5. Kết cấu của luận văn
1.3.1.2. Yêu cầu thay đổi các chuẩn mực quốc tế trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập
doanh xuất nhập khẩu khi tham gia vào các tổ chức khu vực và toàn cầu.
Sự tham gia của Việt Nam vào Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), và các tổ chức thương mại khu vực như AFTA đòi hỏi phải có sự thay đổi của nhiều quy định pháp luật liên quan, trong đó có quy định về thủ tục hải quan, so với trước khi gia nhập nhằm đảm bảo các thành viên tuân thủ đúng các quy định chung của tổ chức. Các quy định về miễn giảm thuế xuất nhập khẩu theo lộ trình, yêu cầu về minh bạch hoá thông tin, kê khai hải quan cũng như đảm bảo sự công bằng giữa doanh nghiệp và cơ quan hải quan thường là những yếu tố Việt Nam cần phải sửa đổi thủ tục hải quan của mình.
Ví dụ: Gia nhập WTO vào ngày 11/1/2007, Việt Nam đã đồng ý thực hiện hai cam kết chính sau khi gia nhập là cam kết đa phương và cam kết mở cửa
thị trường, trong đó, cam kết đa phương là nhân tố có ảnh hưởng đến quy định về thủ tục hải quan đối với nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu. Cụ thể, VN thực hiện:
o Các cam kết về định giá tính thuế xuất nhập khẩu;
o Một số cam kết có liên quan đến thuế tiêu thụ đặc biệt, quyền kinh doanh (xuất nhập khẩu hàng hoá)...(WTO cho phép hưởng 1 thời gian chuyển đổi trước khi thực hiện).
o Cam kết vể thuế xuất nhập khẩu:
+ Mức cam kết chung: Ví dụ, Việt Nam đồng ý ràng buộc mức trần cho toàn bộ biểu thuế (10.600 dòng)
+ Mức cam kết cụ thể: Ví dụ, Việt Nam nhất trí cắt giảm khoảng hơn 1/3 số dòng thuế, chủ yếu là các dòng có thuế suất trên 20%.
Các chuẩn mực chung của quốc tế trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu cũng thường xuyên được sửa đổi, cập nhật. Để đảm bảo phù hợp với thực tế và qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, thủ tục hải quan cần phải được sửa đổi để đảm bảo phù hợp với những thay đổi của các chuẩn mực chung.