5. Kết cấu của đề tài
3.2.2. Đánh giá hiệu quả thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệptrên
địa bàn tỉnh Phú Thọ
3.2.2.1. Thành tựu
- Số thu bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú thọ trong những năm qua có sự gia tăng nhất định với tốc độ tăng trưởng năm sau tăng hơn năm trước. Bên cạnh đó, mặc dù có năm tỷ lệ nợ đọng bảo hiểm thất nghiệp gia tăng cao nhưng ngành BHXH đã có những biện pháp tích cực để đôn đốc thu hồi nợ đọng.
- Số lượng lao động, số lượng đơn vị và tổng quỹ lương cũng như mức tiền lương bình quân tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn Tỉnh trong những năm qua đều có sự gia tăng.
- Số lượng lao động được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp cũng như số chi trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp và tỷ lệ số người hưởng trợ cấp so với tổng số lao động thất nghiệp trên địa bàn trong các năm qua đều có xu hướng gia tăng.
- Số tiền chi trả trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp bình quân đầu người ngày càng tăng đã góp phần ngày càng tích cực trong việc giải quyết khó khăn cho người lao động khi gặp phải rủi ro thất nghiệp.
3.2.2.2. Hạn chế
- Mặc đù số thu bảo hiểm thất nghiệp có tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng trưởng không ổn định giữa các năm. Mặt khác, số nợ đọng bảo hiểm thất nghiệp vẫn còn tồn tại, có năm tăng cao, nhiều doanh nghiệp nợ đọng kéo dài với số lượng lớn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Cơ cấu thu bảo hiểm thất nghiệp còn có sự chênh lệch cao giữa các vùng miền trên địa bàn.
- Số lượng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp và số lượng đơn vị tham gia bảo hiểm thất nghiệp tăng trưởng thấp.
- Số lượng lao động được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp còn thấp so với tổng số lao động thất nghiệp trên địa bàn. Chứng tỏ rằng, số người được tiếp cận với chính sách bảo hiểm thất nghiệp còn hạn chế.
- Trên thực tế trên địa bàn đã bắt đầu xuất hiện các trường hợp thất nghiệp “ảo” để được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp với mức cao.
- Cơ cấu chi bảo hiểm thất nghiệp chưa thực sự hợp lý, cụ thể là chi trả cho hỗ trợ đào tạo nghề và hỗ trợ việc làm mới cho người lao động còn khiêm tốn chứng tỏ chính sách này chưa thực sự phát huy hiệu quả.
3.2.2.3. Nguyên nhân của hạn chế a. Các nguyên nhân khách quan
* Do những bất cập về chế độ, chính sách bảo hiểm thất nghiệp
- Quy định các doanh nghiệp có từ 10 lao động trở lên thuộc đối tượng đóng BHTN, người lao động có giao kết hợp đồng lao động từ đủ 12 tháng trở lên mới là đối tượng tham gia BHTN, những doanh nghiệp sử dụng dưới 10 lao động, người lao động có giao kết hợp đồng lao động dưới 12 tháng thì không thuộc đối tượng tham gia BHTN là không hợp lý. Đây là kẽ hở cho nhiều doanh nghiệp nhỏ trốn đóng BHTN và trên thực tế họ chỉ đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc cho bộ máy hành chính văn phòng của đơn vị vào khoảng 9 người (dưới 10 người). Khi có các đoàn kiểm tra của Bảo hiểm xã hội tỉnh hoặc các ngành chức năng kiểm tra thì đơn vị cũng chỉ xuất trình những hợp đồng lao động của những cán bộ văn phòng đã đăng ký. Khi hỏi đến các hợp đồng lao động khác thì đơn vị sử dụng lao động biện lý do về địa bàn kinh doanh các ngành nghề, chỉ sử dụng lao động theo thời vụ... nên họ chỉ ký hợp đồng dưới 3 tháng hoặc thuê nhân công tại chỗ để thi công công
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
trình cho đến khi hoàn thành và nguồn nhân công tại chỗ vừa rẻ và không mất thời gian đi lại.Điều đó chứng tỏ chính sách BHTN của Việt Nam chưa bao phủ được hết các đối tượng lao động hiện nay, vì vậy nhu cầu tham gia BHTN của người lao động còn rất lớn.
