5. Kết cấu của đề tài
4.2.4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra
Công tác thanh tra, kiểm tra là một nội dung quan trọng không thể thiếu trong công tác thực hiện chính sách BHTN và cũng là nhân tố quan trọng đảm bảo tăng thu và an toàn quỹ BHTN, qua thực hiện tốt công tác kiểm tra sẽ đảm bảo cho quyền lợi của NLĐ theo Luật quy định, góp phần nâng cao ý thức tự giác chấp hành các quy định về BHTN của NLĐ và NSDLĐ, đảm bảo thu đúng, thu đủ về quỹ BHTN. Chính vì tầm quan trọng của công tác thanh tra, kiểm tra như vậy nên khi lập dự toán hàng năm, khoản kinh phí chi hỗ trợ công tác kiểm tra đã được bố trí thành một mục riêng trong kinh phí quản lý bộ máy. Nội dung chính trong thanh tra kiểm tra quản lý thu BHTN: Công tác kiểm tra là biện pháp nhằm tăng cường pháp chế trong hoạt động thu BHTN, đảm bảo mọi NLĐ đều được tham gia BHTN theo đúng quy định hiện hành. Qua công tác kiểm tra để phát hiện những vi phạm trong thực hiện chính sách BHTN, nộp chậm hoặc không nộp BHTN cho NLĐ của chủ SDLĐ.
Phòng Thu phải rà soát lại kế hoạch thu và phát triển đối tượng, đồng thời giao cho 13 BHXH các huyện, thành, thị để đảm bảo kế hoạch phù hợp với tình hình thực tế; 100% cán bộ làm công tác thu trong hệ thống và các Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng nghiệp vụ phải tích cực đi cơ sở đôn đốc thu nợ BHXH, BHYT, BH thất nghiệp; phối hợp chặt chẽ với Sở Tài chính để giải quyết dứt điểm số tiền BHYT năm 2014 do NSNN đóng, hỗ trợ đóng, đặc biệt với đối tượng hộ cận nghèo và phần BH thất nghiệp; BHXH các huyện, thành, thị tích cực làm việc với UBND các huyện, thành, thị để tận thu số tiền BHYT, BH thất nghiệp do NSNN đóng; Phòng Thu tích cực phối hợp với Phòng Kiểm tra tổ chức kiểm tra một số đơn vị nợ đọng kéo dài, bên cạnh đó Phòng Kiểm tra phối hợp với Thanh tra tỉnh tiến hành thanh tra liên ngành 11 đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn; BHXH tỉnh tiếp tục hoàn thiện hồ sơ khởi kiện một số đơn vị nợ đọng kéo dài thuộc Tp.Việt Trì và huyện Phù Ninh đồng thời tiếp tục tiến trình hòa giải, xét xử 03 đơn vị thuộc khối trực thu đã đưa ra khởi kiện từ tháng 10/2014.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Kịp thời phát hiện, ngăn chặn và có biện pháp xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, hành vi lạm dụng chính sách bảo hiểm thất nghiệp để trục lợi. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp, đặc biệt tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện bảo hiểm thất nghiệp của cơ quan bảo hiểm và của doanh nghiệp. Có chế tài xử phạt đủ sức răn đe đối với các bên liên quan có sai phạm trong thực hiện bảo hiểm xã hội, những doanh nghiệp chây ỳ, nợ đọng và trốn tránh trách nhiệm bảo hiểm xã hội; nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Thực hiện thường xuyên và đúng quy định các cuộc thanh tra định kỳ trên. Bên cạnh đó cần có các cuộc thanh tra đột xuất tại các đơn vị SDLĐ nhất là các DNNQD - nơi mà quyền lợi của NLĐ hay bị vi phạm nhiều nhất, kịp thời phát hiện những sai phạm, điều chỉnh và xử lý kịp thời để đảm bảo quyền lợi cho NLĐ.Giám đốc BHXH các tỉnh cầ ộ có đủ phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiệm, năng lực chuyên môn nghiệp vụ làm công tác kiểm tra; tăng cường chỉ đạo, tổ chức thực hiện kiểm tra theo kế hoạch hàng năm và kiểm tra đột xuất nhằm kịp thời khắc phục, chấn chỉnh những tồn tại, sai sót trong công tác quản lý đơn vị và giải quyết các chế độ BHXH, BHYT cho người lao động; đồng thời cần quan tâm hơn nữa trong việc theo dõi, đôn đốc kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu, kiến nghị, xử lý kết luận sau thanh tra, kiểm tra.
Tăng cường phối hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra đối với thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn. BHXH Phú Thọ cần tổ chức những đợt rà soát thường xuyên đến các doanh nghiệp tham gia để nắm được thực tế tình hình SDLĐ tại các doanh nghiệp ra sao, ý thức chấp hành quá trình tham gia như thế nào. Khi nhận thấy dấu hiệu tiêu cực, BHXH sẽ kết hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước để có biện pháp kiểm tra cụ thể. Để thực hiện được công tác này, cần sự phối hợp với chế độ đãi ngộ xứng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
đáng để khuyến khích cán bộ Bảo hiểm. BHXH Tỉnh cũng cần phải triển khai trực tiếp xuống BHXH các huyện, thành phố để cùng phối hợp nắm bắt tình hình thực hiện ở từng địa phương, để từ đó đưa ra phương hướng hoạt động cụ thể trong từng khu vực.
Như vậy, rà soát cũng cần kết hợp với sự phối hợp đa ngành. Do BHTN có tính chất đặc thù liên quan đến rất nhiều ngành lĩnh vực khác như lao động, tiền lương, việc thực hiện các luật như luật doanh nghiệp, luật đầu tư, luật hợp tác xã, luật lao động… Bởi vậy, sự kết hợp với các ngành khác liên quan đến các mảng hoạt động của đơn vị là hết sức cần thiết, song lại chưa được BHXH tỉnh chú trọng thực hiện trong những năm qua. Do đó, trong thời gian tới, để công tác quản lý BHXH nói chung và công tác quản lý đối tượng tham gia nói riêng được thực hiện tốt hơn, BHXH tỉnh cần thực hiện phối hợp với các Sở, Ban ngành trong thanh tra, kiểm tra.
Phối hợp với Sở Lao động thương binh & xã hội tỉnh Phú Thọ, các Phòng Lao động thương binh & xã hội từng huyện, thành phố kiểm soát số đơn vị SDLĐ trên địa bàn tỉnh cũng như các HĐLĐ trong từng đơn vị để xác định quan hệ lao động làm căn cứ tham gia BHTN.
Phối hợp với Cục thuế tỉnh để đối chiếu tờ khai về lương trong hồ sơ tham gia BHTN với tờ khai về lương để đóng thuế xem có khớp nhau không. Tránh tình trạng cùng 1 doanh nghiệp nhưng có nhiều bảng lương khác nhau để trốn tránh nghĩa vụ đóng BHTN.
Phối hợp với Ngân hàng, Kho bạc tỉnh cũng để kiểm soát tổng quỹ lương của các đơn vị cho chính xác, đảm bảo công tác quản lý đối tượng tham gia thực hiện tốt.
Sự phối hợp này cần được thể hiện rõ qua những đợt kiểm tra liên ngành thường xuyên, thay vì chỉ kiểm tra trung bình mỗi năm 1 đến 2 lần như hiện nay. Đồng thời có thể áp dụng các hình thức kiểm tra đột xuất xen kẽ với kiểm tra định kỳ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/