5. Kết cấu của đề tài
1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả thực hiện chính sách bảo hiểm
số doanh nghiệp trên địa bàn.
Trên thực tế, nếu chính sách bảo hiểm thất nghiệp có hiệu quả cao sẽ hạn chế được tình trạng trốn, nợ đọng phí bảo hiểm thất nghiệp của các doanh nghiệp trên địa bàn.
- Số lượng lao động được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp.
Đây là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh số lượng lao động được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp của từng địa phương trong một thời kỳ nhất định.
- Số chi trả trợ cấp BHTN
Đây là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh số tiền mà BHTN chi trả cho các các chế độ trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp của từng địa phương trong một thời kỳ nhất định.
- Cơ cấu chi trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn.
Đây là chỉ tiêu tương đối phản ánh tỷ trọng của các khoản trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tính trong một thời kỳ.
1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp thất nghiệp
- Chính sách tiền lương:
Giữa chính sách tiền lương và chính sách BHTN có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, chính sách tiền lương làm tiền đề và cơ sở cho việc thực hiện chính sách BHTN. Khi Nhà nước điều chỉnh lương tối thiểu chung, điều đó cũng đồng nghĩa với việc nâng mức đóng BHTN và đương nhiên số thu BHTN cũng tăng lên.
- Chính sách lao động và việc làm của Nhà nước
Chính sách lao động, việc làm có ảnh hưởng lớn đến khu vực kinh tế ngoài nhà nước và ảnh hưởng trực tiếp đến việc tham gia đóng BHTN của người lao động và người sử dụng lao động, vì:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
+ Khi Nhà nước chú trọng đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động trên các phương diện về chuyên môn, kỹ năng hành nghề, kỹ năng ứng xử, giao tiếp, tác phong làm việc hiện đại, chuyên nghiệp, ý thức chấp hành kỷ luật lao động và pháp luật... điều đó sẽ giúp cho thị trường lao động có nguồn lao động chất lượng cao, các doanh nghiệp sẽ đỡ được một phần chi phí trong công tác đào tạo. Lực lượng lao động này sẽ có cơ hội tìm được việc làm ổn định và thu nhập cao(chất lượng lao động có quan hệ tỷ lệ thuận với thu nhập) tác động trực tiếp làm tăng số lao động tham gia BHTN và do đó làm tăng mức đóng BHTN.
+ Việc ưu tiên dành vốn đầu tư của Nhà nước và huy động vốn trong toàn xã hội để giải quyết việc làm sẽ làm chuyển dịch cơ cấu lao động, số người làm công ăn lương sẽ tăng lên cũng là lý do làm tăng tỷ trọng lao động xã hội tham gia BHTN.
+ Việc phát triển thị trường lao động, hình thành hệ thống thông tin thị trường việc làm là yếu tố quan trọng giúp cho người lao động dễ dàng tìm việc phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề của mình; đồng thời có quyền lựa chọn những đơn vị thực hiện đầy đủ quyền lợi của người lao động và thu nhập cao; chủ sử dụng lao động cũng thuận tiện hơn trong việc tuyển dụng lao động, tiết kiệm thời gian và chi phí.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu nhập bình quân đầu người
Tốc độ tăng trưởng kinh tế phản ánh khả năng tiết kiệm, tiêu dùng và đầu tư của Nhà nước, vì thế nếu tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, chắc chắn đời sống của người lao động dần được cải thiện; việc sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp được thuận lợi, vì thế các chủ doanh nghiệp cũng sẵn sàng tham gia BHTN cho người lao động, từ đó làm giảm tình trạng trốn tránh tham gia BHTN. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững phản ánh nhiều người lao động có thu nhập cao thông qua quá trình lao động, đây là điều kiện tiền đề để người lao động có cơ hội tham gia BHTN. Thêm nữa, khi đời sống kinh tế cao
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
thì nhận thức của người lao động cũng được nâng lên, ngoài việc ý thức đảm bảo cuộc sống hàng ngày cho bản thân và gia đình, họ mong muốn có khoản trợ giúp khi không may gặp các rủi ro thất nghiệp.
