Phương pháp phân tích

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 48)

5. Kết cấu của đề tài

2.2.2.Phương pháp phân tích

2.2.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu

- Phương pháp phân tích lý thuyết: là phương pháp phân tích lý thuyết thành những mặt, những bộ phận, những mối quan hệ theo lịch sử thời gian để nhận thức, phát hiện và khai thác các khía cạnh khác nhau của lý thuyết từ đó chọn lọc nhữngthông tin cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu.Phân tích lý thuyết bao gồm những nội dung sau:

+ Phân tích nguồn tài liệu (tạp chí và báo cáo khoa học, tác phẩm khoa học, tài liệu lưu trữ thông tin đại chúng). Mỗi nguồn có giá trị riêng biệt.

+ Phân tích tác giả (tác giả trong hay ngoài ngành, tác giả trong cuộc hay ngoài cuộc, tác giả trong nước hay ngoài nước, tác giả đương thời hay quá cố). Mỗi tác giả có một cái nhìn riêng biệt trước đối tượng.

+ Phân tích nội dung (theo cấu trúc logic của nội dung).

- Phương pháp tổng hợp lý thuyết: là phương pháp liên quan kết những mặt, những bộ phận, những mối quan hệ thông tin từ các lý thuyết đã thu thập đượcthành một chỉnh thể để tạo ra một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về chủđề nghiên cứu.

- Phương pháp phân loại lý thuyết: là phương pháp sắp xếp các tài liệu khoa học thành hệ thống logic chặt chẽ theo từng mặt, từng đơn vị kiến thức, từng vấn đề khoa học có cùng dấu hiệu bản chất, có cùng hướng phát triển để dễ nhận biết, dễ sử dụng theo mục đích nghiên cứu, giúp phát hiện các quy luật phát triển của đối tượng, sự phát triển của kiến thức khoa học để từ đó dự đoán được các xu hướng phát triển mới của khoa học và thực tiễn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Phương pháp hệ thống hóa lý thuyết: là phương pháp sắp xếp những thông tin đa dạng thu thập được từ các nguồn, các tài liệu khác nhau thành một hệ thống với một kết cấu chặt chẽ (theo quan điểm hệ thống - cấu trúc của việc xây dựng một mô hình lý thuyết trong nghiên cứu khoa học) để từ đó mà xây dựng một lý thuyết mới hoàn chỉnh giúp hiểu biết đối tượng được đầy đủ và sâu sắc hơn.

2.2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu

- Phương pháp chi tiết: Phương pháp này được thực hiện nhằm đánh giá, phân tích tình hình thu, chi bảo hiểm thất nghiệp được chi tiết theo thời gian, địa điểm, đối tượng nộp và các nội dung chi bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn.

- Phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh được thực hiện nhằm đánh giá xu hướng biến động, mức độ biến động của các chỉ tiêu kinh tế, đánh giá tỷ trọng và kết cấu của các thành phần trong chỉ tiêu kinh tế được sử dụng. Trong bài, tác giả sử dụng phương pháp so sánh nhằm so sánh các chỉ tiêu như số thu bào hiểm thất nghiệp trên địa bàn qua các năm, số doanh nghiệp, lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn qua các năm,....

- Phương pháp bảng và đồ thị: Từ những số liệu và thông tin thu thập được, dùng phương pháp phân tích số liệu để đưa ra các biểu đồ về tỷ trọng, tăng trưởng hay những bảng số liệu phục vụ cho đề tài phản ánh thực trạng hiệu quả thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 48)