Thực trạng phát triển dulịch tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Luận văn ThS Địa lý học Nghiên cứu phát triển du lịch làng nghề truyền thống tỉnh Bắc Ninh (Trang 40)

a. Sản phẩm du lịch

Bắc Ninh là vùng đất văn hiến, có bề dày truyền thống văn hóa, “xứ sở của lễ hội”, “quê hương của nhiều thủy tổ”, nơi có hai di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại là Dân ca Quan họ và Ca trù. Bắc Ninh còn được xem là vùng đất trăm nghề

33

với nhiều LN thủ công truyền thống nổi tiếng…Hiện nay, Bắc Ninh đã và đang phát triển nhiều sản phẩm du lịch đặc sắc, thu hút du khách trong và ngoài nước.

+ Du lịch Miền Quan họ: dựa trên hoạt động giới thiệu, quảng bá, phát huy giá trị của Dân ca Quan họ Bắc Ninh - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của Nhân loại qua loại hình du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, trải nghiệm khám phá các giá trị văn hóa, lịch sử làng quê miền Quan họ tại xã Hòa Long (Tp Bắc Ninh), du lịch các làng Quan họ cổ gắn với du ngoạn sông Cầu, trảy hội Lim (Tiên Du)…

+ Du lịch Văn hóa: gồm các loại hình tham quan, tìm hiểu các DTLSVH trên cơ sở tài nguyên là những giá trị kiến trúc nghệ thuật, dấu ấn văn hóa lịch sử độc đáo của hệ thống đình, đền, chùa như: du lịch văn hóa tâm linh, hành hương về với tổ tiên Đại Việt ở Đền và Lăng Kinh Dương Vương, chùa Dâu, chùa Bút Tháp, thành Luy Lâu (H.Thuận Thành), Đền Đô (TX.Từ Sơn), Đền Bà Chúa Kho (TP.Bắc Ninh), du lịch sinh thái tâm linh chùa Phật Tích – núi Lạn Kha (H. Tiên Du )…; hoặc trải nghiệm chiến trường lịch sử chống quân Tống tại chiến tuyến Như Nguyệt (H.Yên Phong); tham quan tìm hiểu về các danh nhân lịch sử cách mạng của quê hương, dân tộc (khu Lăng sơn cấm địa nhà Lý, Lăng và Đền thờ Sỹ Nhiếp, đền thờ Lê Văn Thịnh, nhà lưu niệm Ngô Gia Tự, Nguyễn Văn Cừ ).

+ Du lịch Làng quê: với các khu du lịch như Làng Việt Vạn Ninh (H. Gia Bình) với loại hình du lịch cộng đồng nghỉ tại nhà dân (Homestay), gắn với các tour du khảo đồng quê, tuyến du lịch đường sông (dọc sông Đuống từ bãi Nguyệt Bàn đến Lăng Kinh Dương Vương )…

+ Du lịch vui chơi giải trí - thể thao - mua sắm: như ở Khu du lịch - đô thị Rồng Việt (Gia Bình), hay khu du lịch - vui chơi giải trí - thể thao hiện đại kết hợp với sinh thái rừng cảnh quan, du lịch tín ngưỡng đạt tầm cỡ khu vực Đồng bằng sông Hồng như ở núi Dạm (Tp Bắc Ninh) hoặc Đền Đầm (Tx Từ Sơn)…

+ Du lịch làng nghề: với một số làng nghề tiêu biểu như: làng tương Đình Tổ, làng gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ, làng gốm Phù Lãng, làng đúc đồng Đại Bái, làng tranh dân gian Đông Hồ, làng mây tre đan Xuân Lai...

34

Bảng 2.1: Lượng khách du lịch đến Bắc Ninh giai đoạn 2006 - 2013

ĐVT: Lượt khách

Năm

Tổng số khách du lịch Khách nội địa Khách quốc tế

Lƣợng khách % tăng so cùng kỳ năm trƣớc S.lƣợng % tăng so với cùng kỳ năm trƣớc Lƣợng khách % tăng so với cùng kỳ năm trƣớc 2006 73.615 20,3 69.115 19,0 4.500 46,3 2007 103.254 40,3 97.695 41,3 5.559 23,3 2008 128.559 24,5 121.588 24,5 6.971 25,4 2009 152.411 18,6 143.615 18,1 7.796 11,8 2010 196.491 28,9 187.941 31,0 8.155 4,6 2011 247.247 25,8 233.698 24,3 13.549 66,4 2012 293.547 18,7 276.547 18,3 17.000 25,5 2013 350.000 29,0 330.650 19,6 19.350 13,8

(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh)

Lượng khách du lịch đến Bắc Ninh trong giai đoạn 2006 – 2013 có xu hướng ngày càng tăng, mức tăng trưởng bình quân đạt 25,3%, vượt từ 5- 6% so với chỉ tiêu quy hoạch 2001 - 2010. Trong đó tăng ở cả khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế.

