TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÁC MẶT HÀNG NÔNG THỦY SẢN

Một phần của tài liệu Điều tra, đánh giá ô nhiễm do sử dụng hóa chất trong sản xuất hàng nông – thủy sản xuất khẩu và đề xuất giải pháp phòng ngừa (Trang 66)

Với diện tích lớn, Nghệ An có những yếu tố cần thiết để phát triển nông thủy sản, đặc biệt cho xuất khẩu. Năm 2008 tổng giá trị xuất khẩu của Nghệ An đạt 146694 nghìn đô la Mỹ. Trong đó các thành phần kinh tế tham gia nhƣ sau:

15%

31% 34%

19% 1%

CN nặng - Khoáng sản CN nhẹ - tiểu thủ CN

Nông sản Lâm sản

Thủy sản

Hình 4. 13. Tỷ lệ hàng xuất khẩu của các thành phần kinh tế tỉnh Nghệ An năm 2008

Theo biểu đồ trên có thể thấy các mặt hàng nông sản của Nghệ An chiếm tỷ trọng xuất khẩu khá lớn. Trong khi đó, đối tƣợng nghiên cứu khác của đề tài là thủy sản lại chiếm tỷ lệ quá nhỏ trong cơ cấu giá trị xuất khẩu của tỉnh.

Lƣợng xuất khẩu của các mặt hàng nông thủy sản thuộc phạm vi đề tài qua các năm nhƣ sau:

Đề tài: “Điều tra, đánh giá ô nhiễm do sử dụng hóa chất trong sản xuất hàng nông – thủy sản xuất khẩu và đề xuất giải pháp phòng ngừa”

5041 13792 70 6713 4382 333 5390 9627 478 5940 2332 116 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 tấn 2005 2006 2007 2008 Chè Lạc nhân Thủy sản

Hình 4. 14. Lượng hàng nông thủy sản xuất khẩu của Nghệ An qua các năm

Trong khi sản lƣợng chè xuất khẩu khá ổn định thì lƣợng lạc nhân xuất khẩu của Nghệ An qua các năm có sự suy giảm rõ rệt. Từ lƣợng xuất khẩu đạt 13.792 tấn năm 2005, đến năm 2008 lƣợng này chỉ còn là 2.332 tấn, giảm hơn 83%.

Đề tài: “Điều tra, đánh giá ô nhiễm do sử dụng hóa chất trong sản xuất hàng nông – thủy sản xuất khẩu và đề xuất giải pháp phòng ngừa”

CHƢƠNG V: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG Ô NHIỄM DO SỬ DỤNG HÓA CHẤT TRONG SẢN XUẤT HÀNG NÔNG

THỦY SẢN XUẤT KHẨU TỈNH NGHỆ AN

5.1. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG HÓA CHẤT TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT NÔNG – THỦY SẢN XUẤT KHẨU

Theo báo cáo kết quả hoa ̣t đô ̣ng thanh tra chuyên ngành năm 2008 của Chi cục Bảo vệ Thực vật, trong năm 2008 tỉnh có 3 cƣ̉a hàng kinh doanh TBVTV ngoài danh mu ̣c cho phép , 7 cƣ̉a hàng kinh doanh và sản xuất TBVTV không nhãn mác . Bên ca ̣nh đó quá trình kiểm tra số hô ̣ nông dân có sƣ̉ du ̣ng TBVTV cũng đã phát hiê ̣n ra 41 hô ̣ đã sƣ̉ du ̣ng thuốc không đúng quy trình kỹ thuâ ̣t , không đảm bảo thời gian cách ly và sƣ̉ du ̣ng thuốc ngoài danh mu ̣c.

Bên cạnh đó, tỉnh vẫn còn tồn tại nhiều kho TBVTV gây ô nhiễm môi trƣờng do trong quá trình xây dựng các kho chứa và bảo quản thuốc chƣa đúng quy định. Một số kho TBVTV gây ô nhiễm đã đƣợc phát hiện nhƣ sau:

+ Xã nghi Thuận, huyện Nghi Lộc: Kho có diện tích 35m2 chứa khoảng 60kg thuốc BVTV. Ngày 19/95/2007 UBND xã đã phá nhà kho.

+ Xã Thọ Sơn, huyện Anh Sơn: Kho có diện tích khoảng 27m2, đang chứa khoảng 100kg thuốc dipterex, nhà kho nằm gần khu dân cƣ.

+ Thị trấn Thanh Chƣơng: Năm 2004 kho đƣợc Trung tâm hóa học Bộ Quốc Phòng tiến hành xử lý thuốc và nền kho. Vừa qua Cục Bảo vệ môi trƣờng tiến hành phân tích chất lƣợng đất cho thấy trong nền đất vẫn còn tồn dƣ TBVTV.

