Tài nguyên dulịch

Một phần của tài liệu Luận văn ThS Địa lý học Nghiên cứu phát triển du lịch làng nghề truyền thống tỉnh Bắc Ninh (Trang 47)

2.2.2.1. Sản phẩm du lịch làng nghề

Bắc Ninh có mạng lưới các LN khá dày đặc. Theo điều tra khảo sát tháng 10/2013 của Sở Công thương Bắc Ninh, toàn tỉnh có 140 LN phi nông nghiệp trong đó có 62 LN được xem là khá phát triển với 31 LNTT (chiếm 1/10 tổng số LNTT của cả nước) (xem phụ lục 2). Các LN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh phân bố theo đơn vị hành chính như sau:

40

Bảng 2.2: Số lượng các làng nghề tỉnh Bắc Ninh - năm 2013

STT Thành phố, thị xã, huyện Số xã, phường Số làng nghề (làng) Tỷ lệ LNTT (%) 1 Tp Bắc Ninh 20 5 20 2 TX Từ Sơn 11 18 50 3 H. Tiên Du 14 3 66,7 4 H. Yên Phong 14 13 46,2 5 H. Lương Tài 14 6 50 6 H. Gia Bình 14 7 28,6 7 H. Thuận Thành 18 5 100 8 H. Quế Võ 21 5 80 Cộng 126 62 50

( Nguồn Sở Công Thương Bắc Ninh)

LN ở Bắc Ninh có lịch sử tồn tại từ hàng trăm năm nay. Trong những năm qua, nhất là khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới thì hoạt động LN ở Bắc Ninh đã có bước nhảy vọt lớn, sôi động chưa từng thấy. LN thủ công ở đây phong phú, đa dạng và hoạt động ở hầu hết các ngành kinh tế chủ yếu từ việc chế biến nông sản, thực phẩm làm các món ăn đặc sản đến sản xuất các vật dụng gia đình, chế tạo công cụ sản xuất nông nghiệp, làm các mặt hàng mỹ nghệ, các sản phẩm nghệ thuật...(Bảng 2.3).

41

Bảng 2.3: Cơ cấu ngành nghề ở làng nghề tỉnh Bắc Ninh - 2013

STT Ngành nghề

1 SX đồ gỗ mỹ nghệ, mộc dân dụng 2 Mây tre đan, làm nón lá, đan cói 3 Xây dựng 4 Cơ khí 5 SX VLXD 6 SX gốm 7 SX tranh, giấy, làm vàng mã 8 May mặc, thêu, dệt 9 Đúc, gò đồng nhôm, các sản phẩm từ đồng nhôm

10 Chế biến lương thực, thực phẩm (Xay xát, nấu rượu, làm mỳ, làm bánh đa, làm bánh)

11 Thu mua phế liệu

Tổng: 11

(Nguồn Sở Công Thương Bắc Ninh )

Trong số các nghề và làng nghề truyền thống tỉnh Bắc Ninh có một số nghề và làng nghề có lợi thế để thu hút khách du lịch, có thể khai thác với vai trò là điểm du lịch trọng tâm.

- Nhóm nghề và LN sản xuất gỗ mỹ nghệ: bao gồm các làng nghề Đồng Kỵ, Hương Mạc, Phù Khê, Tam Sơn. Trong đó tiêu biểu có LNTT sản xuất gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ (xã Đồng Quang, tx Từ Sơn). Sản phẩm làng nghề rất đa dạng, đượcchia làm 2 dòng: dòng sản phẩm truyền thống (hàng chạm) thiên về sự biểu hiện vẻ đẹp ở đường nét, hình khối với sự cầu kỳ của các thao tác kỹ thuật. Tiêu biểu có sập gụ, tủ chè, hoành phi câu đối, tam sơn - ngũ nhạc, ngai thờ, tượng thờ, kiệu rước, tượng mỹ nghệ... Dòng sản phẩm hiện đại (hàng trơn) có các loại giường, ghế, bàn, tủ.... cái đẹp trong sản phẩm trơn được biểu hiện ở sự phong phú của kiểu dáng, cân đối

42

của tỷ lệ các thành phần cấu thành vật phẩm. Sản phẩm gỗ mỹ nghệ nơi đây đã trở lên nổi tiếng, được tiêu thụ khắp toàn quốc và xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới (Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Đức, Pháp, Nga, Mỹ, Nhật Bản, ASEAN).