Khách nội địa: là lượng khách chủ yếu của tỉnh, chiếm 95,6% tổng lượng khách đến trung bình hàng năm. Trong giai đoạn 2006 - 2013 tốc độ tăng trưởng trung bình về lượng khách nội địa đạt 25,2 %. Thị trường khách chủ yếu đến từ Hà Nội và các tỉnh Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.

Khách quốc tế: lượng khách du lịch quốc tế đến Bắc Ninh trong những năm 2006 - 2013 tăng, trung bình là 29,03% năm. Mục đích chủ yếu là tham quan, tìm hiểu di tích lịch sử, nghiên cứu giá trị văn hóa tại các di tích tiêu biểu trên địa bàn, vài năm gần đây đang có xu hướng tìm hiểu và thưởng thức di sản Dân ca Quan họ, tham quan LNTT. Thị trường khách du lịch quốc tế đến Bắc Ninh khá đa dạng, trong đó nhiều nhất là khách du lịch từ từ châu Á, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á

35

(biểu đồ 2.1). Mục đích đến của du khách cũng rất đa dạng như đi du lịch thuần túy, thương mại, thăm thân…(biểu đồ 2.2).

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Bắc Ninh phân theo thị trường (Giai đoạn 2006 - 2013 )

(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh)

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Bắc Ninh phân theo mục đích chuyến đi (Giai đoạn 2006 - 2013)

36

Có được kết quả trên là do trong những năm gần đây, ngành du lịch Bắc Ninh đã có nhiều chính sách ưu tiên đầu tư phát triển.

Theo thực trạng chung của toàn ngành du lịch, số lượng khách du lịch đến các LNTT Bắc Ninh trong những năm gần đây cũng có xu hướng tăng dần. Song cũng chỉ chiếm từ 10-15% trong tổng lượng khách du lịch đến Bắc Ninh. Điều đó cho thấy du lịch LNTT Bắc Ninh chưa thực sự phát triển tương xứng với tiềm năng của địa phương

c. Mức chi tiêu và ngày lưu trú trung bình

Theo số liệu thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh thì năm 2013 mức chi tiêu bình quân của khách quốc tế đạt 76 USD (khoảng 1,5 triệu đồng) và của khách du lịch nội địa đạt 23USD (khoảng 500.000 đồng), đây là mức chi tiêu khá cao so với các địa phương khác trong trung tâm du lịch Hà Nội và phụ cận. Trong đó:

- Khách du lịch quốc tế chi 450.000VND cho dịch vụ lưu trú; 380.000VND cho ăn uống; 250.000VND cho vận chuyển đi lại; 420.000VND cho hoạt động tham quan, mua sắm...

- Khách du lịch nội địa chi trung bình 190.000VND cho dịch vụ lưu trú; 150.000 VND cho ăn uống; còn lại là cho các hoạt động khác.

Tuy nhiên, khách du lịch (bao gồm cả khách quốc tế và khách nội địa) lưu trú ở Bắc Ninh tương đối ngắn, trung bình chỉ khoảng 0,9 - 1,4 ngày... Nguyên nhân chủ yếu ở đây là do Bắc Ninh tương đối gần với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh, điều kiện đi lại cũng không khó khăn nên số khách đi từ Hà Nội thường chỉ đến thăm quan các điểm di tích sau đó quay trở về Hà Nội hoặc đến các tỉnh như Hải Phòng, Quảng Ninh để nghỉ. Bên cạnh đó, Bắc Ninh lại chưa có hệ thống cơ sở lưu trú chất lượng cao, ít hoạt động vui chơi giải trí và các dịch vụ bổ sung khác nên đa phần khách du lịch chỉ tham quan du lịch tại Bắc Ninh trong ngày mà không lưu trú qua đêm (khách vãng lai), chiếm khoảng 70% trong tổng lượng khách [24].

37

Biểu đồ 2.3: Doanh thu du lịch tỉnh Bắc Ninh

(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh)

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu doanh thu du lịch

38

Doanh thu từ du lịch của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2006- 2013 ngày càng tăng, năm 2013 so với 2006 tăng gấp 4,32 lần. Trong đó, doanh thu từ khách quốc tế tăng gấp 4,6 lần và tù khách nội địa tăng 4,2 lần.Trong cơ cấu doanh thu, doanh thu từ khách du lịch nội địa chiếm tỷ lệ lớn nhưng có xu hướng giảm (từ 80,15% - 65,32% ), khách quốc tế chiếm tỷ lệ nhỏ hơn nhưng có xu hướng tăng (từ 19,85 - 34,68% ).

Một phần của tài liệu Luận văn ThS Địa lý học Nghiên cứu phát triển du lịch làng nghề truyền thống tỉnh Bắc Ninh (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)