Thói quen của ngƣời dân trong việc sử dụng TBVTV vẫn chƣa thay đổi, việc vệ sinh dụng cụ sau khi phun vẫn đƣợc đổ bừa bãi ra đất hoặc xuống kênh mƣơng, các loại vỏ chai, bao gói TBVTV vẫn đƣợc thải ngoài đồng, ruộng, nơi gần nguồn nƣớc sinh hoạt gây ô nhiễm môi trƣờng đất, nguồn nƣớc.

5.1.1. Quá trình sản xuất chè

Trong những năm qua diện tích chè ở Nghệ An bị ảnh hƣởng của các sâu bệnh gây hại nhƣ rầy xanh, bọ xít muỗi, thối búp,… tại các vùng trồng chè của các xã Thanh Hƣơng, Thanh Bình, Thanh Thủy, Thanh Mai của huyện Thanh Chƣơng và gây hại trên diện hẹp ở huyện Anh Sơn. Các loại sâu bệnh trên cây chè của Thanh Chƣơng và Anh Sơn với mật độ, tỷ lệ thấp nên tác hại không đáng kể đến năng suất cây trồng. Tuy nhiên, để đối phó với các loại sâu bệnh và tăng tốc độ sinh trƣởng của cây chè ngƣời dân cũng thực hiện một số biện pháp nhƣ bón phân, xịt thuốc,…

Đề tài: “Điều tra, đánh giá ô nhiễm do sử dụng hóa chất trong sản xuất hàng nông – thủy sản xuất khẩu và đề xuất giải pháp phòng ngừa”

Đối với chè ngƣời dân hầu nhƣ rất ít sử dụng các TBVTV. Các chất kích thích sinh trƣởng thƣờng đƣợc ngƣời dân sử dụng nhƣ KH, Futunic, Agicunic. Tuy nhiên việc sử dụng các chất kích thích sinh trƣởng cũng rất hạn chế. Ngƣời dân thƣờng sử dụng các loại TBVTV trên cây chè nhƣ: Actara, Nibas, Regent để phòng trừ sâu bệnh. Theo điều tra thì tỷ lệ hộ dân sử dụng TBVTV trên địa bàn 2 huyện Thanh Chƣơng và Anh Sơn nhƣ sau:

Bảng 5. 1. Tỷ lệ hộ dân sử dụng TBVTV tại 2 huyê ̣n Thanh Chương và Anh Sơn

STT Tình trạng sử dụng TBVTV

Tỷ lệ (%)

Công dụng Độ độc

1 Thuốc Actara 20 Trị rầy xanh, bọ trĩ, bọ xít muỗi

Nhóm 3 2 Thuốc Nibas 24 Trị rầy xanh, bọ xít muỗi Nhóm 2

3 Thuốc Regent 9 Sâu cuốn lá Nhóm 2

4 Không rõ loại thuốc 6

5 Không sử dụng 41

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra Chú thích: - Nhóm 1 (rất độc, có LD 50 < 100 mg/kg, LD là liều lƣợng gây chết 50% cá thể sử dụng trong thí nghiệm) - Nhóm 2 (độc cao, LD 50 = 100 - 300 mg/kg) - Nhóm 3 (độc vừa, LD 50 = 300-1000mg/kg) - Nhóm 4 (độc ít, LD 50 > 1.000 mg/kg).

Điều quan trọng ở đây là đa số ngƣời dân trong vùng vẫn duy trì thói quen vệ sinh dụng cụ chứa TBVTV rồi thải trực tiếp ra đất. Theo thời gian, dƣ lƣợng của TBVTV trong môi trƣờng sẽ làm giảm chất lƣợng nƣớc và tác hại đến sinh vật và con ngƣời. Bên cạnh đó, tuy nhận thức của ngƣời dân ngày càng tăng, sử dụng các loại phân bón cho cây chè đúng chủng loại nhƣng lƣợng phân bón cho cây cũng có thể gây ô nhiễm cho môi trƣờng đất và nƣớc.

Tình trạng phun TBVTV tại địa phƣơng vẫn còn gần với thời gian thu hoạch. Theo điều tra vẫn còn khoảng 9% số hộ dân phun thuốc trƣớc khi thu hoạch dƣới 1 tháng, 17% số hộ phun thuốc trƣớc thời gian thu hoạch từ 1 – 2 tháng và 74% là trên 2 tháng. Đa số các hộ dân đều đặt TBVTV xa nơi chứa nông sản (khoảng 90% số hộ đƣợc điều tra). Tuy nhiên vẫn còn 10% số hộ vẫn còn đặt TBVTV gần nơi chứa nông sản.

Đề tài: “Điều tra, đánh giá ô nhiễm do sử dụng hóa chất trong sản xuất hàng nông – thủy sản xuất khẩu và đề xuất giải pháp phòng ngừa”

Một phần của tài liệu Điều tra, đánh giá ô nhiễm do sử dụng hóa chất trong sản xuất hàng nông – thủy sản xuất khẩu và đề xuất giải pháp phòng ngừa (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)