Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 41)

5. Kết cấu của đề tài

1.4.1.Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới

1.4.1.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc

BHTN ở Trung Quốc có những đặc điểm như sau:

- BHTN là một hệ thống xã hội bắt buộc được thực thi thông qua pháp luật của Nhà nước; chỉ những người thất nghiệp được quy định trong pháp luật có quyền được hưởng BHTN; mục đích là nhằm đảm bảo nhu cầu cơ bản, thay vì mọi khía cạnh của tất cả nhu cầu thất nghiệp; trong khi nhà nước thành lập các quỹ BHTN thì xã hội phối hợp với việc sử dụng của các quỹ đó;

- BHTN có tác động tích cực hơn loại cứu trợ tài chính, quan trọng hơn, nó giúp cho việc đẩy mạnh cạnh tranh và khả năng tìm được việc làm của người thất nghiệp thông qua đào tạo nghề để họ có thể tham gia lại vào lực lượng lao động;

- Các khoản bồi thường BHTN được thực hiện trong thời gian ngắn, những người không tìm được việc làm trong một giai đoạn nhất định sẽ nhận trợ cấp xã hội thay vào đó.

- Doanh nghiệp đóng 1% tiền lương cơ bản cho chương trình BHTN; - Chương trình này được các cơ quan quản lý lao động quản lý thông qua đại lý của các công ty dịch vụ lao động;

- Những người thụ hưởng là người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước tuyên bố phá sản hoặc trên bờ phá sản và người lao động bị sa thải hoặc những người mà hợp đồng lao động của họ đã chấm dứt;

- Mức hưởng bảo hiểm dựa trên tiền lương tháng bình quân của 2 năm trước khi bị thất nghiệp và được chi trả cho đến 12 tháng hoặc 24 tháng nếu đã có thời gian làm việc trên 5 năm.

Năm 1993, "Điều lệ BHTN đối với người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước" đã được ban hành với đối tượng được mở rộng, cơ chế tài

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chính và chế độ hưởng được thay đổi như sau: Phạm vi áp dụng được mở rộng đến một số nhóm bổ sung của người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước. Mức đóng góp được sửa đổi từ 0,6 đến 1% tổng tiền lương.Nguyên tắc thay thế thu nhập được chuyển từ hình thức gắn với thu nhập sang hình thức qui định những mức chuẩn bằng 120% - 150% mức trợ cấp cứu trợ xã hội của Nhà nước [6].

Năm 1998, chương trình BHTN tiếp tục được cải cách với mức đóng góp được ấn định là 2% đối với doanh nghiệp và lần đầu tiên người lao động được yêu cầu đóng góp một phần. Mức đóng góp của người lao động là 1% tiền lương. Chương trình BHTN lại được sửa đổi cơ bản và tổ chức lại vào năm 1999 thông qua "Điều lệ về BHTN" với những đặc điểm chính như sau:

Phạm vi áp dụng: Điều lệ BHTNáp dụng cho tất cả người lao động ở thành thị gồm cả người lao động trong các doanh nghiệp, doanh nghiệp tư nhân ở các thành phố và thị trấn, doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp khác và nông dân làm hợp đồng trong các doanh nghiệp và các cơ quan. Chính quyền địa phương ở cấp tỉnh có thể quyết định đưa vào áp dụng các loại hình cơ quan, tổ chức khác như các tổ chức xã hội hoặc các đơn vị do cộng đồng điều hành. Tổng số người tham gia ước tính khoảng 93 triệu người. Các nguồn quỹ:Các doanh nghiệp ở các thành phố và thị trấn đóng 2% quỹ tiền lương và người lao động đóng 1% tiền lương. Nông dân làm việc theo hợp đồng lao động trong các doanh nghiệp không phải đóng góp. Ngoài ra cũng có các nguồn thu khác như tiền lãi ngân hàng, hỗ trợ của Nhà nước và các nguồn quỹ khác. Ở một số tỉnh và khu tự trị, các nguồn quỹ điều tiết lại có thể được hình thành để hỗ trợ cho Quỹ BHTN nếu như quỹ này tụt xuống dưới mức qui định.

