Giải pháp về quy hoạch

Một phần của tài liệu Luận văn ThS Địa lý học Nghiên cứu phát triển du lịch làng nghề truyền thống tỉnh Bắc Ninh (Trang 83)

Rà soát, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các quy hoạch du lịch chi tiết, các dự án du lịch làng nghề đã được phê duyệt; tiếp tục xây dựng quy hoạch chi tiết các

76

khu, điểm du lịch làng nghề đã được lựa chọn. Đồng thời, chính quyền các cấp cần tạo điều kiện về mặt bằng, vốn, thủ tục hành chính,…trong phát triển du lịch tại các LNTT.

3.2.2.Giải pháp về thị trường

Có rất nhiều đối tượng khách du lịch với những mục đích đi du lịch khác nhau. Các LNTT phục vụ du lịch Bắc Ninh cần xác định đối tượng khách du lịch là nhóm khách hàng mục tiêu của mình để từ đó đưa ra những hoạt động makerting phù hợp. Nhìn chung, khách du lịch đến với LNTT có xu hướng tìm kiếm những giá trị truyền thống tại địa phương, tham quan và trải nghiệm hoạt động sản xuất LN, tìm kiếm những sản phẩm LN độc đáo.

Mở rộng thị trường đối với du lịch LN Bắc Ninh phải triệt để tận dụng sự phát triển của thị trường du lịch Hà Nội và vùng phụ cận về dòng khách du lịch quốc tế và dòng khách du lịch nội địa đi tour để nối tour đến các điểm du lịch Bắc Ninh và vùng phụ cận. Duy trì, mở rộng diện khai thác tại các thị trường truyền thống trong tam giác động lực tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh (thị trường trọng điểm). Cụ thể: đối với Sở Thương mại và Du lịch tỉnh: tăng cường ký kết hợp tác phát triển du lịch với các địa phương trên tạo hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp kinh doanh tiếp cận khai thác thị trường. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh: xây dựng chiến lược mở rộng, khai thác thị trường tạo lộ trình thực hiện; đặt văn phòng đại diện nhằm tìm kiếm đối tác, tuyên truyền và các hoạt động xúc tiến khác; liên kết với các doanh nghiệp kinh doanh tại địa phương trong việc xây dựng các tour du lịch; góp vốn liên doanh đầu tư các sản phẩm du lịch, đào tạo nguồn nhân lực,...

Quan tâm đến thị trường nội tỉnh, tạo điều kiện cho nhân dân đi du lịch nâng cao trình độ dân trí, cải thiện đời sống tinh thần từ đó kích cầu du lịch nội tỉnh. Như: xây dựng các chương trình du lịch phù hợp với khả năng thanh toán của nhân dân địa phương; phối hợp thường xuyên với các đoàn thể quần chúng trong xã hội để tổ chức đưa nhân dân đi tham quan đến các điểm du lịch LN; đầu tư các dịch vụ du lịch gắn với các cơ sở sản xuất, các di tích của địa phương LN nhằm gợi mở,

77

khích thích nhu cầu, từng bước tạo nhận thức cho quần chúng về du lịch LNTT. Tổ chức giới thiệu, bán các sản phẩm lưu niệm đặc sắc của làng nghề. Đầu tư xây dựng các dịch vụ đáp ứng nhu cầu tối thiểu của du khách, đồng thời tăng cường công tác hướng dẫn đảm bảo cho du khách hiểu được quy trình sản xuất nghề, các giá trị văn hoá, kiến trúc cũng như lịch sử gắn với LN để tăng tính hấp dẫn cho các LNTT.

Du lịch LN Bắc Ninh cần nhanh chóng mở rộng thị trường qua việc quảng cáo, tiếp thị với các doanh nghiệp du lịch trong cả nước. Trong đó đặc biệt quan tâm đến việc ấn hành các cuốn sách nhỏ, các tờ gấp để tuyên truyền quảng cáo du lịch LNTT Bắc Ninh.

Quy hoạch khu bán hàng ở các LN: Các cửa hàng bán sản phẩm ở LN phục vụ khách du lịch đến thăm quan, mua sắm tại LN là một kênh tiêu thụ hết sức quan trọng và hiệu quả. Tuy nhiên, các LN Bắc Ninh hiện nay hầu như chưa quan tâm đến việc quy hoạch khu bán sản phẩm tại LN. Trong thời gian tới tỉnh cần quy hoạch khu vực mua bán tại các LN để phục vụ tiêu thụ và quảng bá sản phẩm LN.

Xây dựng chợ đầu mối và khuyến khích các tổ chức thương mại tiêu thụ các sản phẩm LN, xúc tiến thương mại: Việc xây dựng chợ đầu mối cho các LN giúp các LN giảm bớt phân phối sản phẩm qua trung gian, đẩy mạnh tiêu thụ, liên kết với thị trường nội địa. Đồng thời, cần khuyến khích các tổ chức thương mại có khả năng tài chính, năng lược tiếp thị và am hiểu thị trường tham gia tiêu thụ sản phẩm LN (các hội chợ, siêu thị, trung tâm Phát triển làng nghề tỉnh Bắc Ninh...), giúp sản phẩm LN có mặt trên thị trường trong và ngoài nước

Chẳng hạn, ở LNTT gốm Phù Lãng, các cơ sở sản xuất gốm có tiếng như Gốm Nhung, Gốm Giang, Gốm Minh, Gốm Thành Thanh... liên kết và hỗ trợ nhau trong quá trình sản xuất, trao đổi kinh nghiệm, tìm kiếm thị trường, thị hiếu tiêu dùng để tạo ra hiệu quả cao hơn. Đồng thời mỗi cơ sở sản xuất hình thành nên những sản phẩm gốm đặc trưng của sơ sở mình để tạo nên sự đa dạng và hấp dẫn khách du lịch hơn.

Ở làng tranh dân gian Đông Hồ, hiện nay chỉ còn 2 nhà nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế và Nguyễn Hữu Sam, ngoài việc hình thành phòng trưng này giới thiệu

78

sản phẩm tranh, 2 cơ sở sản xuất này có thể liên kết, thống nhất với nhau để tạo ra nét chuyên biệt, có thể là một cơ sở đảm nhiệm việc trình diễn làm tranh, một cơ sở đảm nhiệm việc giới thiệu và bán sản phẩm cho du khách cũng như phục vụ thưởng thức ẩm thực khi du khách có nhu cầu.

Một phần của tài liệu Luận văn ThS Địa lý học Nghiên cứu phát triển du lịch làng nghề truyền thống tỉnh Bắc Ninh (Trang 83)