng ra Biển Đông. Nguồn thu ngân sách chính của Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chủ yếu từ hoạt động dầu khí.
Trong những năm gần đây, đất nước ta đang bước vào một thời kỳ mới - Thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá với những chủ trương và giải pháp lớn của Chính Phủ về phát triển kinh tế xã hội. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá nói riêng ngày càng phát triển đặt ra cho công tác quản lý Nhà nước về Hải quan phải có những chuyển biến nhạy bén thì mới có thể đáp ứng được sự đòi hỏi của xã hội và mới thực sự góp phần tích cực vào công cuộc bảo hộ và thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, nâng cao sức cạnh tranh của hàng Việt Nam với hàng ngoại ở cả thị trường trong và ngoài nước.
Là đơn vị hoạt động trên một địa bàn hết sức quan trọng của cửa ngõ tứ giác kinh tế trọng điểm phía Nam với lượng tàu bè xuất nhập cảnh hàng ngàn lượt mỗi năm neo đậu để chờ vào các Cảng Vũng Tàu, Đồng Nai, Thành Phố Hồ Chí Minh và quá cảnh sông Tiền đi Campuchia có lượng hàng hoá chuyên chở lớn và nhiều khu công nghiệp lớn như: Đông Xuyên, Mỹ Xuân, Phú Mỹ…chuyên về loại hình gia công và sản xuất xuất khẩu. Cục Hải quan Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nói chung đã tập chung nghiên cứu, triển khai công tác để hoàn thành nhiệm vụ chính trị, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, yêu cầu của kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hoá ngành Hải
quan nhằm thực hiện tốt phương châm hành động “Thuận lợi, tận tụy, chính xác” và “công khai, minh bạch, hiệu quả” đồng thời đảm bảo các yêu cầu quản lý kinh tế. Triệt để chống phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực; Tích cực đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại.
Mặc dù hiện nay, nguồn thu ngân sách chính của Tỉnh là từ ngành dầu khí tuy nhiên loại hình gia công hàng hoá cho thương nhân nước ngoài và loại hình sản xuất xuất khẩu rất được phát triển ở Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu bởi đó là lợi thế của các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu tại Tỉnh về nguồn nhân lực rồi dào, trình độ chuyên môn cao, tinh thần lao động tích cực. Theo số liệu thống kê năm 2011, hàng sản xuất xuất khẩu ở Vũng Tàu hiện chiếm hơn 10% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá. Vì vậy, đẩy mạnh hoạt động SXXK nhằm tăng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu là một vấn đề lớn đặt ra.
Để quản lý tốt hoạt động sản xuất xuất khẩu, thì nhiệm vụ đặt ra với Cục Hải quan Tỉnh nói chung là phải nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát Hải quan.
Là một nhân viên hiện công tác tại Cục Hải quan Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, sau nhiều năm làm việc cùng với sự nỗ lực nghiên cứu học tập qua tài liệu, đồng thời được tiếp xúc thực tế hoạt động tại đơn vị dưới sự hướng dẫn tận tình lãnh đạo và đồng nghiệp đi trước tại đơn vị bản thân tác giả của luận văn này thực sự đã học hỏi và rút ra được những kinh nghiệm quý báu từ thực tiễn công tác hàng ngày, tác giả mong muốn viết về đề tài: “Hoàn thiện thủ tục Hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu tại Cục Hải quan Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu” để làm luận văn tốt nghiệp với mục đích đưa những kinh nghiệm thực tế thu thập được để ghi lại thành tài liệu nhằm phục vụ cho công tác lâu dài của bản thân và có thể ứng dụng cho những thế hệ công chức mới vào ngành còn bỡ ngỡ hoặc dành cho đối tượng là sinh viên, doanh nghiệp có thể tìm hiểu về loại hình này một cách rõ ràng, dễ hiểu nhất ít tốn kém về chi phí đào tạo và chi phí về thời gian.
