Làng nghề Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn ThS Địa lý học Nghiên cứu phát triển du lịch làng nghề truyền thống tỉnh Bắc Ninh (Trang 26)

Theo thống kê của Hiệp hội LN Việt Nam, hiện nay cả nước có khoảng hơn 3000 LN thủ công, thuộc 11 nhóm nghề chính là sơn mài, gốm sứ, thêu ren, mây tre đan, cói, dệt, giấy, tranh dân gian, gỗ, đá, kim khí. Trong đó có 400 LNTT với 53 nhóm nghề làm ra khoảng 200 loại sản phẩm thủ công khác nhau. Nhiều sản phẩm nghề có lịch sử phát triển hàng năm, hàng nghìn năm [29].

19

LN Việt Nam mang tính tập tục truyền thống, đặc sắc, có tính kinh tế bền vững, mang đến nhu cầu việc làm tại chỗ và những lợi ích thiết thực cho các cộng đồng cư dân nhỏ lẻ trên mọi miền đất nước (chủ yếu ở các vùng ngoại vi thành phố và vùng nông thôn), đồng thời góp phần vào sự nghiệp phát triển chung của toàn xã hội. Các LN thủ công, LNTT, hay làng nghề cổ truyền... có mặt khắp nơi trên đất nước ta, và thường được gọi chung là làng nghề. Những phát hiện về khảo cổ học, những cứ liệu lịch sử đã chứng minh được các LN Việt Nam đã ra đời từ hàng ngàn năm trước đây. Các LN thường tập trung chủ yếu ở các vùng châu thổ sông lớn như châu thổ sông Hồng, tại Hà Nội, Hà Tây, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định ...

Cùng với sự phát triển của đất nước, có rất nhiều LN cũng phát triển mạnh và có những sản phẩm, những thương hiệu nổi tiếng, có sức hấp dẫn rất lớn như: làng gốm Bát Tràng, làng gốm Phù Lãng, làng gỗ Đồng Kỵ, làng tranh Đông Hồ, làng chiếu Nga Sơn, làng đá Non Nước, làng vàng bạc Châu Khê, làng chạm bạc Đồng Xâm, làng lụa Vạn Phúc, làng gốm xứ Bình Dương…

Trong công cuộc CNH-HĐH nông nghiệp và nông thôn, các LN không chỉ sản xuất, kinh doanh, mà còn là nơi tổ chức sinh hoạt cộng đồng, mang sắc thái văn hóa riêng biệt, có đặc trưng của từng làng theo ngành nghề truyền thống lâu đời, là nét độc đáo góp phần mở rộng phát triển các loại hình du lịch ở nước ta. Cho nên, đánh thức và phát triển du lịch LN là hướng đi hữu hiệu nhằm đưa sản phẩm làng nghề vào thị trường, nâng cao thu nhập đời sống cho các nghệ nhân tâm huyết với nghề.

Một phần của tài liệu Luận văn ThS Địa lý học Nghiên cứu phát triển du lịch làng nghề truyền thống tỉnh Bắc Ninh (Trang 26)