Để được hưởng BHTN, người yêu cầu được hưởng BHTN phải đáp ứng các điều kiện sau: Họ có đăng ký thất nghiệp và đang tìm việc làm; Đã đóng BHTN tối thiểu 12 tháng; họ là người thất nghiệp không tự nguyện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chế độ BHTN được qui định trong Điều lệ như sau:

Trợ cấp BHTN: Tỷ lệ hưởng được chính quyền địa phương quy định - cao hơn tiêu chuẩn cứu trợ xã hội và thấp hơn mức tiền lương tối thiểu ở địa phương. Trợ cấp này được chi trả:

- Tối đa 12 tháng đối với những người có ít nhất 1 năm nhưng ít hơn 5 năm đóng BHTN;

- Đến 18 tháng đối với thời gian đóng BHTN từ 5 năm đến dưới 10 năm; - Tối đa 24 tháng khi đó đóng BHTN ít nhất 10 năm.

Trợ cấp Y tế: Trợ cấp này dành cho người hưởng trợ cấp thất nghiệp và để đóng các chi phí khám bệnh và hỗ trợ y tế đối với những bệnh hiểm nghèo. Trợ cấp tuất: Khi người hưởng trợ cấp thất nghiệp chết, trợ cấp tuất một lần và tuất hưu trí sẽ được chi trả cho gia đình người đã mất.

Đào tạo và chi phí giới thiệu việc làm và các khoản trợ cấp khác.

Nông dân với hợp đồng lao động được trả trợ cấp sinh hoạt nếu chủ sử dụng lao động của họ đóng BHTN cho quỹBHTN.

Tình trạng thất nghiệp trong các doanh nghiệp nhà nước đổi mới cơ cấu ở Trung Quốc đã đặt chương trình BHTN dưới một áp lực tương đối lớn. Trong những năm gần đây, 20 triệu người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước đã bị sa thải.Họ là những người vẫn còn trong thời hạn hợp đồng nhưng không có việc làm. Có ba hình thức hỗ trợ thu nhập cho những người bị thất nghiệp dạng này: Hỗ trợ sinh hoạt cơ bản; BHTN; Hỗ trợ sinh hoạt cơ bản đối với các cư dân thành thị.

1.4.1.2. Kinh nghiệm của Thái Lan

Đối tượng tham gia BHTN ở Thái Lan chính là đối tượng tham gia BHXH, gồm tất cả các doanh nghiệp có sử dụng từ 1 người lao động trở lên.

Về mức đóng góp BHTN, đóng góp BHTN được thu kể từ 01/01/2004. Người sử dụng lao động và người lao động hàng tháng, đóng một mức như nhau, cho Quỹ BHTN, là 0,5% mức tiền lương. Nhà nước đóng 0,25% quỹ tiền lương;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Điều kiện hưởng BHTN, người được hưởng BHTN đã đóng BHTN ít nhất 6 tháng, trong vòng 15 tháng trước khi bị thất nghiệp. Họ phải đăng ký thất nghiệp với cơ quan dịch vụ việc làm của Nhà nước. Họ có khả năng làm việc và sẵn sàng làm việc khi được giới thiệu một việc làm phù hợp. Họ đã tham gia các khóa đào tạo nghề được giới thiệu và phải trình diện với cơ quan dịch vụ việc làm ít nhất 1 lần/một tháng. Họ bị thất nghiệp không phải vì những lý do không hoàn thành nhiệm vụ được giao, có hành vi phạm tội chống lại người sử dụng lao động, cố ý gây thiệt hại cho người sử dụng lao động, vi phạm nghiêm trọng quy chế và kỷ luật lao động của người sử dụng lao động, bỏ làm 7 ngày liên tục mà không có lý do chính đáng, gây thiệt hại nghiêm trọng cho người sử dụng lao động do bỏ làm, bị phạt tù, không hưởng lương hưu hàng tháng; được hưởng BHTN sau tám ngày kể từ ngày bị mất việc đối với người sử dụng lao động cuối cùng.

Về mức hưởng BHTN,người lao động có đóng BHTN bị sa thải được hưởng 50% tiền lương làm căn cứ đóng BHTN và thời gian hưởng không quá 180 ngày trong vòng 1 năm; Người lao động có đóng BHTN mà tự ý bỏ việc được hưởng 30% tiền lương làm căn cứ đóng BHTN và hưởng không quá 90 ngày trong vòng 1 năm và tổng số ngày hưởng BHTN vì thất nghiệp tự nguyện không quá 180 ngày.

Chế độ, chính sách BHTN ở Thái Lan chưa được tổng kết, nhưng có thể thấy một số điểm như sau:

Công nghệ thông tin liên kết giữa các vụ và cơ quan chịu trách nhiệm về chính sách BHTN chưa hoàn thiện; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thiếu nhân lực và vật lực trong việc phục vụ người tham gia BHTN; Người tham gia BHTN có rất ít hiểu biết về quyền lợi hưởng BHTN.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 41)