Tình hình phát triển dulịch làng nghề ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn ThS Địa lý học Nghiên cứu phát triển du lịch làng nghề truyền thống tỉnh Bắc Ninh (Trang 27)

Nguồn tài nguyên du lịch LNTT đang được khai thác tích cực ở khía cạnh là điểm đến đặc trưng của Việt Nam. Tuy nhiên chức năng sản xuất hàng hoá phục vụ du lịch thì vẫn còn chưa được khai thác một cách thực sự hiệu quả.

Ở nước ta, mặc dù có chủ trương từ cấp quản lý gắn LN với phát triển du lịch như: Cụm LN mây tre đan ở Chương Mỹ, khảm trai Chuyên Mỹ, thêu Quất Động, nón làng Chuông, sơn mài Hạ Thái. Các LN này dù có định hướng phát triển du lịch

20

từ những năm 2003 - 2004, có tên trong sản phẩm tuor của các hãng lữ hành, song các tuor đến đây vẫn chưa có biến chuyển tích cực, lượng khách rất ít.

Như trên đã nói, hiện cả nước có khoảng 3.000 LN; trong đó có 400 LNTT với 53 nhóm nghề làm ra khoảng 200 loại sản phẩm thủ công khác nhau; trong đó nhiều sản phẩm nghề có lịch sử phát triển hàng trăm năm, hàng nghìn năm. Tiềm năng là vậy nhưng ít khách đến LN dù có khá nhiều chương trình tuor giới thiệu. Ông Lưu Duy Dần, Phó Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam cho rằng, tại các LN này chưa có những điều kiện để trình diễn, dịch vụ phục vụ khách tham quan nghèo nàn. Sự tham gia của cộng đồng và phát triển du lịch chưa cao, bởi họ chưa nhận thức được giá trị của du lịch đem lại. Một LN được coi là phát triển du lịch khi thu nhập từ du lịch chiếm ít nhất 25% thu nhập của làng [29].

Cả nước có hàng nghìn LN, nhiều về số lượng, phong phú về loại hình sản xuất, nhưng lại không tạo ra được mấy những sản phẩm đồ lưu niệm đặc trưng của du lịch Việt Nam. Các LN “không có sự rạch ròi trong việc sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ. Mặt hàng phục vụ tiêu dùng phải khác, mặt hàng phục vụ du lịch phải khác. Mỗi mặt hàng mang một chức năng khác nhau nên không thể giống nhau được. Trong khi đó, các LN lại quá chú trọng vào thị trường tiêu dùng đồ mỹ nghệ cao cấp mà không quan tâm tới thị trường đồ lưu niệm bình dân khi mà thị trường này đang rất sôi động và mang lại nguồn thu lớn” (Theo ông Nguyễn Hoàng Lưu – Phó Chủ tịch Hiệp hội Thủ công mỹ nghệ và LN Hà Nội). Trên thực tế, hàng nằm trên giá bán cho du khách cũng chính là hàng bán ra thị trường tiêu dùng .Trong khi đó, nhu cầu của hai thị trường này lại hoàn toàn khác nhau. Chẳng hạn, khách Tây Âu rất thích đồ sơn mài, khách Nhật rất thích tranh thêu, khách Mỹ rất thích đồ mỹ nghệ bằng gỗ, tre, rơm… Họ sẵn sàng bỏ nhiều tiền ra mua những tác phẩm nghệ thuật chất lượng. Đó là lý do vì sao đồ thủ công mỹ nghệ Việt Nam xuất khẩu rất tốt sang những thị trường này. Nhưng khi họ sang Việt Nam với mục đích du lịch, thường là dài ngày, họ không thể mang đi vác lại những món đồ cồng kềnh, dễ vỡ trong suốt cuộc hành trình cho đến khi về nước và càng không thể mang với số lượng lớn về làm quà tặng bạn bè.