- Thời hạn đăng ký thất nghiệp trong 7 ngày là quá ngắn, gây sức ép về thời gian cho cả người lao động, cơ quan BHXH và Trung tâm GTVL. Mặt khác, đơn vị sử dụng lao động chưa tuân thủ đúng quy định pháp luật lao động, cố tình chậm trễ trong quá trình hoàn thiện hồ sơ, giấy tờ của người lao động hoặc tình trạng nợ đóng BHXH, BHTN làm khó khăn cho việc chốt sổ BHXH.
- Các thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp còn rườm rà, khó khăn cho việc xác định đối tượng cụ thể có tham gia bảo hiểm thất nghiệp hay không, khiến nhiều cán bộ các trung tâm giới thiệu việc làm lúng túng; các văn bản hướng dẫn không thống nhất, chưa phù hợp với thực tế, không trùng khớp về tiến độ triển khai. Nhiều người lao động phản ánh, họ có đi đăng ký thất nghiệp nhưng lại không được hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp vì doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội nên không chốt được sổ bảo hiểm xã hội. Ngay cả cán bộ ở trung tâm giới thiệu việc làm cũng không hướng dẫn đăng ký thất nghiệp một cách cụ thể, thủ tục còn rườm rà, phải đi lại nhiều lần mới hoàn thành được hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đúng quy định.
- Về các quy định của bảo hiểm thất nghiệp: Quy định về điều kiện để người lao động tham gia bảo hiểm, nơi hưởng bảo hiểm thất nghiệp còn nhiều bất cập, trình tự thủ tục (từ khâu đăng ký đến giải quyết hồ sơ và nhận trợ cấp thất nghiệp) quá phức tạp; thời gian đăng ký thất nghiệp và thời gian làm thủ tục để hưởng trợ cấp thất nghiệp còn ngắn, người lao động không đủ thời gian để hoàn thành hồ sơ.
Bên cạnh đó, theo quy định, người lao động chỉ được hưởng trợ cấp nếu thời gian mất việc từ 15 ngày trở lên; tức là, sau khi có quyết định thôi việc, trong thời gian 15 ngày, người lao động chưa tìm được việc làm mới
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
thì sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Tuy nhiên, một số người lao động sau khi đã đăng ký mất việc, nhưng trong 15 ngày tiếp theo đã tìm được việc làm mới, vẫn được hưởng trợ cấp thất nghiệp, điều này cũng ảnh hưởng nhất định tới những đối tượng chưa tìm được việc làm trong thời gian pháp luật quy định.
- Mức hỗ trợ học nghề cho người lao động thất nghiệp theo quy định hiện nay là quá thấp, tối đa 300 nghìn đồng/người/tháng; thời gian hỗ trợ học nghề ngắn; danh mục ngành nghề đào tạo còn đơn giản, không đa dạng nên không thu hút được người lao động tham gia…
* Nhận thức của người lao động và người sử dụng lao động
- Nhận thức của người sử dụng lao động còn hạn chế trong việc thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với người lao động trong vấn đề bảo hiểm thất nghiệp. Tình trạng doanh nghiệp phá sản, giải thể, nợ tiền bảo hiểm xã hội, trốn đóng bảo hiểm xã hội còn phổ biến; doanh nghiệp chậm ban hành quyết định nghỉ việc, thanh lý hợp đồng lao động… hay làm thủ tục chốt sổ chậm với cơ quan bảo hiểm xã hội. Không ít trường hợp chủ DN trích tiền lương của người lao động để đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế nhưng không nộp hoặc khi các cơ quan thanh tra, xử lý thì DN mới chịu nộp.
- Nhận thức của người lao động về các quyền lợi được hưởng khi hưởng trợ cấp thất nghiệp còn hạn chế. Phần lớn người lao động chỉ quan tâm đến tiền trợ cấp thất nghiệp mà không chú ý đến quyền được giới thiệu việc làm và học nghề miễn phí. Điều này cho thấy, công tác tuyên truyền về chính sách bảo hiểm thất nghiệp chưa đúng mức, dẫn đến người lao động còn mơ hồ về bảo hiểm thất nghiệp.