- Nhận thức, ý thức, tâm lý, thói quen của người lao động và người sử dụng lao động; sự quan tâm lãnh đạo của cấp ủy Đảng và chính quyền.
BHTN là một cơ chế phức tạp với nhiều mối quan hệ đa dạng, trong đó nổi bật là quan hệ lợi ích, tức là quyền và trách nhiệm của các bên tham gia BHTN. Dù là người lao động hay là người sử dụng lao động thì tâm lý chung là làm sao lợi ích càng nhiều càng tốt, lợi ích không giới hạn và trách nhiệm càng ít càng tốt, trách nhiệm có hạn. Quyền và nghĩa vụ trong BHTN rõ nhất là vấn đề đóng và hưởng BHTN. Người lao động và người sử dụng lao động luôn mong muốn chỉ phải đóng góp BHTN ở mức thấp nhất (giảm chi phí cho gia đình và doanh nghiệp), nhưng lại muốn được hưởng BHTN tốt nhất. Vì thế, người tham gia BHTN mới tìm cách trì hoãn việc đóng BHTN hoặc giảm mức đóng góp BHTN (khai lương thấp, giảm số lao động thuộc diện phải tham gia BHTN, chậm đóng, nợ BHTN)... Vấn đề đặt ra là Nhà nước phải làm thế nào để giảm thiểu những sự lạm dụng và vi phạm pháp luật về BHTN.
Nhiều khi, từ chỗ nhận thức giản đơn về việc tham gia BHTN, tức là không tham gia, hoặc chưa tham gia hay tham gia ở mức độ nhất định vẫn không ảnh hưởng đến hoạt động của đơn vị, doanh nghiệp, nên người sử dụng lao động không có kế hoạch tài chính chủ động thực hiện việc đăng ký tham gia BHTN; ngay chính bản thân người lao động cũng chưa có thói quen sống vì bảo hiểm. Chủ doanh nghiệp chỉ thấy lợi trước mắt, lợi cục bộ cho doanh nghiệp, thiếu quan tâm đến đời sống và quyền lợi BHTN của người lao động nên tìm mọi cách trốn tránh đăng ký tham gia BHTN cho người lao động hoặc đăng ký tham gia theo kiểu đối phó khi có thanh tra, kiểm tra. Tình trạng chủ doanh nghiệp ký hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng với người lao động và hợp đồng vụ việc, nhằm lách luật về BHTN. Đây là nhận thức lạc hậu, thói quen thời bao cấp không còn phù hợp trong điều kiện mới.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Trình độ quản lý tài chính: Quản lý tài chính trong BHTN là đảm bảo nguyên tắc cân bằng thu - chi. Các quy định mức hưởng và mức đóng cần có sự công bằng để tránh gây mất cân đối cho quỹ BHTN. Cơ cấu các khoản chi BHTN cũng cần hợp lý nhằm tránh gây lạm chi, mất cân đối quỹ. Cơ chế quản lý thu cũng cần phải rõ ràng, có các chế tài pháp lý xử phạt các trường hợp trốn tránh hoặc trì hoãn đóng BHTN.
- Chất lượng nguồn nhân lực của cơ quan quản lý BHTN. Yếu tố con người là yếu tố quan trọng nhất quyết định tới hiệu quả của bất kỳ hoạt động nào. Do đó, nếu chất lượng nguồn nhân lực của cơ quan quản lý BHTN cao, được bố trí một cách khoa học, hợp lý sẽ nâng cao hiệu quả thu BHTN, hạn chế tình trạng trốn, nợ BHTN. Đồng thời tạo cơ sở giảm chi phí quản lý, tránh lạm chi, lãng phí quỹ BHTN. Các cán bộ BHTN cần phải có những hiểu biết về các chính sách BHTN để thu đúng thu đủ. Cần cập nhập các chính sách bảo hiểm xã hội, và các chính sách liên quan để kịp thời điều chỉnh mức đóng cho người lao động.
