Khách dulịch

Một phần của tài liệu Luận văn ThS Địa lý học Nghiên cứu phát triển du lịch làng nghề truyền thống tỉnh Bắc Ninh (Trang 64)

Bảng 2.8: Lượng khách du lịch đến Phù Lãng và Đông Hồ giai đoạn 2009-2013

(Đơn vị: Lượt khách)

Năm 2009 2010 2011 2012 2013

Gốm Phù Lãng 2160 2448 2948 3730 5145

Tranh Đông Hồ 1380 2190 2570 3102 4015

57

Biểu đồ 2.6:Lượng khách du lịch đến Phù Lãng và Đông Hồ

giai đoạn 2009-2013

Lượng khách du lịch đến làng nghề gốm Phù Lãng và làng tranh dân gian Đông Hồ trong những năm gần đây có xu hướng tăng lên, chứng tỏ rằng 2 LNTT này đang ngày càng hấp dẫn và thu hút khách du lịch. Khách đến đây bao gồm cả khách quốc tế và khách nội địa.

Trong đó, khách nội địa là chủ yếu, chiếm khoảng 85% tổng lượng khách đến. Khách nội địa khá đa dạng và đến từ nhiều vùng khác nhau trong nước. Tuy nhiên phần lớn tập trung ở một số nhóm đối tượng: học sinh, sinh viên, người cao tuổi; đến từ các địa phương trong tỉnh và một số tỉnh thành lân cận như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh…(theo lời nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế - làng tranh Đông Hồ); hay người dân trong vùng hoặc lân cận đến để mua sản phẩm về trang trí (theo khảo sát tại làng gốm Phù Lãng).

Khách quốc tế đến làng gốm Phù Lãng và làng tranh Đông Hồ từ nhiều quốc gia khác nhau (như Pháp, Mỹ, Nhật, Bỉ…) song số lượng còn rất ít, chỉ chiếm 15% trong tổng lượng du khách đến đây.

58

Khách du lịch đến Phù Lãng và Đông Hồ rải rác, vào những ngày thường thì rất ít, đông hơn vào những ngày cuối tuần hay ngày nghỉ lễ, riêng làng tranh Đông Hồ thì du khách đến đông vào hai tháng cuối năm và hai tháng đầu năm.

Khách đến LN chủ yếu qua tìm hiểu thông tin trên Internet chiếm từ 54-66%, qua báo đài chiếm từ 18-24% và qua bạn bè là 16-22% , không có khách được hỏi là biết thông tin qua quảng cáo (xem phụ lục 1). Phần lớn khách du lịch tự tìm đến (đi đơn lẻ hoặc đi thành nhóm nhỏ khoảng từ 5-7 người) chiếm 80 - 90%, khách mua tuor rất ít (xem bảng 2.9), bởi trên thị trường du lịch, các tuor du lịch đến Phù Lãng và Đông Hồ ít, khó tìm mua. Điều đó cho thấy hoạt động quảng bá du lịch LNTT ở đây còn hạn chế.

Bảng 2.9: Hình thức đi du lịch của khách khi đến làng nghề

Hình thức Gốm Phù Lãng Tranh Đông Hồ Số lượng (Khách) Tỉ lệ(%) Số lượng (Khách) Tỉ lệ(%) Nhóm do cty tổ chức 7 14 5 10 Tự tổ chức 42 84 45 90

( Nguồn HV điều tra khảo sát tại LN - năm 2014)

Du khách đến đây chủ yếu là đi chơi, ngắm nhìn sản phẩm và xem quy trình sản xuất, hoặc trải nghiệm việc tự tay mình tham gia vào một số công đoạn trong quy trình sản xuất. Khách là học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh…đến đây để nghiên cứu, điều tra, khảo sát, lấy tư liệu cho bài viết, bài nghiên cứu của mình. Riêng ở tranh Đông Hồ, tại phòng tranh của nhà nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế, khách đến đây là học sinh các trường phổ thông (ở Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng…) do nhà trường tổ chức để cho các em tham quan, tìm hiểu về dòng tranh dân gian Đông Hồ và để cho các em có cơ hội trải nghiệm thực tế thông qua việc tự mình in tranh. Tuy nhiên, số khách đến 2 LN 1 lần chiếm tỷ lệ cao (56-64%), khách đến hơn 1 lần ít và phần lớn là những người đến để tìm hiểu phục vụ cho học tập nghiên cứu. Sở dĩ như vậy là do các dịch vụ, đặc biệt là các dịch vụ du lịch phục vụ cho du khách ở đây còn thiếu và chưa phát triển.

59 Bảng 2.10: Số lần khách đến làng nghề Số lần đến Gốm Phù Lãng Tranh Đông Hồ Số lượng (Khách) Tỉ lệ (%) Số lượng (Khách) Tỉ lệ (%) 1 lần 28 56 32 64 2 lần 7 14 8 16 3 lần 9 18 7 14 >3 lần 6 12 3 6

( Nguồn HV điều tra khảo sát tại LN - năm 2014)

Một phần của tài liệu Luận văn ThS Địa lý học Nghiên cứu phát triển du lịch làng nghề truyền thống tỉnh Bắc Ninh (Trang 64)