Tỷ lệ tăng nồng độ TGF-beta1 huyết thanh của bệnh nhân bị bệnh thận mạn

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ nghiên cứu nồng độ TGFbeta1 và hsCRP huyết thanh ở bệnh nhân bị bệnh thận mạn (full) (Trang 109 - 110)

- Nhóm ngƣời bình thƣờng: 60 người khỏe mạnh (30 nam và 30 nữ).

p: so sánh giữa nhóm người bình thường và nhóm bệnh nhân bệnh thận mạn

4.2.5.1. Tỷ lệ tăng nồng độ TGF-beta1 huyết thanh của bệnh nhân bị bệnh thận mạn

4.2.5. Tỷ lệ tăng nồng độ TGF-beta1 và hs-CRP huyết thanh của bệnh nhân bị bệnh thận mạn nhân bị bệnh thận mạn

4.2.5.1. Tỷ lệ tăng nồng độ TGF-beta1 huyết thanh của bệnh nhân bị bệnh thận mạn thận mạn

Sau khi khảo sát nồng độ TGF-beta1 huyết thanh của nhóm người bình thường cho thấy nồng độ TGF-beta1 huyết thanh của nhóm người bình thường là 13,45 ± 7,17 ng/mL, vì vậy chúng tơi lấy mốc > X ± 2SD, tức > 27,79 ng/ml được coi là tăng nồng độ TGF-beta1 huyết thanh.

Với tiêu chí này, kết quả nghiên cứu (bảng 3.16) cho thấy trong tổng số 152 bệnh nhân ở nhóm bệnh thận mạn thì có 91 bệnh nhân (59,90%) có tăng nồng độ TGF-beta1 huyết thanh.

Khi phân tích riêng từng phân nhóm bệnh thận mạn có MLCT ≥ 60 ml/ph/1,73m2 và nhóm bệnh thận mạn có MLCT < 60 ml/ph/1,73m2, kết quả nghiên cứu (bảng 3.16) cho thấy ở nhóm bệnh nhân bệnh thận mạn có MLCT ≥ 60 ml/ph/1,73m2

có 25% số bệnh nhân có tăng nồng độ TGF-beta1 huyết thanh và tăng lên rất cao (82,60%) ở nhóm bệnh nhân bệnh thận mạn có MLCT < 60 ml/ph/1,73m2, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.

Xét theo giai đoạn bệnh thận mạn, kết quả nghiên cứu ở bảng 3.17 cho thấy nồng độ TGF-beta1 huyết thanh có xu hướng tăng dần theo giai đoạn bệnh thận mạn (p < 0,001), ngay ở giai đoạn 1 của bệnh thận mạn cũng có 23,3% số bệnh nhân có tăng nồng độ TGF-beta1 huyết thanh.

Điều bàn luận ở đây là kết quả nghiên cứu cho thấy sự tăng nồng độ TGF-beta1 huyết thanh xuất hiện ngay từ các giai đoạn sớm của bệnh thận mạn khi chưa có suy thận có ý nghĩa gì trong thực hành lâm sàng.

Tổn thương thận mạn là một quá trình tiến triển liên tục mà hậu quả cuối cùng là suy thận giai đoạn cuối. Việc điều trị nội khoa với mục đích làm

chậm tiến triển của bệnh thận mạn. TGF-beta1 đã được xác định là yếu tố đóng vai trị trung tâm trong tiến triển của bệnh lý thận mạn. TGF-beta1 gây ra xơ cứng cầu thận, xơ hoá kẽ thận dẫn đến giảm mức lọc cầu thận. Vì vậy việc ức chế TGF-beta1 trong điều trị bệnh lý thận mạn đang được nghiên cứu nhiều [18], [77], [90].

Kết quả nghiên cứu của đề tài này cho thấy nồng độ TGF-beta1 huyết thanh tăng ngay từ giai đoạn sớm của bệnh thận mạn, khi chưa có suy thận (MLCT ≥ 60 ml/ph/1,73m2

). Vậy ức chế TGF-beta1 ở giai đoạn này có thể có lợi trong việc làm chậm tiến triển đến giai đoạn cuối của bệnh thận mạn.

Angiotensin II kích thích tổng hợp TGF-beta1 thơng qua thụ thể AT-1 và angiotensin II có tác dụng làm tăng tổng hợp TGF-beta1 của tế bào gian mạch cầu thận [42] và của tế bào bạch cầu đơn nhân [40]. Ức chế men chuyển hoặc ức chế thụ thể AT-1 đều làm giảm tổng hợp TGF-beta1 trong mơ hình thực nghiệm. Những thuốc này cũng làm giảm nồng độ TGF-beta1 huyết thanh ở bệnh nhân thận ghép và bệnh nhân bệnh thận đái tháo đường. Trong lâm sàng sử dụng thuốc ức chế men chuyển và ức chế thụ thể AT-1 đã được chứng minh có tác dụng làm chậm tiến triển của bệnh thận mạn thông qua việc ức chế TGF-beta1 [77]. Hiện nay thuốc ức chế trực tiếp TGF-beta1 là fresolimumab đang được tiến hành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 trong điều trị bệnh lý cầu thận mạn [18].

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ nghiên cứu nồng độ TGFbeta1 và hsCRP huyết thanh ở bệnh nhân bị bệnh thận mạn (full) (Trang 109 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)