- Nhóm nghề và LN mây tre đan: gồm các LN Xuân Lai, Đại Lai, Lãng Ngâm, trong đó tiêu biểu là LN mây tre hun Xuân Lai (xã Xuân Lai, huyện Gia Bình). Sản phẩm làng nghề hiện tại rất đa dạng và chủ yếu là đồ mỹ nghệ phục vụ sinh hoạt như đèn lồng tre, ghế xích đu, mành, giát giường, ghế, nhà tre (cho các làng).... Đặc biệt sản phẩm tre tranh, khung tranh cho làng tranh Đông Hồ.

- Nhóm nghề và LN sản xuất gốm : tiêu biểu là LNTT gốm Phù Lãng (xã Phù Lãng, huyện Quế Võ). Sản phẩm gốm của LN khá đa dạng, gồm chum vại, ấm đất, chậu cảnh tranh gốm, lọ hoa gốm, ấm chén gốm, gốm trang trí, gốm ốp tường, lư hương…

- Nhóm nghề và LN gò đúc đồng, nhôm : gồm các LN Đại Bái, Quảng Bố, trong đó nổi tiếng là LNTT đúc đồng Đại Bái (xã Đại Bái, huyện Gia Bình). Sản phẩm của LN gồm có các sản phẩm phục vụ gia đình (nồi đồng, siêu đồng, mâm, chậu thau), các đồ thờ cúng tế lễ (đỉnh đồng, lư hương, chiêng, thanh la…).

- Nhóm nghề và LN sản xuất tranh, giấy màu : tiêu biểu là LNTT tranh dân gian Đông Hồ (xã Song Hồ, huyện Thuận Thành). Tranh Đông Hồ là một trong 4 dòng tranh dân gian nổi tiếng của Việt Nam với những giá trị và vẻ đẹp độc đáo, khác biệt hoàn toàn với các dòng tranh khác từ kỹ thuật in ấn, quy trình chế tác, chất liệu, màu sắc cho đến nội dung. Sản phẩm làng nghề rất đa dạng, có đến cả trăm thể loại (đề tài) khác nhau, gồm thể loại tín ngưỡng, câu đối, tranh chữ, tranh bộ, tranh phê phán… LN giấy Dương Ổ (xã Phong Khê, huyện Yên Phong), sản phẩm chính là sản xuất giấy với nhiều loại, trong đó chủ yếu là giấy màu, giấy catáp.

- Nhóm nghề và LN dệt, thêu, may mặc: tiêu biểu có LNTT ươm tơ Vọng Nguyệt (xã Tam Giang, huyện Yên Phong) với sản phẩm là trồng dâu nuôi tằm,

43

ươm tơ vải lụa. LN dệt Tương Giang (tx Từ Sơn) với sản phẩm gồm khăn, màn, bông vải sợi.

- Nhóm nghề và LN chế biến lương thực - thực phẩm: bao gồm nhiều làng nghề với sản phẩm đa dạng. LN sản xuất rượu: Đại Lâm (xã Tam Đa, Yên Phong), My Xuyên (xã Hương Mỹ, Lương Tài), làng Cẩm (xã Đồng Nguyên, Từ Sơn). LN chế biến các sản phẩm từ tinh bột (bún, bánh, bánh đa): Tiền Trong, Tiền Ngoài (xã Khắc Niệm, Tiên Du), Tử Nê (xã Tân Lãng, Lương Tài), bánh tẻ làng Chờ (Yên Phong), bánh đúc, tương Đình Tổ (Thuận Thành), bánh phu thê (Đình Bảng),..

Khách du lịch khi đến với LNTT Bắc Ninh, ngoài việc tham quan, trải nghiệm và mua sắm những sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống thì còn được thưởng thức nghệ thuật ẩm thực với những món ăn truyền thống của vùng quê Kinh Bắc mà chắc rằng đã một lần thưởng thức thì khó có thể quên. Có thể kể ra đây một vài món ăn tiêu biểu :

- Trầu têm cánh phượng: Nói đến trầu têm cánh phượng là nói đến miếng trầu

vùng Kinh Bắc. Cũng vẫn là nguyên liệu ấy (quả cau, lá trầu,…), nhưng cách têm trầu đã thể hiện sự khéo léo của những liền chị - người con gái Kinh Bắc. Vì thế miếng trầu có sức hấp dẫn đặc biệt và để lại ấn tượng sâu sắc cho bất cứ ai, dù chỉ một lần được mời.