* Do thực trạng cầu của thị trường lao động Việt Nam
Số doanh nghiệp giải thể, phá sản, tạm dừng hoạt động... đang nóng lên kéo theo sự khó khăn của NLĐ đó là thực tế đang diễn ra. Doanh nghiệp phá sản, giải thể hoặc thu hẹp sản xuất cũng đồng nghĩa với việc thu hẹp nhân sự.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chính điều này đã ảnh hưởng lớn tới nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp. Người thất nghiệp chủ yếu là lao động phổ thông, trong khi nhu cầu lao động phổ thông ở nước ta rất lớn nên người lao động dễ tìm lại được việc làm sau khi mất việc. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng chủ yếu tuyển dụng lao động phổ thông, dù người lao động có qua đào tạo họ cũng chỉ trả lương theo vị trí công việc của lao động phổ thông. Chính vì vậy, người lao động dường như không quá mặn mà với chính sách đào tạo lại và giới thiệu việc làm của bảo hiểm thất nghiệp.
b. Các nguyên nhân chủ quan
* Do cơ cấu tổ chức quản lý chính sách bảo hiểm thất nghiệp hiện nay
Theo quy định thì BHXH Việt Nam chịu trách nhiệm thực hiện việc thu, chi và quản lý quỹ BHTN, trong việc này BHXH Việt Nam triển khaithực hiện rất hiệu quả do có một số lợi thế như được tổ chức theo ngành dọc 3 cấp là Trung ương, tỉnh, cấp huyện, đối tượng tham gia BHTN cũng nằm trong đối tượng tham gia BHXH và cuối cùng là BHXH Việt Nam đã có 15 năm kinh nghiệm quản lý quỹ tài chính tập trung là quỹ BHXH, bảo hiểm y tế.
Trong khi đó ngành Lao động-Thương binh và Xã hội thực hiện việc tiếp nhận và giải quyết các thủ tục hưởng chính sách BHTN, ở Trung ương là BHTN trực thuộc Cục Việc làm, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và ở địa phương là Phòng BHTN, Trung tâm giới thiệu việc làm thuộc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tuy nhiên, do Phòng BHTN nghiệp trực thuộc Trung tâm giới thiệu việc làm của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội hoạt động do địa phương quản lý nên việc chỉ đạo từ trên Trung ương xuống các địa phương đã gặp phải những khó khăn nhất định.
Việc phối hợp giữa Cục Việc làm, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội với BHXH Việt Nam ở Phú Thọ còn chưa chặt chẽ, công tác phối hợp giữa hai ngành còn gặp nhiều khó khăn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Do vậy, thực hiện mô hình hiện nay, người lao động bị thất nghiệp phải đến hai ngành để làm thủ tục đăng ký thất nghiệp, hưởng các chế độ BHTN, gây khó khăn cho người thất nghiệp. Hơn nữa, đây lại là hai ngành độc lập với nhau về tổ chức. Do đó, các thủ tục hành chính phải qua rất nhiều khâu, gây khó khăn, phiền hà cho người hưởng BHTN.
* Do trình độ nguồn nhân lực còn hạn chế
Nhìn chung chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở Việt nam là chính sách mới được đưa vào thực hiện từ năm 2009, do đó việc quản lý chính sách bảo hiểm thất nghiệp còn nhiều bỡ ngỡ. Trong khi đó, nhiều cán bộ quản lý chính sách bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú thọ có trình độ chuyên môn chưa cao, chưa có bề dày kinh nghiệm.
* Do công tác tuyên truyền, hỗ trợ người lao động cho chính sách bảo hiểm thất nghiệp còn chưa thực sự được chú trọng
Là một chính sách mới được thực hiện trong vòng 4 năm trở lại đây nên hầu hết người lao động còn chưa nhận thức đầy đủ về chính sách bảo hiểm thất nghiệp và quyền lợi và trách nhiệm của mình trong thực hiện chính sách. Trong khi đó cơ quan quản lý lại chưa thực sự chú trọng công tác tuyên truyền cho người lao động hiểu rõ quyền lợi của mình, cũng như chưa đẩy mạnh tuyên truyền cho người sử dụng lao động hiểu trách nhiệm và quyền lợi của họ trong việc tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động. Đặc biệt là đối với những huyện, xã thuộc vùng sâu vùng xa.
