Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 47)

5. Kết cấu của đề tài

2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu do người khác thu thập, sử dụng cho các mục đích có thể là khác với mục đích nghiên cứu của chúng ta. Dữ liệu thứ cấp có thể là dữ liệu chưa xử lý (còn gọi là dữ liệu thô) hoặc dữ liệu đã xử lý. Như vậy, dữ liệu thứ cấp không phải do người nghiên cứu trực tiếp thu thập.

Dữ liệu thứ cấp có ưu điểm là giúp tiết kiệm tiền bạc, thời gian. Nhưng cần chú ý đến nhược điểm trong sử dụng là:

Số liệu thứ cấp này đã được thu thập cho các nghiên cứu với các mục đích khác và có thể hoàn toàn không hợp với vấn đề của chúng ta; khó phân loại dữ liệu; các biến số, đơn vị đo lường có thể khác nhau...

Dữ liệu thứ cấp thường đã qua xử lý nên khó đánh giá được mức độ chính xác, mức độ tin cậy của nguồn dữ liệu.

Nguồn dữ liệu dưới đây có thể là quan trọng cho các nghiên cứu của luận văn bao gồm:

- Các báo cáo của chính phủ, bộ ngành, số liệu của các cơ quan thống kê về tình hình kinh tế xã hội quốc gia, của tỉnh Phú Thọ, dữ liệu của cơ quan BHTN tỉnh Phú Thọ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Các bài viết đăng trên báo hoặc các tạp chí khoa học chuyên ngành và tạp chí mang tính hàn lâm có liên quan.

- Tài liệu giáo trình hoặc các xuất bản khoa học liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

- Các bài báo cáo hay luận văn của các sinh viên khác (khóa trước) trong trường hoặc ở các trường khác.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)