Quá trình sản xuất lạc

Một phần của tài liệu Điều tra, đánh giá ô nhiễm do sử dụng hóa chất trong sản xuất hàng nông – thủy sản xuất khẩu và đề xuất giải pháp phòng ngừa (Trang 70)

Lạc đƣợc trồng chủ yếu ở Diễn Châu và Nghi Lộc. Theo điều tra, lạc thƣờng đƣợc trồng xen canh với các cây hoa màu khác nhƣ lúa, ngô, khoai, rau, vừng, dƣa. Thời gian thu hoạch cũng dao động từ 3 – 6 tháng.

Việc bón phân cho lạc tại địa phƣơng thƣờng đƣợc thực hiện trƣớc khi thu hoạch trên 1 tháng. Các loại phân thƣờng đƣợc bón cho lạc là NPK. Bên cạnh đó ngƣời dân cũng sử dụng các loại phân khác nhƣ phân chuồng, hữu cơ, ure, vi sinh, phân vô cơ.

Đề tài: “Điều tra, đánh giá ô nhiễm do sử dụng hóa chất trong sản xuất hàng nông – thủy sản xuất khẩu và đề xuất giải pháp phòng ngừa”

Tỷ lệ sử dụng phân bón tại địa phƣơng nhƣ sau:

Tỷ lệ phân bón sử dụng 32% 27% 16% 6% 5% 14% NPK

Kết hợp NPK, phân chuồng, hữu cơ, ure, vi sinh Phân chuồng

Phân hữu cơ và vô cơ Phân chuồng và vô cơ Khác

Hình 5. 1. Tỷ lệ phân bón sử dụng trong sản xuất lạc tại Diễn Châu và Nghi Lộc

Đa số các hộ trồng lạc không sử dụng các chất kích thích sinh trƣởng. Tuy nhiên vẫn có một bộ phận sử dụng các loại phân bón lá, chất kích thích nảy mầm và nhiều hạt, các chất hữu cơ sinh học và các loại thuốc không rõ nguồn gốc. Theo điều tra, tỷ lệ hộ dân sử dụng chất kích thích sinh trƣởng trên cây lạc nhƣ sau:

Các loại chất kích thích sinh trưởng sử dụng trong sản xuất lạc 70% 15% 1% 7% 5% 2% Phân bón qua lá KH MD01 Chất kích thích nảy mầm và nhiều hạt Chất hữu cơ sinh học

Chất không rõ nguồn gốc Không sử dụng

Hình 5. 2. Tỷ lệ các chất kích thích sử dụng trong sản xuất lạc tại Diễn Châu và Nghi Lộc

Đề tài: “Điều tra, đánh giá ô nhiễm do sử dụng hóa chất trong sản xuất hàng nông – thủy sản xuất khẩu và đề xuất giải pháp phòng ngừa”

Tỷ lệ ngƣời dân sử dụng vi sinh trong phòng trừ sâu bệnh còn thấp, chủ yếu là sử dụng các loại TBVTV, thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ. Trong việc sử dụng TBVTV cho lạc tuy có lợi ích trong việc phòng trừ sâu bệnh nhƣng dƣ lƣợng tồn tại trong đất cũng gây ô nhiễm môi trƣờng đất và nƣớc trong đất. Ngƣời dân trồng lạc tại địa phƣơng thƣờng đối mặt với sâu bệnh là sâu xanh. Để đối phó với tình trạng này ngƣời dân thƣờng sử dụng các loại thuốc nhƣ: Angun, đầu trâu Bisat 0,5 ME, Thianmethin 0,5 ME, Amate 150SC. Góp phần vào nguyên nhân gây ô nhiễm môi trƣờng đất và nƣớc còn có tác nhân do việc sử lý nƣớc thải từ hoạt động vệ sinh dụng cụ chứa TBVTV. Theo điều tra thì tình hình xử lý nƣớc thải từ việc vệ sinh dụng cụ chứa nhƣ sau:

Tình hình xử lý nước thải từ việc vệ sinh dụng cụ chứa

58% 38%

4%

Thải trực tiếp ra đất Được xử lý Thải trực tiếp ra ao, hồ

Hình 5. 3. Tình hình xử lý nước thải từ hoạt động vệ sinh dụng cụ chứa TBVTV

Ngƣời dân trồng lạc thƣờng phun thuốc trƣớc khi thu hoạch từ 1 – 2 tháng. Ngƣời dân cũng ý thức hơn trong việc cất giữ TBVTV. Theo điều tra thì đa số mọi ngƣời cất giữ TBVTV xa nơi chứa nông sản (chiếm 94% trên tổng số hộ điều tra), chỉ có một bộ phận nhỏ (khoảng 6%) vẫn đặt TBVTV gần nơi chứa nông sản. Bên cạnh đó, việc vệ sinh thùng chứa sản phẩm cũng đƣợc quan tâm hơn.

Một phần của tài liệu Điều tra, đánh giá ô nhiễm do sử dụng hóa chất trong sản xuất hàng nông – thủy sản xuất khẩu và đề xuất giải pháp phòng ngừa (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)