* Do công tác thanh tra, kiểm tra chấp hành bảo hiểm thất nghiệp còn chưa phát huy được đầy đủ hiệu quả
Trong thời gian qua, cơ quan bảo hiểm xã hội Phú thọ vẫn chưa chú trọng tới công tác thanh, kiểm tra. Số đợt kiểm tra, số lượng đơn vị thuộc diện kiểm tra còn thấp. Công tác kiểm tra thực tiễn tại cơ sở còn chưa được tiến hành thường xuyên, hình thức kiểm tra chủ yếu là qua giấy tờ, sổ sách. Trong khi đó, các biện pháp xử phạt còn nhẹ, chưa thực sự kiên quyết. Do vậy, tình trạng nợ đọng bảo hiểm thất nghiệp còn xảy ra nhiều.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chƣơng 4
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ
4.1. Định hƣớng nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
- Tổ chức triển khai thực hiện Luật BHXH, các Nghị định và các Thông tư hướng dẫn; Giải quyết tốt chế độ, chính sách BHTN theo Luật định. Thực hiện chi trả đầy đủ, an toàn, kịp thời cho đối tượng thụ hưởng BHTN.
- Tập trung mở rộng đối tượng tham gia BHTN. Tăng cường thực hiện thu số nợ tồn đọng hoàn thành vượt mức kế hoạch thu BHTN do BHXH Việt Nam giao.
- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, kiện toàn bộ máy tổ chức, nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức viên chức, phục vụ tốt nhất các đối tượng tham gia BHTN.
- Tiếp tục ứng dụng thành thạo các chương trình Công nghệ thông tin trong quản lý các nghiệp vụ của Ngành, khai thác sử dụng các chương trình CNTT hiện có để nâng cao hiệu quả và phục vụ công tác, đặc biệt là chương trình quản lý thu, chi, tài chính.
- Tăng cường công tác kiểm tra, thực hiện tốt kỷ luật, kỷ cương hành chính, cơ chế tài chính của ngành về thực hiện chống tham nhũng, thực hiện tiết kiệm chống lãng phí, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giảm thiểu nợ đọng bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn.
- Tăng cường mối quan hệ giữa các bên trong thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp với người lao động, bao gồm cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh, Sở Lao động và thương binh xã hội,…
- Mở rộng và phát triển thị trường lao động cả trong và ngoài nước để tạo điều kiện cho những người lao động bị thất nghiệp có nhiều cơ hội tìm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
kiếm việc làm để giảm chi trợ cấp thất nghiệp và tiếp tục tăng nguồn thu cho quỹ BHTN.
- Mở rộng đối tượng tham gia BHTN để tăng thu BHTN đồng thời để quy luật số đông bù số ít trong BHTN phát huy tác dụng.
- Quản lý chặt chẽ những người lao động bị thất nghiệp đang hưởng trợ cấp thất nghiệp để khi họ có việc làm mới sẽ ngừng trợ cấp thất nghiệp tránh việc lạm dụng nguồn quỹ BHTN.
- Quản lý chặt chẽ quỹ BHTN, tránh lãng phí và sử dụng không đúng mục đích, tăng cường kiểm tra, kiểm soát để phòng tránh các hiện tượng trục lợi BHTN, trốn đóng BHTN.
- Có kế hoạch đầu tư hiệu quả nguồn quỹ BHTN nhàn rỗi: Từ danh mục đầu tư, thời điểm đầu tư... Để lãi từ hoạt động đầu tư bổ sung vào nguồn quỹ đảm bảo việc chi trả chế độ và chi các hoạt động quản lý BHTN
4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
4.2.1. Tiếp tục, rà soát những bất cập trong cơ chế chính sách bảo hiểm thất nghiệp để kiến nghị cho BHXH cấp Trung ương thất nghiệp để kiến nghị cho BHXH cấp Trung ương
Qua phân tích ở thực trạng thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp