Giới thiệu khái quát về Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 55)

5. Kết cấu của đề tài

3.1.3. Giới thiệu khái quát về Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Thọ

3.1.3.1. Quá trình hình thành và phát triển

Ngày 16/09/1997 Tổng Giám Đốc BHXH Việt Nam có quyết định thành lập số 1608/BHXH/QĐ/TCCB thành lập BHXH tỉnh Phú Thọ. BHXH tỉnh Phú Thọ là cơ quan sự nghiệp trực thuộc và nằm trong hệ thống tổ chức của BHXH Việt Nam.

Tháng 01 năm 2003 thực hiện quyết định số 20/2002 của Thủ tướng Chính Phủ hệ thống BHYT chuyển sang BHXH, BHXH tỉnh Phú Thọ đã nhanh chóng chuyển sang hoạt động theo cơ chế mới và ổn định tổ chức.

Từ ngày thành lập đến nay, công tác BHXH, BHYT tỉnh Phú Thọ ngày càng đi vào nề nếp hoạt động, thực sự là chỗ dựa tin cậy của NLĐ, góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tỉnh. Bên cạnh đó đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của BHXH tỉnh Phú Thọ không ngừng phấn đấu, khắc phục khó khăn, tích luỹ những kinh nghiệm quý báu để luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Nhờ sự quan tâm chỉ đạo của BHXH Việt Nam, trong hơn chục năm xây dựng và phát triển ngành BHXH tỉnh Phú Thọ đã đạt được rất nhiều thành tích đáng ghi nhận. Cụ thể:

- Năm 2002 Bảo hiểm Y Tế tỉnh Phú Thọ được nhà nước tặng thưởng huân chương lao động hạng Ba.

- Năm 2006 BHXH tỉnh Phú Thọ được nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao Động hạng Ba.

- 03 bằng khen của Thủ Tướng Chính Phủ (02 cá nhân và 01 tập thể). - 39 tập thể, 91 cá nhân được tặng bằng khen của BHXH Việt Nam. - 46 tập thể, 124 cá nhân được tặng bằng khen của UBND tỉnh Phú Thọ - 34 tập thể, 124 cá nhân được BHXH tỉnh Phú Thọ tặng giấy khen. - 25 chiến sỹ thi đua cấp cơ sở.

- 03 chiến sỹ thi đua cấp ngành. - 05 chiến sỹ thi đua cấp tỉnh.

- 01 Kỷ niệm chương Hùng Vương.

- 54 cá nhân được tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp BHXH.

Từ ngày thành lập và đi vào hoạt động đến nay, công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của Phú Thọ ngày càng đi vào nề nếp, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Có được kết quả đó là do có sự lãnh đạo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ của các Sở, Ban Ngành, Đoàn thể của tỉnh cùng các cấp ủy đảng và chính quyền địa phương ở cơ sở.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3.1.3.2. Cơ cấu tổ chức

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ bộ máy cơ quan BHXH tỉnh Phú Thọ

(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính - BHXH Tỉnh Phú Thọ)

Bảo hiểm xã hội tỉnh do giám đốc quản lý, điều hành theo chế độ thủ trưởng. Giúp giám đốc có các phó giám đốc. Giám đốc và các phó giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh do Tổng giám đốc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, điều động, thuyên chuyển, khen thưởng và kỷ luật.

Số lượng phó giám đốc là 3 người.

Giám đốc làm việc theo chế độ thủ trưởng; bảo đảm nguyên tắc tập trung, dân chủ; ban hành Quy chế làm việc, chế độ thông tin, báo cáo của Bảo hiểm xã hội tỉnh và chỉ đạo, kiểm tra thực hiện quy chế đó. Giám đốc phân công hoặc uỷ quyền cho phó giám đốc giải quyết các công việc thuộc thẩm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

quyền của giám đốc. Giám đốc phải chịu trách nhiệm về quyết định của phó giám đốc được phân công hoặc uỷ quyền giải quyết.

3.1.3.3.Chức năng, nhiệm vụ của BHXH Phú Thọ

l . Xây dựng, trình Tổng giám đốc kế hoạch ngắn hạn và dài hạn về phát triển bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trên địa bàn và chương trình công tác hàng năm; tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình sau khi được phê duyệt.

2. Tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tổ chức khai thác, đăng ký, quản lý các đối tượng tham gia và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội,

bảo hiểm y tế theo quy định.

3. Tổ chức cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế cho những người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

4. Tổ chức thu các khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của các tổ chức và cá nhân tham gia bảo hiểm.

5. Hướng dẫn và tổ chức tiếp nhận hồ sơ, giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

6. Tổ chức chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; từ chối việc đóng hoặc chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo

hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp không đúng quy định.

7. Quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí và tài sản theo quy định. 8. Tổ chức ký hợp đồng, giám sát thực hiện hợp đồng với các cơ sở khám, chữa bệnh có đủ điều kiện, tiêu chuẩn chuyên môn, kỹ thuật và giám sát việc cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh, bảo vệ quyền lợi người có thẻ bảo hiểm y tế và chống lạm dụng quỹ bảo hiểm y tế.

9. Chỉ dạo, hướng dẫn, kiểm tra Bảo hiểm xã hội huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Bảo hiểm xã hội huyện) ký hợp đồng với tổ chức, cá nhân làm đại lý do ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn giới thiệu và bảo lãnh để thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

10. Tổ chức kiểm tra, giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo việc thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh và tổ chúc, cá nhân tham gia bảo hiểm, cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật; kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý những hành vi vi phạm pháp luật.

11. Tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách hành chính theo chỉ đạo hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam; thực hiện cơ chế một cửa liên thông giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tại cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh và Bảo hiểm xã hội huyện.

12. Tổ chức quản lý, lưu trữ hồ sơ của đối tượng tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

13. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành hoạt dộng Bảo hiểm xã hội tỉnh.

14. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho công chức, viên chức thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh và các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm.

15. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương, với các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế để giải quyết các ván đề có 1iên quan đến việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.

16. Đề xuất với Bảo hiểm xã hội Việt Nam kiến nghị việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; kiến nghị với các cơ quan chức năng thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

17. Cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền được hưởng các chế độ bảo hiểm, thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế khi tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu. Cung cấp đầy đủ và kịp thời tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

18. Quản lý và sử dụng công chức, viên chức, tài chính, tài sản của Bảo hiểm xã hội tỉnh.

19. Thực hiện chế độ thông tin, thống kê, báo cáo theo quy định. 20. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng giám đốc giao.

3.1.3.4. Chức năng, nhiệm vụ bảo hiểm thất nghiệp của tỉnh Phú Thọ

Quyết định số 138/QĐ-SLĐ ngày 14/12/2009 của Giám đốc Sở lao động thương binh và xã hội về việc bổ sung chức năng nhiệm vụ cho Trung tâm giới thiệu việc làm Phú Thọ và thành lập phòng Bảo hiểm thất nghiệp thuộc Trung tâm.

1. Tổ chức tiếp nhận hồ sơ đăng ký hưởng bảo hiểm thất nghiệp, xem xét và thực hiện các thủ tục giải quyết chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định.

2. Tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền chính sách, pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp.

3. Tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm cho người đang hưởng bảo hiểm thất nghiệp; tổ chức dạy nghề , giới thiệu cơ sở dạy nghề phù hợp cho người đang hưởng bảo hiểm thất nghiệp.

4. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hàng tháng, sáu tháng, hàng năm về việc thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp, tư vấn, giới thiệu việc làm và dạy nghề trên địa bàn tỉnh, báo cáo sở Lao động TB&XH; Bộ Lao động TBXH( Cục Việc Làm).

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)