Sản phẩm dulịch

Một phần của tài liệu Luận văn ThS Địa lý học Nghiên cứu phát triển du lịch làng nghề truyền thống tỉnh Bắc Ninh (Trang 67)

Gốm Phù Lãng

Sản phẩm chính của gốm Phù Lãng xưa là chum vại, ấm đát, chậu cảnh, tiêu sành... Ngày nay với những bàn tay tài hoa và nhiệt huyết muốn khôi phục, gìn giữ nghề truyền thống của làng, các nghệ nhân thế hệ mới (như nghệ nhân Vũ Hữu Nhung với cái tên quen thuộc gốm Nhung, nghệ nhân Thiều với cái tên quen thuộc gốm Thiều) đã và đang “ thổi hồn vào đất, sáng tạo và phát triển những tinh hoa của nghề gốm với nghệ thuật tạo hình khối, hoa văn....hết sức phong phú. Các nghệ nhân đã tạo ra được nhiều sản phẩm mẫu gốm mới như: Tranh gốm, lọ hoa gốm, ấm chén gốm, gốm trang trí, gốm ốp tường, lư hương.... đã và đang được du khách, doanh nhân, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm đón nhận.

Điểm đặc trưng khác biệt của Gốm Phù Lãng là được phủ một lớp men có màu

‟da lươn” với hoa văn thanh nhã và bền đẹp (nay màu sắc trang trí đã được tạo mẫu phong phú như trắng, đỏ, đen... được chế từ chất liệu tự nhiên). Cũng như nghề gốm Bát Tràng (Gia Lâm) và Thổ Hà (Bắc Giang), phương pháp tạo hình sản phẩm (có diện tròn) là chuốt. Tất cả các sản phẩm được đưa lên bàn xoay tay. Xung quanh bàn tay xoay có 2-3 người (thường là phụ nữ), trong đó một người chuyên

60

ngồi chuốt, một người vần bàn tay xoay và một người chạy ngoài. Người vần bàn xoay đồng thời làm nhiệm vụ lăn đất thành đòn chuốt (còn gọi là xe đòn).

Người chạy ngoài trông nom đánh dát đất, mang sản phẩm đã chuốt xong ra phơi. Đối với sản phẩm sau khi đã tạo xong, để cho se dần khi sờ tay vào không thấy dính, lúc bấy giờ người thợ tiến hành nhúng, thúc bên trong sản phẩm cho thành hình đồ vật rồi lại để cho ráo. Lúc này nếu thấy sản phẩm có vết dạn nứt thì được vá lại bằng đất mịn và nát.

Bước cuối cùng trong khâu hoàn thành sản phẩm là ve, nạo sản phẩm sau khi sản phẩm đã thành “bạc hàng” (chuyển mầu trắng). Ve, nạo xong, sản phẩm được tráng lên một lớp men tạo màu sắc. Chất liệu làm men tráng có: một là tro cây rừng (loại cây mà khi đốt, tàn tro trắng như vôi, hoặc tàn thuốc), hai là vôi sống (vôi tả), ba là sỏi ống nghiền nát, bốn là bùn phù sa trắng. Những chất liệu này sau khi sơ chế trộn đều với nhau theo một tỷ lệ nhất định chế thành một chất lỏng. Khi sản phẩm còn ẩm, người thợ dùng chổi lông quét men lên bên ngoài của sản phẩm một lớp mỏng thích hợp rồi đem phơi. Sau khi quét men và phơi khô, sản phẩm có mầu trắng đục. Sản xuất men là cả bí quyết kỹ thuật người thợ thủ công ngày xưa giữ kín.

Sản phẩm sau khi được tráng men, tạo màu và phơi khô được xếp thành từng chồng đưa vào lò nung ở nhiệt độ lên tới1000˚C trong thời gian 3 ngày 3 đêm. Xếp sản phẩm trong lò nung phải tuân theo nguyên tắc tiết kiệm tối đa không gian trong lò. Mỗi mẻ nung cho ra khoảng 1000 sản phẩm gốm các loại.

Gốm Phù Lãng được biết đến từ lâu với những đặc trưng riêng có, do vậy lượng khách du lịch đến khá nhiều so với một số LNTT khác. Cụ thể có 52% ý kiến được hỏi nói đến Phù Lãng là vì muốn tìm hiểu về sản phẩm cũng như quy trình sản xuất sản của LN, 54% là đến để được trải nghiệm tự tay mình tham gia vào sản xuất (bảng 2.11).

61

Bảng 2.11: Điểm hấp dẫn du khách khi đến với làng nghề

Gốm Phù Lãng Tranh Đông Hồ Số lượng (Khách) Tỉ lệ(%) Số lượng (Khách) Tỉ lệ(%) SP TCMNTT 26 52 43 86 Dịch vụ DL 0 0 0 0 VH truyền thống 8 16 5 10

Người dân thân thiện 42 84 40 80

Được tham gia SX 27 54 18 36

( Nguồn HV điều tra khảo sát tại LN - năm 2014)

Tuy nhiên, khách đến xem và tham gia vào thử nghiệm làm thì nhiều, nhưng ít mua sản phẩm (34% lượng khách đến) vì sản phẩm gốm chưa phù hợp với khách du lịch biểu đồ 2.7). Cụ thể, sản phẩm gốm lưu niệm và trưng bày ở đây còn ít, đơn điệu ; thêm nữa là thường to, cồng kềnh nên dễ vỡ và khó mang theo.

