Hoạt động du lịch ở LNTT Bắc Ninh chưa được đẩy mạnh phát triển. Tuy vậy, môi trường ở các LNTT có hoạt động của du lịch ít nhiều cũng có những tác động nhất định.
71
Một điều dễ nhận thấy ở những LNTT có hoạt động của du lịch là người dân nơi đây đã biết quan tâm đến việc tạo dựng và giữ gìn cảnh quan môi trường. Vì vậy, cảnh quan và môi trường ở các LNTT có sự hoạt động của du lịch thường tốt hơn so với những LNTT không có hoạt động du lịch. Người dân nơi đây cũng nhanh nhạy hơn trong việc tạo thêm những sản phẩm và dịch vụ mới để phục vụ khách du lịch đến. Họ thân thiện và cởi mở, tạo nên những ấn tượng tốt đẹp cho du khách.
Môi trường ở các LNTT chủ yếu bị tác động bởi chính bản thân các hoạt động sản xuất của LN. Chính các hoạt động của LN ít nhiều đã và đang làm suy thoái môi trường. Vấn đề nổi cộm của môi trường LN là các chất thải khí thải, nước thải, chất thải rắn chưa được xử lý đã thải thẳng vào môi trường, gây ô nhiễm nghiêm trọng không khí và các nguồn nước mặt, nước dưới đất tại địa phương.
Ô nhiễm môi trường tại LN là dạng ô nhiễm phân tán trong phạm vi một khu vực (thôn, làng, xã). Do quy mô sản xuất nhỏ, đan xen với khu dân cư nên rất khó quy hoạch và kiểm soát. Ô nhiễm môi trường thường khá cao tại khu vực sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người lao động. Chất lượng môi trường tại hầu hết các khu vực sản xuất trong các LN ở Bắc Ninh đều không đạt tiêu chuẩn. Các nguy cơ mà người lao động tiếp xúc khá cao như: 95% tiếp xúc với bụi, 85,9% tiếp xúc với nhiệt, 59,6% tiếp xúc với hóa chất.
Ô nhiễm môi trường LN mang đậm nét đặc thù của hoạt động sản xuất theo ngành nghề và loại hình sản phẩm. Ô nhiễm môi trường không khí có nguồn gốc chủ yếu từ đốt nhiên liệu và sử dụng nguyên vật liệu, hóa chất trong dây truyền sản xuất (sx gốm; sx bún bánh, rượu; tái chế giấy, kim loại…); sự phân hủy các chất hữu cơ tạo nên mùi hôi thối khó chịu (chăn nuôi, chế biến LT-TP…). Ô nhiễm nước phụ thuộc vào khối lượng và đặc trưng nước thải sản xuất ở LN. Ở những LN chế biến LT-TP, chăn nuôi, ươm tơ, dệt nhuộm đã thải ra khối lượng nước thải lớn (những ngành này sử dụng nước rất lớn) với mức độ ô nhiễm hữu cơ cao. Ở những LN tái chế kim loại, giấy, đúc đồng, …nước thải bị ô nhiễm các chất rất độc hại (hóa chất, axít, muối kim loại…). Chất thải rắn ở hầu hết các LN Bắc Ninh chưa
72
được thu gom và xử lý triệt để gây ô nhiễm môi trường không khí, nước, đất và tác động xấu tới cảnh quan môi trường.
Qua khảo sát thực tế tại 2 LNTT trong tỉnh, LN gốm Phù Lãng và tranh Đông Hồ, đánh giá của phần đông du khách là bình thường (60-78%), 30% trả lời môi trường LN Phù Lãng bị ô nhiễm do khói bụi khi đốt lò và bụi đất (đặc biệt vào những ngày hanh khô), 18% khách được hỏi cho rằng môi trường LN tranh Đông Hồ bị ô nhiễm vì bụi của bột giấy trong quá trình sản xuất.
Tình trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất nghề tại các LN Bắc Ninh ít nhiều đang gây ảnh hưởng xấu tới đời sống, sức khỏe người dân và ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động du lịch.
Tiểu kết chƣơng 2
Chương 2 tác giả đã khái quát các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Bắc Ninh, nghiên cứu các điều kiện cho phát triển du lịch LNTT tỉnh. Thực trạng phát triển du lịch Bắc Ninh, thực trạng phát triển du lịch LNTT tại 2 làng nghề: làng gốm Phù Lãng và làng tranh dân gian Đông Hồ. Đánh giá tác động của hoạt động du lịch tới chất lượng cuộc sống, bảo tồn các giá trị làng nghề và môi trường.
