Liên quan giữa nồng độ hs-CRP huyết thanh với huyết áp ở bệnh nhân bị bệnh thận mạn

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ nghiên cứu nồng độ TGFbeta1 và hsCRP huyết thanh ở bệnh nhân bị bệnh thận mạn (full) (Trang 115 - 116)

- Nhóm ngƣời bình thƣờng: 60 người khỏe mạnh (30 nam và 30 nữ).

4.3.2.2.Liên quan giữa nồng độ hs-CRP huyết thanh với huyết áp ở bệnh nhân bị bệnh thận mạn

p: so sánh giữa nhóm người bình thường và nhóm bệnh nhân bệnh thận mạn

4.3.2.2.Liên quan giữa nồng độ hs-CRP huyết thanh với huyết áp ở bệnh nhân bị bệnh thận mạn

nhân bị bệnh thận mạn

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nồng độ hs-CRP huyết thanh ở nhóm bệnh nhân bị bệnh thận mạn có tăng huyết áp cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm bệnh nhân bệnh thận mạn không có tăng huyết áp. Nồng độ hs-CRP huyết thanh ở nhóm bệnh nhân bị bệnh thận mạn có tăng huyết áp là 2,90 (1,28; 6,48) mg/L , ở nhóm bệnh nhân bị bệnh thận mạn không tăng huyết áp là 0,90 (0,62; 2,56) mg/L (Ploghs-CRP < 0,001) (bảng 3.22).

Trong nhóm bệnh nhân bị bệnh thận mạn trung bình chỉ số huyết áp tâm thu, huyết áp trung bình và tỷ lệ bệnh nhân có tăng huyết áp ở nhóm tam phân vị nồng độ hs-CRP huyết thanh cao nhất lớn hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm bệnh nhân tam phân vị nồng độ hs-CRP huyết thanh thấp nhất (p < 0,001) (bảng 3.24).

Phân tích hệ số tương quan ở bảng 3.25 cho thấy ở nhóm bệnh nhân bệnh thận mạn có mối tương quan thuận giữa nồng độ hs-CRP huyết thanh với chỉ số huyết áp tâm thu (r = 0,44; p < 0,001), với chỉ số huyết áp tâm trương (r = 0,28; p < 0,001) và với chỉ số huyết áp trung bình (r = 0,42; p < 0,001).

Nguyên nhân gây khác biệt nồng độ hs-CRP huyết thanh ở nhóm bệnh nhân tăng huyết áp so với nhóm bệnh nhân không tăng huyết áp được giải thích là do tình trạng tăng huyết áp thúc đẩy quá trình viêm của thành mạch

bằng các kích thích cơ học đến từ dòng máu, ngoài ra tăng huyết áp cũng thúc đẩy sự hình thành các gốc oxy hoá mà các gốc oxy hoá này đã được chứng minh có liên quan đến sự gia tăng nồng độ hs-CRP [32].

Nghiên cứu của tác giả Santina Cotton cũng cho thấy nồng độ hs- CRP ở bệnh nhân tăng huyết áp cao hơn so với nhóm người bình thường [30]. Nghiên cứu của tác giả Shafi Dar M và cộng sự trên 104 bệnh nhân tăng huyết áp và 63 người không tăng huyết áp làm nhóm chứng cũng cho thấy nồng độ hs-CRP ở nhóm bệnh nhân tăng huyết áp trung bình là 3,2 mg/L cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm người không có tăng huyết áp là 1,36 mg/L [32].

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ nghiên cứu nồng độ TGFbeta1 và hsCRP huyết thanh ở bệnh nhân bị bệnh thận mạn (full) (Trang 115 - 116)