Nội dung chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở Việt nam hiện nay

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 30)

5. Kết cấu của đề tài

1.2.3.Nội dung chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở Việt nam hiện nay

1.2.3.1. Đối tượng tham gia, mức đóng bảo hiểm thất nghiệp

Xác định đối tượng áp dụng BHTN (những người cần được bảo vệ) là một trong những vấn đề có tính nguyên tắc được đặt ra khi xây dựng nội dung của BHTN. Để xác định ranh giới của sự bảo vệ xã hội chống thất nghiệp, người ta xem xét các yếu tố: Nhu cầu bảo vệ, sự quan tâm về mặt tài chính và quản lý.

Nhìn chung, đa số các nước quy định chỉ những người làm công ăn lương (làm công cho chủ) mới được tham gia BHTN. Còn những người lao động độc lập thì không thuộc đối tượng tham gia BHTN. Quy định này được thể hiện tại Điều 2, Công ước số 44 của ILO. Tuy nhiên, tùy hoàn cảnh mỗi nước có thể đặt thêm các trường hợp ngoại lệ đối với một số đối tượng thuộc các dạng sau: Các gia nhân (những người giúp việc nhà); người lao động làm việc tại nhà; công chức nhà nước có việc làm ổn định; người lao động có thu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nhập cao có thể tự mình phòng chống rủi ro thất nghiệp; những người lao động làm việc theo mùa vụ;những người lao động trẻ, sát cận tuổi lao động theo quy định;những lao động đã vượt quá tuổi quy định, nghỉ hưu, đang được hưởng trợ cấp hưu trí; người lao động làm việc tùy dịp hoặc phụ trợ; thành viên trong gia đình của chủ nhân;

Ở Việt nam, đối tượng được nhận BHTN là công dân Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà các hợp đồng này không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ đủ 12 tháng - 36 tháng với người sử dụng LĐ có từ 10 LĐ trở lên. Cụ thể như sau:

Người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi có: - Hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ mười hai tháng đến ba mươi sáu tháng;

- Hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

- Hợp đồng làm việc xác định thời hạn từ đủ mười hai tháng đến ba mươi sáu tháng;

- Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn, kể cả những người được tuyển dụng vào làm việc tại các đơn vị sự nghiệp của nhà nước trước ngày Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp nhà nước.

Quỹ BHTN thường được hình thành từ 3 nguồn đóng góp là người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước. Đối với những người lao động độc lập (không có chủ sử dụng lao động) thì chỉ có hai nguồn: Người lao động và Nhà nước.

Ở các nước trên thế giới, đóng góp BHTN do Nhà nước và giới chủ gánh chịu, bởi vì ở một mức độ nào đó, trong sự ràng buộc về quan hệ hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm về các rủi ro (trong đó có rủi ro thất nghiệp) xảy ra cho người lao động mà họ đang sử dụng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Sự tham gia của Nhà nước là điều kiện không thể thiếu, bởi vì thất nghiệp là một vấn đề xã hội. Do vậy, với các quốc gia chưa thực hiện BHTN thì Nhà nước thực hiện chính sách trợ giúp xã hội về thất nghiệp (cứu trợ cho người thất nghiệp). Còn với những quốc gia thực hiện BHTN thì hoặc là Nhà nước đóng góp thường xuyên cho quỹ BHTN bằng cách trích một phần tiền thuế theo một tỷ lệ cố định tính trên khoản đóng góp của người sử dụng lao động và người lao động; hoặc Nhà nước chỉ tham gia với tư cách bảo trợ cho quỹ khi phần đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động không đủ đáp ứng các chi phí hoặc dự trữ của quỹ bị ảnh hưởng do các biến động về tiền tệ khi Nhà nước thay đổi các chính sách kinh tế - xã hội.

Phần đóng góp của người lao động là để cho họ ý thức được ý nghĩa của việc dự phòng cá nhân. Ngoài ra, chính người lao động là người hưởng trợ cấp nên họ phải tham gia đóng góp.

Tại Việt nam, quỹ BHTN được hình thành từ 3% tiền lương, tiền công tháng của NLĐ. Trong đó, NLĐ đóng 1%, người sử dụng LĐ đóng 1% và Nhà nước lấy từ ngân sách hỗ trợ 1%. Ngoài ra có tiền sinh lời của hoạt động đầu tư quỹ và các nguồn thu hợp pháp khác.

1.2.3.2. Chế độ bảo hiểm thất nghiệp

Chế độ bảo hiểm thất nghiệp được quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội sô 71/2006/QH11; Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính Phủ , Nghị định số 100/2012/NĐ-CP ngày 21/11/2012 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP, Thông tư số 32/TT- BLĐTBXH ngày 25/10/2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP; Thông tư 04/2013/TT-BLĐTBXH ngày 01/03/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 32/2010/TT-BLĐTBXH.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ a) Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Trợ cấp thất nghiệp là khoản tiền hằng tháng được trả cho người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi bị thất nghiệp có đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp.

Điều kiện để được hưởng BHTN là phải đóng BHTN đủ 12 tháng trở lên trong vòng 24 tháng trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật; có đăng ký với cơ quan lao động khi bị mất việc hoặc chấm dứt hợp đồng lao động và chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày đăng ký với cơ quan lao động theo quy định.

b) Mức trợ cấp:

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHTN của 6 tháng liền kề trước khi NLĐ thất nghiệp.

Theo Khuyến cáo số 44 của ILO, thời gian trả trợ cấp dài hay ngắn là tùy thuộc vào khả năng tài chính của quỹ BHTN. Thời gian này càng dài càng tốt nếu quỹ còn đủ khả năng chi trả và người lao động còn có yêu cầu giúp đỡ (khi nào còn ở trong tình trạng thất nghiệp thì người lao động còn cần được nhận trợ cấp BHTN). Tại Việt nam, thời gian hưởng thất nghiệp sẽ là 3 tháng nếu có từ đủ 12 tháng - trợ cấp dưới 36 thángđóng BHTN; 6 tháng nếu có từ đủ 36 tháng - dưới 72 tháng đóng BHTN; 9 tháng nếu có từ đủ 72 tháng - dưới 144 tháng đóng BHTN; 12 tháng nếu có từ đủ 144 tháng đóng BHTN trở lên.

Ngoài ra, người lao động còn được hưởng các quyền lợi khác:

- Được hỗ trợ chi phí học nghề thời gian tối đa không quá 6 tháng.Việc tổ chức thực hiện hỗ trợ học nghề cho người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp do cơ quan lao động thực hiện thông qua các cơ sở dạy nghề.Mức hỗ trợ học nghề cho người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bằng mức chi phí học nghề ngắn hạn theo quy định của pháp luật về dạy nghề.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Được tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí. Việc tổ chức thực hiện hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí cho người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp do cơ quan lao động thực hiện thông qua các trung tâm giới thiệu việc làm. Thời gian được hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm tính từ ngày người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng và không quá tổng thời gian mà người lao động đó được hưởng trợ cấp.

- Được hưởng chế độ BHYT trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp. Tổ chức BHTN đóng bảo hiểm y tế cho người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Trong khi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng, người lao động sẽ bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu: Không thông báo hằng tháng theo đúng quy định với Trung tâm giới thiệu việc làm về việc tìm kiếm việc làm; Bị tạm giam.

Các trường hợp trên đây được tiếp tục hưởng lại trợ cấp thất nghiệp hằng tháng nếu vẫn còn trong khoảng thời gian hưởng và tiếp tục thực hiện thông báo hằng tháng theo quy định hoặc hết thời gian bị tạm giam. Thời gian bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp như trên sẽ không được truy lĩnh hưởng trợ cấp thất nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp khi thuộc một trong các trường hợp sau: Hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp; Có việc làm; Thực hiện nghĩa vụ quân sự; Hưởng lương hưu; Sau hai lần từ chối nhận việc làm do trung tâm giới thiệu việc làm giới thiệu mà không có lý do chính đáng; Trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, ba tháng liên tục không thực hiện thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm với Trung tâm giới thiệu việc làm; Ra nước ngoài để định cư; Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh hoặc chấp hành hình phạt tù nhưng không được hưởng án treo; Bị chết.

Các trường hợp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp do có việc làm hoặc do thực hiện nghĩa vụ quân sự sẽ được hưởng khoản trợ cấp một lần

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

bằng giá trị của tổng mức trợ cấp thất nghiệp hằng tháng của số thời gian được hưởng trợ cấp thất nghiệp còn lại.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 30)