Bắc Ninh là tỉnh có vị trí thuận lợi, có tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái, du lịch lễ hội, du lịch LNTT. Hoạt động du lịch nói chung và du lịch làng nghề nói riêng của Bắc Ninh trong những năm qua đã đạt được kết quả tích cực, số lượng khách du lịch, doanh thu từ du lịch ngày càng tăng. Tuy nhiên, hiệu quả thu được từ du lịch chưa cao, lượng khách đến chưa cao và mang tính tự phát, khả năng sẵn sàng đón khách của các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn tỉnh còn hạn chế. Đặc biệt, tính hấp dẫn của sản phẩm du lịch chưa được chú trọng xây dựng, quảng bá nên chưa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và khai thác tối đa khả năng thanh toán của khách du lịch.
Du lịch LN của Bắc Ninh còn gặp rất nhiều khó khăn. Trên thực tế không phải LN nào cũng có khả năng khai thác làm du lịch, chỉ có những LNTT, sản xuất những sản phẩm đặc trưng mới có thể khai thác du lịch. Phần lớn những nghề có thể
73
khai thác làm du lịch ở Bắc Ninh không còn LN, mà chỉ còn những gia đình giữ nghề. Bởi vậy, nếu các nghề này được khôi phục lại như các LN khởi thủy thì giá trị rất lớn. Các LN làm du lịch còn manh mún; kỹ năng, nghiệp vụ làm du lịch tại LN còn hạn chế; môi trường nhiều LN bị ô nhiễm; sự liên kết giữa các đơn vị lữ hành và LN chưa chặt chẽ… Những hạn chế đó đang đặt ra nhiều thách thức đối với ngành du lịch của tỉnh.
Để khắc phục và thúc đẩy tốc độ trăng trưởng du lịch LN trong thời gian tới, du lịch Bắc Ninh cần hướng vào triển khai thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ.
74
CHƢƠNG 3
ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI CÁC LÀNG NGHỀ CỦA TỈNH BẮC NINH
3.1. Định hƣớng phát triển
3.1.1. Cơ sở định hướng
“Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011- 2020 và định hướng đến năm 2030” [30] của UBND tỉnh Bắc Ninh đã xác định đưa Bắc
Ninh trở thành một trong những trung tâm du lịch văn hóa lớn của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng và của cả nước, tương xứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh. Tập trung khai thác có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, góp phần vào tăng trưởng KT-XH và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng GDP du lịch, dịch vụ; tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và cộng đồng dân cư; tăng nguồn thu ngân sách; hỗ trợ các ngành kinh tế khác phát triển. Trong đó xác định:
Số lượng khách du lịch tăng trưởng từ 20 - 21%/năm. Năm 2020 đón trên 1,7 triệu lượt khách (trong đó có 80 ngàn lượt khách quốc tế). Năm 2030, đón trên 7,6 triệu lượt khách (trong đó có 390 ngàn lượt khách quốc tế).
Thu nhập du lịch năm 2015 đạt 48 triệu USD (tương đương 960 tỷ đồng). Năm 2020 đạt 165 triệu USD (tương đương 3.300 tỷ đồng). Năm 2030 đạt hơn 1 tỷ USD (tương đương 20.000 tỷ đồng).
Tỷ trọng đóng góp của du lịch vào GDP của tỉnh đạt 2,42% năm 2015, 4,36% năm 2020 và khoảng 5% năm 2030.
Đảm bảo lực lượng lao động du lịch cần có: Năm 2015 là 13.000 lao động, trong đó có 4.300 lao động trực tiếp. Năm 2020 là 27.300 lao động, trong đó có 9.000 lao động trực tiếp. Năm 2030 là 136.500 lao động, trong đó có 45.500 lao động trực tiếp.
3.1.2. Các định hướng chính
- Định hướng phát triển thị trường. Đối với thị trường nước ngoài, thu hút khách du lịch Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN, khu vực Bắc Mỹ, các
75
nước trong khối EU – đặc biệt là Pháp. Đối với thị trường trong nước, bao gồm thị trường khách du lịch Bắc Bộ, đặc biệt là Hà Nội; thị trường các đô thị miền Trung; tp Hồ Chí Minh và các đô thị lớn phía Nam.
- Định hướng phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù. Như du lịch Miền Quan họ, du lịch Làng quê Việt, du lịch sinh thái tâm linh, du lịch văn hóa - lễ hội, du lịch LNTT...
- Tổ chức không gian lãnh thổ du lịch. Trong đó xác định các không gian phát triển du lịch chính (không gian du lịch tp Bắc Ninh – Từ Sơn – thị trấn Hồ, không gian du lịch phía đông theo dải sông Đuống); các trung tâm du lịch chính (tp Bắc Ninh và phụ cận, thị xã Từ Sơn và phụ cận, khu vực Gia Bình - Thuận Thành theo tuyến du lịch dải sông Đuống); các điểm du lịch chính (ở tp Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn, và các huyện trong tỉnh), và các tuyến du lịch cụ thể.