- Công tác thông tin tuyên truyền về chế độ, chính sách BHTN
Thông tin tuyền truyền là nội dung quan trọng trong bất cứ lĩnh vực hoạt động nào. Với BHTN, là chính sách tác động đến một lượng người tham gia rộng khắp, công tác thông tin tuyên truyền chính là nhân tố tác động trực tiếp đến hiệu quả của công tác quản lý đối tượng tham gia. Cụ thể, công tác thông tin tuyên truyền giúp cho đối tượng tham gia hiểu rõ về chế độ, chính sách BHTN theo quy định của luật pháp, làm thay đổi thái độ đối với công tác BHTN theo hướng tích cực, phù hợp với pháp luật. Ngoài ra, tuyên truyền BHTN còn có tác dụng cổ vũ động viên người lao động cùng các đơn vị SDLĐ tự giác, tích cực thực hiện đúng quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia BHTN theo đúng quy định của pháp luật, đấu tranh loại bỏ những hành vi gian lận, trái pháp luật nhằm mục đích trục lợi Bảo hiểm. Ý thức tham gia của các đối tượng kém xuất phát từ sự ít hiểu biết về lợi ích của chính sách
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
BHTN. Bởi vậy, tuyên truyền giúp cho các đối tượng hiểu được lợi ích từ chính sách này sẽ khuyến khích các đối tượng tham gia nhiều hơn, chấp hành đúng các thủ tục hơn trong quy trình tham gia, giúp việc quản lý đối tượng tham gia được thực hiện tốt hơn.
- Công tác tổ chức thực hiện BHTN
Tổ chức BHTN là sự tập hợp các cấu trúc của các bộ phận cấu thành và các hoạt động điều phối một cách có ý thức nhằm thực hiện mục tiêu của chính sách BHTN.
Là một tổ chức, trước hết tổ chức BHTN phải đảm bảo những đặc tính chung của tổ chức, đồng thời phải thể hiện những đặc tính riêng về lĩnh vực hoạt động của mình và phải đảm bảo các yêu cầu: tính mục tiêu và hiệu quả, tính đồng nhất và đặc thù, tính phù hợp.
Do quản lý đối tượng tham gia BHTN là phải quản lý một lượng lớn giấy tờ sổ sách, có sự tham gia của nhiều phòng ban nên cơ cấu tổ chức có sự phân công, phân cấp hợp lý, hoạt động nhịp nhàng thống nhất sẽ tác động trực tiếp đến quá trình quản lý đối tượng tham gia BHTN. Thông thường, việc quản lý đối tượng tham gia ở cấp huyện thường do bộ phận Tiếp nhận quản lý hồ sơ, bộ phận thu và bộ phận cấp sổ thẻ đảm nhiệm.
Quá trình quản lý đối tượng tham gia, nhất là ở những khu vực đông dân cư, nhiều người tham gia, đòi hỏi các cán bộ phải giải quyết một khối lượng công việc rất lớn với nhiều loại hồ sơ, giấy tờ, sổ sách. BHTN lại là ngành phải thường xuyên tiếp xúc cơ sở, đòi hỏi trình độ chuyên môn cao để có thể giải thích, hướng dẫn chính sách cho các đối tượng trong quá trình tham gia. Do vậy, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như lòng nhiệt huyết với nghề của các cán bộ là hết sức cần thiết, cần được trau dồinâng cao thường xuyên. Thưởng phạt nghiêm minh cũng là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy các cán bộ bảo hiểm thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý đối tượng tham gia của mình, nhất là với một lĩnh vực còn mang nặng tính hành chính như BHTN.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
1.4. Kinh nghiệm về ChínhSách bảo hiểm thất nghiệp của một số nƣớc trên thế giới và một số bài học cho Việt Nam