Biểu đồ 2.7: Mức độ đáp ứng nhu cầu của khách về sản phẩm làng nghề

( Nguồn HV điều tra khảo sát tại LN - năm 2014)

Tranh Đông Hồ

Tranh Đông Hồ là một trong 4 dòng tranh dân gian cổ nổi tiếng ở nước ta.

62

Tranh dân gian Đông Hồ phát triển tới vài trăm thể loại (đề tài) khác nhau. Ngày nay, các nghệ nhân ở LN còn sáng tác cả loại tranh gỗ với những đề tài vừa truyền thống vừa hiện đại. Tiêu biểu là một số thể loại sau:

- Thể loại cuộc sống sinh hoạt hàng ngày: Tranh gà, tranh lợn, đi cày, đi cấy, trăn trâu thả diều, hứng dừa, tắm sen...

- Thể loại phê phán: Đánh ghen, đám cưới chuột, vinh quy bái tổ, thày đồ cóc... - Thể loại tín ngưỡng: Ông Công ông Táo, Ngũ đinh thiên ất, tiến tài tiến lộc... - Thể loại tranh bộ: Tứ bình, tứ quý, tố nữ...

- Thể loại tranh truyện: Thạch Sanh, Phạm Công Cúc Hoa, Kiều... - Thể loại tranh chữ và câu đối: chữ tâm, chữ đức, chữ phúc, chữ thọ...

Thủa xưa, tranh dân gian Đông Hồ là một nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của nhiều gia đình khắp các vùng trong cả nước ta mỗi khi tết đến xuân về. Tết đến, bước vào một nhà bình dân chơi tranh Đông Hồ, thường người ta thấy: Tranh "chủ" ở gian giữa để thờ cúng tổ tiên. Hai bên cột nhà là đôi câu đối đỏ. Gian nhà tiếp khách hoặc gian bên là các tranh: tranh có đề tài lịch sử (Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Đinh Tiên Hoàng...), tranh về sinh hoạt xã hội (hứng dừa, đánh ghen, rước trống, hội vật...) vv...Tùy theo nhu cầu thẩm mĩ của chủ nhà mà chơi các tranh có chủ đề khác nhau, ví như: để cầu chúc cho một năm mới tốt lành có tranh "Đại cát". Tượng trưng cho cuộc sống gia đình vợ chồng con cái sum họp hạnh phúc có tranh "Gà trống mái và đàn con". Mong ước cho con cháu học hành hiển đạt hiển vinh có bộ tranh "Vinh hoa", "Phú quý", "Nhân nghĩa", "Lễ trí". Mong muốn làm ăn chăn nuôi phát đạt có tranh "đàn lợn", " đàn gà". Còn như vào những gia đình khá giả, người ta thường thấy những tranh bộ có khổ lớn hoà nhập với sự hoành tráng của kiến trúc như tranh: "Tứ quý" (mai, lan, cúc, trúc), "Tứ Bình " (tùng, trúc, cúc, mai), "Tố Nữ" (4 cô gái đẹp: người chơi đàn tỳ bà, người thổi sáo, người kéo nhị, người gõ phách) tượng trưng cho vẻ đẹp thanh lịch, tài hoa của các bậc giai nhân xưa.

Trước đây, để tiêu thụ tranh, làng Đông Hồ có một chợ tranh rất lớn ngay tại đình làng họp vào dịp cuối năm. Chợ tranh họp 5 phiên trong tháng chạp vào các

63

ngày 6, 11, 16, 21, 26. Chợ chỉ họp và bán tranh sau khi các gia đình đã sửa lễ cúng thánh. Thuyền bè các nơi theo sông Đuống về Đông Hồ mua tranh mang đi bán khắp các nơi trong nước.

Dù ai buôn bán trăm nghề

Nhớ đến tháng chạp thì về buôn tranh...

Từ xưa đến nay, người Đông Hồ với nghề làm tranh, không phải chỉ là chuyện nghề nghiệp với "miếng cơm manh áo", góp thêm cái đẹp cho nhân dân vào những ngày tết cổ truyền dân tộc, mà dường như ở đó đã hội tụ và toả sáng một nền văn hiến hàng ngàn năm của quê hương, dân tộc.

Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong Hồn dân tộc sáng bừng trên giấy điệp

Ngày nay, tranh Đông Hồ không những được người dân trong nước yêu thích mà còn được nhiều du khách trên thế giới biết đến.Có 86% số khách được hỏi đến với LN tranh Đông Hồ là vì tính hấp dẫn của sản phẩm (bảng 2.11). Bởi sản phẩm tranh Đông Hồ rất đẹp, mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam và riêng biệt của vùng văn hóa Kinh Bắc. Hơn nữa lại có rất nhiều chủ đề khác nhau và khá gọn nhẹ nên phù hợp với nhu cầu của du khách và rất tiện lợi cho khách mang theo (biểu đồ 2.7). Chính vì vậy, khi đến với tranh Đông Hồ lượng khách mua tranh khá cao (khoảng 80%). Khách đến mua tranh về để treo hay để làm quà tặng cho người thân bạn bè…

Một phần của tài liệu Luận văn ThS Địa lý học Nghiên cứu phát triển du lịch làng nghề truyền thống tỉnh Bắc Ninh (Trang 67)