Liên quan giữa nồng độ TGF-beta1và hs-CRP huyết thanh với một số chỉ số chức năng thận ở bệnh nhân bị bệnh thận mạn

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ nghiên cứu nồng độ TGFbeta1 và hsCRP huyết thanh ở bệnh nhân bị bệnh thận mạn (full) (Trang 118 - 120)

- Nhóm ngƣời bình thƣờng: 60 người khỏe mạnh (30 nam và 30 nữ).

4.3.4.Liên quan giữa nồng độ TGF-beta1và hs-CRP huyết thanh với một số chỉ số chức năng thận ở bệnh nhân bị bệnh thận mạn

p: so sánh giữa nhóm người bình thường và nhóm bệnh nhân bệnh thận mạn

4.3.4.Liên quan giữa nồng độ TGF-beta1và hs-CRP huyết thanh với một số chỉ số chức năng thận ở bệnh nhân bị bệnh thận mạn

Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng ba chỉ số thường dùng để đánh giá chức năng thận là nồng độ ure, creatinin huyết thanh và mức lọc cầu thận ước tính theo cơng thức CKD-EPI-2009, tuy nhiên mức lọc cầu thận là chỉ số quan trọng nhất để đánh giá chức năng thận.

Về mối liên quan giữa nồng độ TGF-beta1 huyết thanh với các chỉ số chức năng thận ở nhóm bệnh nhân bị bệnh thận mạn, kết quả nghiên cứu của chúng tơi (bảng 3.30) cho thấy nồng độ trung bình ure, creatinin huyết thanh ở nhóm tam phân vị nồng độ TGF-beta1 huyết thanh cao nhất cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm bệnh nhân tam phân vị nồng độ TGF-beta1 thấp nhất (p < 0,001), ngược lại mức lọc cầu thận ở nhóm tam phân vị nồng độ

TGF-beta1 huyết thanh cao nhất thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm tam phân vị nồng độ TGF-beta1 thấp nhất (p < 0,001).

Phân tích hệ số tương quan giữa nồng độ TGF-beta1 huyết thanh với các chỉ số chức năng thận, kết quả (bảng 3.32) cho thấy ở nhóm bệnh nhân bị bệnh thận mạn có mối tương quan nghịch giữa nồng độ TGF-beta1 huyết thanh với mức lọc cầu thận (r = - 0,59; p < 0,001), và tương quan thuận với nồng độ ure huyết thanh (r = 0,49; p < 0,001) và nồng độ creatinin huyết thanh (r = 0,42; p < 0,001).

Nghiên cứu của một số tác giả nước ngoài cũng cho nhận xét tương tự. Nghiên cứu của tác giả Santina Cotton trên 626 bệnh nhân bệnh thận do tăng huyết áp cho thấy nồng độ TGF-beta1 huyết thanh tương quan nghịch với mức lọc cầu thận (r = - 0,698; p < 0,001) [30]. Nghiên cứu của tác giả Gyanendra Kumar Sonkar và cộng sự trên 30 bệnh nhân suy thận mạn cũng cho thấy nồng độ TGF-beta1 huyết thanh tương quan thuận với nồng độ creatinin huyết thanh [83].

Về mối liên quan giữa nồng độ hs-CRP huyết thanh với các chỉ số chức năng thận ở nhóm bệnh nhân bị bệnh thận mạn, kết quả nghiên cứu của chúng tơi (bảng 3.31) cho thấy nồng độ trung bình ure, creatinin huyết thanh ở nhóm tam phân vị nồng độ hs-CRP huyết thanh cao nhất cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm nhóm tam phân vị nồng độ hs-CRP thấp nhất (p < 0,001), ngược lại mức lọc cầu thận ở nhóm tam phân vị nồng độ hs-CRP huyết thanh cao nhất thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm nhóm tam phân vị nồng độ hs-CRP thấp nhất (p < 0,001).

Phân tích hệ số tương quan giữa nồng độ hs-CRP huyết thanh với các chỉ số chức năng thận, kết quả cho thấy (bảng 3.32) ở nhóm bệnh nhân bị bệnh thận mạn, có mối tương quan nghịch giữa nồng độ hs-CRP huyết thanh với mức lọc cầu thận (r = - 0,60; p < 0,001), và tương quan thuận với nồng độ ure huyết thanh (r = 0,56; p < 0,001) và nồng độ creatinin huyết thanh (r =

0,62; p < 0,001). Các nghiên cứu của các tác giả khác cũng cho thấy có mối liên quan nghịch giữa nồng độ hs-CRP huyết thanh với mức lọc cầu thận [72], [97].

4.3.5. Liên quan giữa nồng độ TGF-beta1 và hs-CRP huyết thanh với nồng độ albumin huyết thanh ở bệnh nhân bị bệnh thận mạn

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ nghiên cứu nồng độ TGFbeta1 và hsCRP huyết thanh ở bệnh nhân bị bệnh thận mạn (full) (Trang 118 - 120)