- Bánh tẻ làng Chờ: Chờ là tên gọi chung của 7 làng: Phú Mẫn, Nghiêm Xá, Trung Bạn, Ngân Cầu (thị trấn Chờ), Ngô Nội, Tiên Trà, Phù Lưu (xã Trung Nghĩa) thuộc huyên Yên Phong. Đây là những làng nhiều đồng chiêm cấy được những giống lúa có gạo thơm ngon. Người dân làng Chờ đã dùng loại gạo này làm ra thứ bánh tẻ vừa dẻo vừa dai, vừa giòn vừa thơm, vừa thanh vừa mát khiến cho người ăn nhớ mãi.

44

45

- Bánh khúc làng Diềm: Làng Diềm (còn gọi là làng Viêm Xá) không chỉ níu chân du khách bằng những làn điệu quan họ mượt mà mà còn bởi món quà quê dân dã, mộc mạc: bánh khúc. Bánh có mùi thơm nồng của xôi, vị bùi của đậu xanh, mùi vị đặc trưng của rau khúc. Để làm bánh, các nguyên liệu phải được lựa kỹ càng. Bột làm bánh là gạo nếp và gạo tẻ thơm ngon với tỉ lệ 8 phần nếp 2 phần tẻ. Gạo tẻ sau khi ngâm vài giờ và vo sạch được đem giã nhuyễn cùng với lá khúc tạo nên vỏ bánh. Vỏ bánh phải được dát mỏng nhưng không để lộ nhân bánh. Bánh khúc làng Diềm gồm có hai loại nhân đỗ và nhân hành. Sau khi làm nhân xong và bọc vỏ bánh bên ngoài, dùng gạo nếp rắc lên vỏ bánh và cho bánh vào hấp như đồ xôi.

- Tương Đình Tổ (Thuận Thành): là món ăn xuất hiện từ lâu, tương truyền rằng nó gắn với truyền thuyết về vị Trạng nguyên đầu tiên của nước Đại Việt, Lê Văn Thịnh. Chuyện kể rằng khi qua Đình Tổ về đến làng, Ngài bị ốm thèm ăn một khúc cá nướng chấm tương. Người dân Đình Tổ lấy mốc thời gian đó là thời gian ra đời của nghề làm tương. Tương Đình Tổ có màu đỏ nâu, đặc sánh, mùi thơm, vị ngọt bùi, ngậy béo đặc trưng của gạo nếp, ngô, đỗ tương. Tương được làm tự nhiên do quá trình lên men của gạo, ngô, đỗ tương được ngâm trong môi trường nước chín, có độ mặn vừa đủ của muối. Tất cả tạo cho tương có giá trị dinh dưỡng riêng, dùng chấm rau luộc, thịt, cá, bánh đúc, bún…

- Bánh đúc lạc: Bánh đúc Đình Tổ được chấm với tương Đình Tổ, đó là sự kết hợp tuyệt vời. Du khách sẽ cảm nhận được độ mát của bột gạo, độ bùi béo của lạc rang, mùi thơm ngọt của tương, tất cả quyện vào nhau làm cho món ăn có hương vị rất quê mà ngon miệng.

- Bánh phu thê Đình Bảng: là một đặc sản của vùng quê Đình Bảng. Xưa loại bánh này được xem như món quà quý và sang trọng của các gia đình giàu có, là đặc sản tiến vua. Theo truyền thuyết, tên bánh phu thê bắt nguồn từ sự tích vua Lý Anh Tông đi đánh trận, người vợ ở nhà thương nhớ chồng đã làm bánh này để gửi cho chồng. Vua ăn thấy ngon, nghĩ đến tình nghĩa vợ chồng nên đặt tên bánh là bánh phu thê.Cắn miếng bánh người ăn sẽ cảm nhận được độ dẻo của nếp, chút bùi bùi

46

của đậu xanh, mùi thơm của vừng, chút béo của dừa. Tất cả hòa quyện tạo nên vị ngon ngọt khó quên.

