Điều kiện phát triển dulịch làng nghề truyền thống tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Luận văn ThS Địa lý học Nghiên cứu phát triển du lịch làng nghề truyền thống tỉnh Bắc Ninh (Trang 46)

2.2.1. Nhu cầu của du khách

Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kt - xh thì con người ngày càng có nhu cầu nhiều hơn là được đi du lịch. Trong đó nhu cầu đi du lịch về các LNTT để được khám phá, trải nghiệm và mua sắm sản phẩm của làng nghề ngày càng được nhiều du khách lựa chọn. Điều tra tại một số làng nghề trên địa bàn tỉnh về nhu cầu của du khách, kết quả cho thấy:

Biểu đồ 2.5: Nhu cầu của du khách khi đến với làng nghề truyền thống

39

Bắc Ninh xưa nay vốn nổi tiếng là vùng có nhiều nghề và làng nghề thủ công truyền thống, được du khách trong nước và nước ngoài biết đến. Mỗi LNTT ở Bắc Ninh đều mang trong mình truyền thống văn hóa của vùng quê Kinh Bắc. Chính vì vậy, ngày nay khách du lịch khi đến với Bắc Ninh bên cạnh là để thưởng thức các làn điệu dân ca Quan họ trữ tình đằm thắm, tham dự các lễ hội truyền thống, thì một phần ngày càng đông du khách muốn đến vì muốn được đến tham quan, trải nghiệm và mua sắm các sản phẩm của LNTT nơi đây.

Bắc Ninh là tỉnh có nền kt - xh phát triển, lại tập trung nhiều khu công nghiệp nên thu nhập của người dân nơi đây tương đối khá và ổn định. Đồng thời có nhiều người dân ở các nước và các địa phương khác đến làm việc, sinh sống. Nên nhu cầu đi tìm hiểu, khám phá các điểm di tích nói chung và các LNTT nói riêng trên địa bàn thỉnh cũng vì thế mà có xu hướng tăng theo.

Bắc Ninh là cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Hà Nội, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, có các hệ thống giao thông thuận lợi kết nối với các tỉnh trong vùng (như quốc lộ 1A nối Hà Nội - Bắc Ninh - Lạng Sơn, đường cao tốc 18 nối sân bay quốc tế Nội Bài - Bắc Ninh - Hạ Long, quốc lộ 38 nối Bắc Ninh - Hải Dương - Hải Phòng, trục đường sắt xuyên Việt chạy qua Bắc Ninh đi Lạng Sơn và Trung Quốc…). Vì vậy Bắc Ninh có thuận lợi rất lớn trong việc thu hút và mở rộng thị trường khách du lịch

Một phần của tài liệu Luận văn ThS Địa lý học Nghiên cứu phát triển du lịch làng nghề truyền thống tỉnh Bắc Ninh (Trang 46)