21

Ở Việt Nam hiện nay, các tour du lịch gắn với LN đều còn mang tính tự phát. Bên cạnh đó, thuyết trình viên tại các LN vừa thiếu lại yếu. Mặt khác, sản phẩm tại các LN còn sơ sài, nghèo nàn về chủng loại và mẫu mã. Cơ sở hạ tầng , giao thông ở hầu hết các LN còn kém phát triển chưa đáp ứng được nhu cầu của các tour du lịch. Ngoài ra, ô nhiễm môi trường tại các LN hiện nay cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển du lịch tại địa phương. Theo ông Phạm Trung Lương, Viện Nghiên cứu phát triển du lịch, mặc dù phát triển du lịch LN được ưu tiên trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam, nhưng chúng ta vẫn còn ít kinh nghiệm trong phát triển du lịch gắn với bảo tồn các giá trị LNTT, văn hóa cư dân bản địa và xóa đói, giảm nghèo ở vùng nông thôn. Một số tỉnh, thành phố đang triển khai mạnh loại hình du lịch này nhưng hiệu quả còn chưa cao. Những LN đã thu hút nhiều du khách chỉ mang tính tự phát. Nguyên nhân chính là các ban, ngành liên quan thiếu sự phối hợp cần thiết trong xây dựng, quy hoạch du lịch LN.

Để phát triển LN gắn với du lịch cần phải có sự xã hội hóa, tức Nhà nước đưa ra các cơ chế chính sách, lập ra quy hoạch hoặc có thể hỗ trợ một phần kinh phí các dự án trọng điểm, còn lại phải kêu gọi nhà đầu tư và kinh phí từ LN, như vậy mới đưa được dự án thành hiện thực và phát huy hiệu quả. Chúng ta phải “đáp ứng” được nhu cầu của du khách. Muốn vậy, các cơ sở sản xuất tại LN phải đầu tư nghiên cứu thị trường từng đối tượng khách để sản xuất ra những sản phẩm có mẫu mã, màu sắc phù hợp. Trước mắt là tổ chức bán hàng sản phẩm thủ công truyền tại các điểm du lịch. Còn lâu dài, muốn LN trở thành điểm du lịch, chúng ta cần có quy hoạch, đầu tư về hạ tầng giao thông, cơ sở đón tiếp khách, điểm trình diễn; đào tạo nguồn nhân lực, xúc tiến quảng bá, môi trường làng nghề…

Tóm lại, du lịch LNTT ở nước ta có nhiều lợi thế, tiềm năng để phát triển. Trong những năm gần đây, du lịch LNTT đã có bước phát triển đáng ghi nhận, thể hiện những nỗ lực của các cơ quan quản lý ngành du lịch cũng như của các địa phương; ngày càng đóng góp tích cực hơn so với tỷ trọng các loại hình du lịch. Tuy nhiên nhìn chung, loại hình du lịch LNTT ở nước ta còn phát triển manh mún, tự phát và chưa xứng tầm với tiềm năng. Chính vì thế, vấn đề tìm và ứng dụng các

22

phương hướng, biện pháp nhằm phát triển du lịch LN ở nước ta là một vấn đề lớn, không chỉ là trách nhiệm của cơ quan quản lý ngành du lịch, mà còn cần sự phối hợp của nhiều ban ngành. Theo ý kiến của Thứ trưởng Bộ NN & PTNT Hồ Xuân Hùng thì vấn đề phát triển, quảng bá du lịch LN đã khó, gìn giữ được bản sắc, những nét tinh hoa của LN cũng như môi trường sống của người dân còn khó hơn. Nếu chỉ chú trọng tới làm du lịch, làm kinh tế mà quên mất những điều căn bản đó thì sẽ tự làm mất đi một phần di sản văn hóa lớn nhất của mình đó là các LN [29].

Một phần của tài liệu Luận văn ThS Địa lý học Nghiên cứu phát triển du lịch làng nghề truyền thống tỉnh Bắc Ninh (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)