- Định hướng phát triển hệ thống các công trình cơ sở vật chất du lịch. Phát triển hệ thống các khách sạn trung và cao cấp từ 3-5 sao, các khu nghỉ dưỡng lớn tại các trung tâm du lịch gắn liền với các trung tâm đô thị lớn trong tỉnh. Các khu vực còn lại phát triển các khách sạn từ 1-2 sao và các loại hình cơ sở lưu trú khác. Phát triển hệ thống các cơ sở vật chất phục vụ du lịch MICE như trung tâm hội nghị, hội thảo, triển lãm... tại khu vực tp Bắc Ninh.
Phát triển hệ thống các trung tâm thương mại, siêu thị, hệ thống cửa hàng, cơ sở vui chơi giải trí...phục vụ nhu cầu của khách du lịch.
-Định hướng đầu tư du lịch. Đầu tư vào lĩnh vực hệ thống các cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch; đầu tư xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù; đầu tư tu bổ, tôn tạo và bảo vệ các di tích văn hóa - lịch sử, khôi phục phát triển các lễ hội, LNTT phục vụ du lịch; đầu tư đào tạo nguồn nhân lực, tuyên truyền quảng bá và xúc tiến du lịch.
3.2. Giải pháp phát triển
3.2.1. Giải pháp về quy hoạch
Rà soát, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các quy hoạch du lịch chi tiết, các dự án du lịch làng nghề đã được phê duyệt; tiếp tục xây dựng quy hoạch chi tiết các
76
khu, điểm du lịch làng nghề đã được lựa chọn. Đồng thời, chính quyền các cấp cần tạo điều kiện về mặt bằng, vốn, thủ tục hành chính,…trong phát triển du lịch tại các LNTT.
3.2.2.Giải pháp về thị trường
Có rất nhiều đối tượng khách du lịch với những mục đích đi du lịch khác nhau. Các LNTT phục vụ du lịch Bắc Ninh cần xác định đối tượng khách du lịch là nhóm khách hàng mục tiêu của mình để từ đó đưa ra những hoạt động makerting phù hợp. Nhìn chung, khách du lịch đến với LNTT có xu hướng tìm kiếm những giá trị truyền thống tại địa phương, tham quan và trải nghiệm hoạt động sản xuất LN, tìm kiếm những sản phẩm LN độc đáo.
Mở rộng thị trường đối với du lịch LN Bắc Ninh phải triệt để tận dụng sự phát triển của thị trường du lịch Hà Nội và vùng phụ cận về dòng khách du lịch quốc tế và dòng khách du lịch nội địa đi tour để nối tour đến các điểm du lịch Bắc Ninh và vùng phụ cận. Duy trì, mở rộng diện khai thác tại các thị trường truyền thống trong tam giác động lực tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh (thị trường trọng điểm). Cụ thể: đối với Sở Thương mại và Du lịch tỉnh: tăng cường ký kết hợp tác phát triển du lịch với các địa phương trên tạo hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp kinh doanh tiếp cận khai thác thị trường. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh: xây dựng chiến lược mở rộng, khai thác thị trường tạo lộ trình thực hiện; đặt văn phòng đại diện nhằm tìm kiếm đối tác, tuyên truyền và các hoạt động xúc tiến khác; liên kết với các doanh nghiệp kinh doanh tại địa phương trong việc xây dựng các tour du lịch; góp vốn liên doanh đầu tư các sản phẩm du lịch, đào tạo nguồn nhân lực,...
Quan tâm đến thị trường nội tỉnh, tạo điều kiện cho nhân dân đi du lịch nâng cao trình độ dân trí, cải thiện đời sống tinh thần từ đó kích cầu du lịch nội tỉnh. Như: xây dựng các chương trình du lịch phù hợp với khả năng thanh toán của nhân dân địa phương; phối hợp thường xuyên với các đoàn thể quần chúng trong xã hội để tổ chức đưa nhân dân đi tham quan đến các điểm du lịch LN; đầu tư các dịch vụ du lịch gắn với các cơ sở sản xuất, các di tích của địa phương LN nhằm gợi mở,
77
khích thích nhu cầu, từng bước tạo nhận thức cho quần chúng về du lịch LNTT. Tổ chức giới thiệu, bán các sản phẩm lưu niệm đặc sắc của làng nghề. Đầu tư xây dựng các dịch vụ đáp ứng nhu cầu tối thiểu của du khách, đồng thời tăng cường công tác hướng dẫn đảm bảo cho du khách hiểu được quy trình sản xuất nghề, các giá trị văn hoá, kiến trúc cũng như lịch sử gắn với LN để tăng tính hấp dẫn cho các LNTT.