2.2.2.2. Di tích lịch sử - văn hóa gắn với làng nghề

Đến với LNTT Bắc Ninh, bên cạnh việc được chiêm ngưỡng và tự tay tham gia vào quá trình tạo ra sản phẩm truyền thống, du khách còn đồng thời được khám phá những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc luôn gắn liền với lịch sử phát triển của sản phẩm LN. Bắc Ninh có khá nhiều di tích lịch sử - văn hóa LN, trong đó có nhiều di tích đã được Nhà nước cấp bằng công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia hoặc cấp tỉnh. Tiêu biểu như:

Khu lăng mộ tổ sư nghề đồng Nguyễn Công Truyền, đình Văn Lãng, đền Diên Lộc, chùa Diên Phúc ở Ðại Bái (Gia Bình), lăng mộ và đền thờ tổ sư nghề đúc đồng Nguyễn Công Nghệ ở Quảng Bố (Lương Tài).

Đình chùa làng gỗ mỹ nghệ Ðồng Kỵ, đình đền làng Trang Liệt, đình chùa làng Phù Lưu…

Đình Ðình Bảng, đình làng giấy Dương Ổ, đình làng tranh Đông Hồ, đình làng Đại Bái.

Đền thờ ông tổ nghề rèn Thái bảo Quận công Trần Ðức Huệ ở Ða Hội.

2.2.2.3. Lễ hội, phong tục làng nghề

Đến nay, các LNTT ở Bắc Ninh vẫn còn bảo tồn lưu giữ được nhiều lễ hội lớn, những phong tục gắn với quá trình phát triển của nghề. Lễ hội ở các LNTT với nhiều nghi thức trang nghiêm, các sinh hoạt văn hóa nghệ thuật dân gian phong phú, hấp dẫn, mang đậm bản sắc văn hóa cộng đồng của các LNTT vùng Kinh Bắc xưa. Xin nêu ra một số lễ hội đặc trưng như:

Lễ Giỗ Tổ nghề đúc đồng Ðại Bái: được tổ chức vào 29/9 âm lịch hàng năm, để tưởng nhớ ông Tổ nghề Nguyễn Công Truyền sinh năm 989 và mất ngày 29/9/1069. Ông đã có công truyền nghề cho làng, dân làng noi theo đó mà lập nghiệp dần dần thành nghề chính của làng. Theo phong tục của làng từ xa xưa để lại, cứ đàn ông năm tròn 49 tuổi (âm) sẽ phải tham gia Ban tổ chức và phục vụ lễ hội. Ngoài ra vào

47

ngày 10/4 âm lịch ở Đại Bái còn tổ chức lễ hội làng truyền thống, nơi tôn vinh những sản phẩm truyền thống được làm từ đồng, tôn vinh những tấm lòng gắn bó với nghề.

Lễ hội LN Ðồng Kỵ: được tổ chức đều đặn vào ngày mồng 4 tháng Giêng hàng năm với nhiều nghi lễ truyền thống. Trong lễ hội diễn ra rất nhiều hoạt động thể hiện nét văn hóa lành mạnh: giải vật cổ truyền, cầu lông, cờ tướng, bóng truyền, chọi gà, hát Tuồng, hát Quan họ.

Lễ hội “Bách nghệ” làng Như Nguyệt (xã Tam Giang, Yên Phong) vào ngày 5-7 tháng Giêng biểu diễn các nghề của tứ dân “sĩ, nông, công, thương”.

Các lễ hội và tục lệ khác như: tục chọn giờ để đốt lò ở làng nghề Đại Bái, tục lệ đốt lò ở làng nghề gốm Phù Lãng, tục lệ trình nghề vào mồng 2 Tết Nguyên đán ở làng Đại Mão,…