Cục Hải quan Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu trực thuộc Tổng cục Hải quan - Bộ Tài chính, có chức năng tổ chức thực hiện pháp luật của Nhà nước về hải quan và các quy định khác của pháp luật có liên quan trên địa bàn hoạt động của Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Nhiệm vụ cụ thể:
- Thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất nhập cảnh, quá cảnh;
- Phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới; - Tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu;
- Thống kê Nhà nước về Hải quan;
- Thu thập, xử lý thông tin phục vụ công tác nghiệp vụ Hải quan;
- Kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
Từ khi Luật Hải quan có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2002 mọi quan hệ thương mại và giao lưu quốc tế trên địa bàn quản lý của Cục Hải quan Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu được tiếp tục đẩy mạnh. Luật đầu tư sửa đổi đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài và trong nước tăng cường đầu tư vào các khu công nghiệp. Các khu công nghiệp thuộc địa bàn quản lý của Cục Hải quan Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (KCN Đông Xuyên, KCN Phú Mỹ, KCN Mỹ Xuân…) tiếp tục mở rộng và phát triển riêng KCN Phú Mỹ có quy mô phát triển lớn.
Để phục vụ cho công cuộc cải cách, hiện đại hoá và hội nhập, cơ quan Cục Hải quan Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu được sắp xếp lại thành 9 phòng và 1 đội kiểm soát trực thuộc (Bảng 2). Bên cạnh đó, Cục Hải quan Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu còn có 06 Chi cục Hải quan trực thuộc (Bảng 2).
Bảng 2. Tổ chức bộ máy Cục Hải quan Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu năm 2012. STT Các bộ phận chức năng STT Các Chi cục Hải quan trực thuộc
1 Văn phòng 1 Chi cục Hải quan Cảng Sân Bay
2 Phòng Thanh tra 2 Chi cục Hải quan Cảng Cát Lở 3 Phòng Tổ chức cán bộ 3 Chi cục Hải quan CK cảng Cái Mép 4 Phòng Giám sát quản lý
về Hải quan 4 Chi cục Hải quan CK Cảng Phú Mỹ
6 Phòng Trị giá tính Thuế 5 Chi cục Hải quan Côn Đảo 7 Phòng Tham mưu chống
buôn lậu và Xử lý vi phạm 6 Chi cục Kiểm tra Sau thông quan 8 Trung tâm Dữ liệu và
Công nghệ thông tin 9 Đội Kiểm soát Hải quan 10 Phòng Quản lý Rủi ro
Nguồn: Cục Hải quan Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Thực hiện kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hoá ngành Hải quan giai đoạn 2005-2010 và với mục tiêu đến năm 2015 thực hiện mô hình quản lý Hải quan hiện đại, bắt kịp trình độ Hải quan các nước tiên tiến trong khu vực, Cục Hải quan Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu trước mắt tập trung:
- Tích cực đầu tư trang thiết bị hiện đại, từng bước ứng dụng công nghệ thông tin trong các khâu công tác nghiệp vụ Hải quan cùng với việc nghiên cứu cải tiến các quy trình thủ tục Hải quan, rút ngắn thời gian thông quan hàng hoá, tạo môi trường thuận lợi những vẫn đảm bảo yêu cầu quản lý chặt chẽ đối với hoạt động xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài trên địa bàn quản lý.
- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa. - Xúc tiến nhanh việc xây dựng trụ sở làm việc của các đơn vị tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng quản lý Hải quan hiện đại.
- Chấn chỉnh, sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh, gọn phù hợp đồng thời chú trọng việc giáo dục chính trị, đạo đức nghề nghiệp, đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng và đào tạo lại chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ lãnh đạo cũng như công chức thừa hành theo phương châm “thuận lợi - tận tụy - chính xác” và nay thêm phương châm mới là “chuyên nghiệp- minh bạch- hiệu quả”.
2.1.2. Thực trạng hoạt động nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn quản lý của Cục Hải quan xuất khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn quản lý của Cục Hải quan Bà Rịa –Vũng Tàu.
2.1.2.1. Nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn quản lý của Cục Hải quan Bà Rịa - Vũng Tàu.
Hoạt động nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn quản lý của Cục Hải quan Bà Rịa - Vũng Tàu phát triển mạnh trong nhiều năm qua cả về kim ngạch nhập khẩu, tốc độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu, số lượng doanh nghiệp tham gia và sự đa dạng về ngành nghề.