Du lịch LN Bắc Ninh cần nhanh chóng mở rộng thị trường qua việc quảng cáo, tiếp thị với các doanh nghiệp du lịch trong cả nước. Trong đó đặc biệt quan tâm đến việc ấn hành các cuốn sách nhỏ, các tờ gấp để tuyên truyền quảng cáo du lịch LNTT Bắc Ninh.
Quy hoạch khu bán hàng ở các LN: Các cửa hàng bán sản phẩm ở LN phục vụ khách du lịch đến thăm quan, mua sắm tại LN là một kênh tiêu thụ hết sức quan trọng và hiệu quả. Tuy nhiên, các LN Bắc Ninh hiện nay hầu như chưa quan tâm đến việc quy hoạch khu bán sản phẩm tại LN. Trong thời gian tới tỉnh cần quy hoạch khu vực mua bán tại các LN để phục vụ tiêu thụ và quảng bá sản phẩm LN.
Xây dựng chợ đầu mối và khuyến khích các tổ chức thương mại tiêu thụ các sản phẩm LN, xúc tiến thương mại: Việc xây dựng chợ đầu mối cho các LN giúp các LN giảm bớt phân phối sản phẩm qua trung gian, đẩy mạnh tiêu thụ, liên kết với thị trường nội địa. Đồng thời, cần khuyến khích các tổ chức thương mại có khả năng tài chính, năng lược tiếp thị và am hiểu thị trường tham gia tiêu thụ sản phẩm LN (các hội chợ, siêu thị, trung tâm Phát triển làng nghề tỉnh Bắc Ninh...), giúp sản phẩm LN có mặt trên thị trường trong và ngoài nước
Chẳng hạn, ở LNTT gốm Phù Lãng, các cơ sở sản xuất gốm có tiếng như Gốm Nhung, Gốm Giang, Gốm Minh, Gốm Thành Thanh... liên kết và hỗ trợ nhau trong quá trình sản xuất, trao đổi kinh nghiệm, tìm kiếm thị trường, thị hiếu tiêu dùng để tạo ra hiệu quả cao hơn. Đồng thời mỗi cơ sở sản xuất hình thành nên những sản phẩm gốm đặc trưng của sơ sở mình để tạo nên sự đa dạng và hấp dẫn khách du lịch hơn.
Ở làng tranh dân gian Đông Hồ, hiện nay chỉ còn 2 nhà nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế và Nguyễn Hữu Sam, ngoài việc hình thành phòng trưng này giới thiệu
78
sản phẩm tranh, 2 cơ sở sản xuất này có thể liên kết, thống nhất với nhau để tạo ra nét chuyên biệt, có thể là một cơ sở đảm nhiệm việc trình diễn làm tranh, một cơ sở đảm nhiệm việc giới thiệu và bán sản phẩm cho du khách cũng như phục vụ thưởng thức ẩm thực khi du khách có nhu cầu.
3.2.3. Giải pháp về sản phẩm và liên kết các tuyến du lịch
Sản phẩm thủ công là một trong những yếu tố quan trọng thu hút khách du lịch đến với LN.
Chất lượng cũng như sự đa dạng sản phẩm của LN sẽ kích thích nhu cầu, thu hút du khách đến với địa phương nhiều hơn. Vì vậy, để thúc đẩy du lịch LN phát triển, cần đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm LN, tập trung sản xuất các mặt hàng có giá trị nghệ thuật, phù hợp với thị hiếu của du khách. Hầu hết du khách khi đi du lịch ít khi mua các sản phẩm có kích thước và trọng lượng lớn. Họ thường có xu hướng mua các sản phẩm vừa và nhỏ, độc đáo, lạ mắt, có giá trị nghệ thuật để làm đồ lưu niệm hoặc làm quà cho người thân. Các LN cần tìm hiểu nắm bắt được nhu cầu này của khách du lịch để tạo ra các sản phẩm phù hợp.
Ở LN Gốm Phù Lãng hiện nay đã và đang có những thử nghiệm sản xuất gốm mỹ nghệ. Cần vận động, khuyến khích những hộ làm gốm có tay nghề cao chuyển sang làm hàng gốm mỹ nghệ phục vụ tiêu dùng và du lịch. Thành lập Cụm gốm mỹ nghệ Phù Lãng sản xuất các sản phẩm gốm mỹ nghệ trong đó trung tâm là làng Phù Lãng.
Ở làng tranh Đông Hồ, với 180 đề tài khác nhau được phân thành các nhóm