Ngoài các di tích lịch sử - văn hóa, các phong tục gắn với nghề và làng nghề, là tiềm năng lớn để góp phần thúc đẩy phát triển du lịch LNTT, Bắc Ninh còn là vùng đất văn hiến, có bề dày truyền thống văn hóa và thường được xem là trung tâm của những lễ hội dân gian. Hiện Bắc Ninh có gần 1.300 di tích văn hóa, trong đó có hơn 490 di tích được xếp hạng, 194 di tích được xếp hạng cấp quốc gia; nhiều di tích có giá trị tiêu biểu cùng hơn 600 lễ hội truyền thống đậm chất dân gian, trong đó có 10 lễ hội có ý nghĩa đặc biệt và có tầm ảnh hưởng lớn [24]. Trong đó phải kể đến Văn miếu Bắc Ninh, chùa Dâu-trung tâm Phật giáo lớn và cổ nhất Việt Nam, chùa Bút Tháp-với vẻ đẹp nguyên sơ và kiến trúc độc đáo (đã được công nhận là di tích Quốc gia đặc biệt), đền Bà Chúa Kho… Hay các điểm di tích gắn với những lễ hội tiêu biểu như: Chùa Phật Tích-Lễ hội hoa Mẫu đơn, làng Diềm-Lễ hội Diềm (nơi thờ thủy tổ Quan họ ), Đền Đô-Lễ hội Đền Đô (nơi thờ 8 vị Vua triều L ý)…Có thể nói, đây là tài nguyên du lịch nhân văn hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của du khách và các hãng lữ hành. Trên cơ sở này đã tạo điều kiện thuận lợi để ngành du lịch tỉnh Bắc Ninh hình thành các tuyến du lịch kết nối giữa các điểm và loại hình du lịch LNTT với các điểm và loại hình du lịch khác trong tỉnh.

48

2.2.3. Nguồn nhân lực

- Nghệ nhân và đội ngũ thợ LN: Khả năng cạnh tranh và sức sống của sản phẩm LN phụ thuộc vào tài hoa, kinh nghiệm tay nghề của nghệ nhân và đội ngũ thợ cả. Điều này có thể nhìn nhận thông qua các tác phẩm thủ công mỹ nghệ của người thợ thủ công ở mỗi LN Bắc Ninh, đó là sự tinh tế, tỉ mỉ, kiên trì và đầy sáng tạo. Người lao động làng nghề Bắc Ninh mang trong mình truyền thống văn hoá, hiếu khách, cần cù và sáng tạo, với những bàn tay khéo léo mang đậm nét dân gian của vùng đất trăm nghề. Chính những đặc tính đó đã làm nên rất nhiều những sản phẩm nổi tiếng và riêng có của LNTT ở Bắc Ninh, tạo nên sự hấp dẫn đối với du khách như tranh Đông Hồ, gốm Phù Lãng, gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ, tương Đình Tổ, mây tre Xuân Lai, đồng Đại Bái…

- Lao động trong lĩnh vực du lịch:

Bảng 2.4: Lao động trong ngành du lịch tỉnh Bắc Ninh (2007 - 2013)

( ĐVT: Người ) Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng số 714 730 814 850 1.140 1.186 1.339 ĐH và trên ĐH 26 45 58 72 179 183 215 CĐ, trung cấp 48 67 115 130 197 237 278 Đào tạo khác 115 135 142 150 164 280 450

(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh)

Có thể thấy, lao động trong ngành du lịch Bắc Ninh có xu hướng tăng lên cả về số lượng và trình độ. Điều này sẽ tạo thuận lợi để Bắc Ninh thúc đẩy sự phát triển du lịch nói chung và du lịch LNTT nói riêng.

Tuy nhiên, tại các LNTT người dân và lao động làng nghề chủ yếu là tham gia vào các hoạt động sản xuất hàng thủ công truyền thống và các hoạt động thương mại, còn việc tham gia làm du lịch và các dịch vụ phục vụ du lịch lại rất hạn chế.

49

Bảng 2.5: Mức độ tham gia các hoạt động du lịch làng nghề truyền thống

Hoạt động du lịch Kết quả Tỷ lệ (%)

Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống 13 86,7

Kinh doanh ăn uống 1 6,7

Kinh doanh lưu trú 0 0

Kinh doanh dịch vụ giao thông vận tải 2 13,3

Hoạt động hướng dẫn 0 0

Các hoạt động thương mại 6 40

( Nguồn HV điều tra khảo sát tại LN - năm 2014)

Đồng thời việc hoạt động du lịch của người dân và các cơ sở sản xuất tại các

Một phần của tài liệu Luận văn ThS Địa lý học Nghiên cứu phát triển du lịch làng nghề truyền thống tỉnh Bắc Ninh (Trang 47)