Các số liệu trên các Bảng 3, Bảng 4 và Bảng 5 cho thấy trong giai đoạn 2008 – 2011 hoạt động nhập khẩu nguyên liệu (để sản xuất hàng xuất khẩu) có một số đặc điểm tiêu biểu:
Bảng 3: Hoạt động nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu giai đoạn 2008 – 2011 trên địa bàn quản lý của Cục Hải quan Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
STT Chỉ Tiêu Đơn vị tính Năm Tăng trƣởng (%) 2008 2009 2010 2011 Bình quân 2008-2011 2009/2008 2010/2009 2011/2010 Bình quân 2008- 2011 1 Kim ngạch nhập khẩu sản xuất hàng xuất khẩu (NSXX) (triệu USD)
Triệu
USD 325.90 385.30 463.60 571.50 436.58 18.20 20.30 23.30 3.95
2
Kim ngạch xuất khẩu hàng sản xuất xuất khẩu
(XSXX) (triệu USD)
Triệu
USD 456.10 607.80 725.30 1,021.00 702.55 33.30 19.30 40.80 4.54 3 Tổng kim ngạch
nhập khẩu (triệu USD) Triệu USD 3,492.30 4,581.20 6,069.30 8,005.60 5,537.10 31.20 32.50 31.90 4.57 4 Tổng kim ngạch
xuất khẩu (triệu USD) Triệu USD 2,173.10 2,907.50 4,138.50 6,002.10 3,805.30 33.80 42.30 45.00 4.95 5 Tỷ trọng NSXX / Tổng kim ngạch nhập khẩu (%) % 9.30 8.40 7.00 7.10 7.95 (9.90) (9.20) (6.50) (2.95) 6 Tỷ trọng XSXX / Tổng kim ngạch xuất khẩu (%) % 21.00 20.90 17.50 17.00 19.10 (0.40) (16.20) (2.90) (2.69) 7 Số liệu tờ khai nhập khẩu Tờ 55,878 89,674 132,058 194,896 118,126 60.50 47.30 47.60 5.38 8 Số liệu tờ khai xuất khẩu Tờ 50,453 86,879 125,893 181,823 111,262 72.20 44.90 44.40 5.45
2.1.2.2. Xuất khẩu hàng hoá sử dụng nguyên liệu nhập khẩu..
Là hoạt động “đầu ra” có tính gắn kết cao với hoạt động nhập khẩu nguyên liệu (để sản xuất hàng xuất khẩu) “đầu vào”, hoạt động xuất khẩu hàng hoá (sử dụng nguyên liệu nhập khẩu) có phần lớn các điểm tương đồng về kim ngạch, về tốc độ tăng trưởng kim ngạch, số lượng doanh nghiệp tham gia và sự đa dạng về ngành nghề.
Các số liệu trên Bảng 3, Bảng 5 và Bảng 6 cho thấy giai đoạn 2008 – 2011 cũng cho thấy hoạt động xuất khẩu sản phẩm (sử dụng nguyên liệu nhập khẩu) có một số đặc điểm nổi bật:
Các số liệu trên Bảng 3, Bảng 5 và Bảng 6 cho thấy giai đoạn 2008 – 2011 cũng cho thấy hoạt động xuất khẩu sản phẩm (sử dụng nguyên liệu nhập khẩu) có một số đặc điểm nổi bật:
Thứ nhất, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá sử dụng nguyên liệu nhập khẩu hàng năm bình quân đạt: 4.54 %, cao hơn tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu 3.95 % (xem Bảng 3). Điều này chứng tỏ tỷ lệ nội địa hoá nguyên liệu ngày một tăng lên, thể hiện nguồn cung cấp nguyên liệu nội địa đang ngày một phát triển. Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá sử dụng nguyên liệu nhập khẩu có tốc độ tăng năm sau cao hơn năm trước. Bảng 6 cung cấp thêm một số đặc điểm đáng chú ý nữa.
o Kim ngạch xuất khẩu hàng công nghệ thông tin tăng nhanh nhất, bình quân đạt 4.75 %/năm.
o Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt giá trị cao nhất 138.2 triệu USD/năm, chiếm 19.6% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá sử dụng nguyên liệu nhập khẩu.
Bảng 4: Cơ cấu kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu theo ngành hàng.
STT
Kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu theo
ngành hàng 2008 2009 2010 2011 Tăng trƣởng hàng năm (%) Bình quân 2008-2011 Giá trị (triệu USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (triệu USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (triệu USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (triệu USD) Tỷ trọng (%) 2009/ 2008 2010/ 2009 2011/ 2010 Giá trị (triệu USD) Tỷ trọng (%) Tăng trƣởng (%) 1 Giày dép 13.0 4.0 16 4.2 19.0 4.1 22.9 4.0 24.1 17.5 20.3 17.8 4.1 3.96 2 Dệt may 120.6 37.0 144 37.3 176.2 38.0 216.6 37.9 19.2 22.6 22.9 164.3 37.6 4.01