Các nghiên cứu trên thế giớ

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ nghiên cứu nồng độ TGFbeta1 và hsCRP huyết thanh ở bệnh nhân bị bệnh thận mạn (full) (Trang 42 - 45)

Các nghiên cứu về TGF-beta1 và hs-CRP hiện nay trên thế giới được thực hiện theo 3 hướng chính đó là: (1) Các nghiên cứu thực nghiệm và lâm sàng đánh giá vai trò của TGF-beta1 và hs-CRP trong tổn thương thận mạn và tiến triển của bệnh thận mạn, (2) Các nghiên cứu về nồng độ của TGF-beta1 và hs-CRP huyết thanh ở bệnh nhân bị bệnh thận mạn, (3) Các nghiên cứu về ức chế TGF-beta1 và viêm trong điều trị bệnh thận mạn.

Bằng chứng về vai trò của TGF-beta1 và hs-CRP trong tiến triển của bệnh thận mạn đã được khẳng định trong nhiều nghiên cứu thực nghiệm cũng như trên lâm sàng:

Nghiên cứu của Fan Jun-Ming và cộng sự (1999) đánh giá tác dụng biến đổi biểu mô thành nguyên bào sợi xơ của TGF-beta1 trên dịng tế bào biểu mơ ống thận của chuột. Kết quả cho thấy TGF-beta1 là yếu tố trung tâm có tác dụng phụ thuộc liều lên sự biến đổi tế bào biểu mô ống thận thành nguyên bào sợi. Sự biến đổi này được tăng cường mạnh mẽ bởi sự hiện diện của collgen typ I [37].

Nghiên cứu thực nghiệm trên chuột của Dahly AJ và cộng sự (2002) nhằm xác định vai trò của TGF-beta1 tổn thương thận do tăng huyết áp ở chuột nhạy cảm với muối có chế độ ăn 8% NaCl trong 3 tuần. Tác giả tiêm vào phúc mạc của chuột kháng thể kháng TGF-beta1 cách nhau 2 tuần và

nhóm chứng. Kết quả cho thấy, kháng thể kháng TGF-beta1 làm giảm có ý nghĩa chỉ số huyết áp, protein niệu và tổn thương thận [31].

Nghiên cứu của Fried Linda và cộng sự (2004) đánh giá vai trò của hs-CRP trong tiến triển của bệnh thận mạn ở người lớn tuổi. Kết quả cho thấy tốc độ giảm mức lọc cầu thận nhanh hơn ở những người có nồng độ hs- CRP cao hơn mức trung bình và can thiệp làm giảm viêm có ảnh hưởng có ý nghĩa lên lợi ích tim mạch và thận ở đối tượng nghiên cứu [41].

Nghiên cứu của Tsai Yi-Chun và cộng sự (2012) đánh giá mối liên quan giữa viêm và các hậu quả về thận ở bệnh nhân bị bệnh thận mạn. Kết quả cho thấy sự gia tăng nồng độ hs-CRP là một yếu tố nguy cơ tiến triển nhanh đến bệnh thận mạn giai đoạn cuối ở bệnh nhân bị bệnh thận mạn [91].

Về sự biến đổi nồng độ TGF-beta1 và hs-CRP huyết thanh ở bệnh nhân bị bệnh thận mạn. Các nghiên cứu trên thế giới đều cho thấy ở bệnh nhân bị bệnh thận mạn có sự gia tăng nồng độ TGF-beta1 và hs-CRP huyết thanh so với người bình thường làm nhóm chứng:

Nghiên cứu của Meng H và cộng sự (2013) trên 100 bệnh nhân viêm cầu thận IgA và nhóm chứng gồm 56 người khỏe mạnh ở Trung Quốc cho thấy có sự gia tăng nồng độ TGF-beta1 huyết thanh ở bệnh nhân viêm cầu thận IgA, và nó tương quan với tiến triển nặng của bệnh [60].

Nghiên cứu của Cottone Santina và cộng sự (2009) khảo sát nồng độ TGF-beta1 và hs-CRP ở bệnh nhân bị bệnh thận do tăng huyết áp và mối liên quan về nồng độ của các chất trên với mức lọc cầu thận ở bệnh nhân bệnh thận do tăng huyết áp. Kết quả cho thấy ở bệnh nhân bị bệnh thận tăng huyết áp, nồng độ TGF-beta1và hs-CRP huyết thanh tăng cao có ý nghĩa so với nhóm chứng là người bình thường và nồng độ TGF-beta1 huyết thanh cũng như nồng độ hs-CRP huyết thanh tương quan nghịch với mức lọc cầu thận (p < 0,0001) [30].

Nghiên cứu của Abraham Georgi (2009) trên 100 bệnh nhân bệnh thận mạn chưa lọc máu cho thấy có mối tương quan nghịch giữa nồng độ hs-CRP huyết thanh và mức lọc cầu thận (p < 0,05) [19].

Nghiên cứu của tác giả Suthanthiran Manikkam và cộng sự (2009) [86] và nghiên cứu của tác giả August Phyllis và cộng sự (2003) [22] nhận thấy nồng độ TGF-beta1 huyết thanh liên quan mạnh với yếu tố chủng tộc nhưng không liên quan với yếu tố giới tính và tuổi.

Tuy nhiên các nghiên cứu trên đều tiến hành trên bệnh nhân bệnh thận mạn mà nguyên nhân không thuần nhất bao gồm bệnh nhân bị bệnh thận do tăng huyết áp và bệnh thận do đái tháo đường. Đây là hai nguyên nhân phổ biến gây bệnh thận mạn ở các nước Âu Mỹ.

Các nghiên cứu về ức chế TGF-beta1 trong điều trị bệnh lý thận mạn bước đầu cho thấy các thuốc ức chế TGF-beta1 trong điều trị bệnh lý thận mạn có tính an tồn cao:

Nghiên cứu của Wang Qing-Lan và và cộng sự (2010) nhằm đánh giá hiệu quả ức chế quá trình chuyển đổi biểu mơ thành trung mơ ở ống thận của Salvianolic acid B (Sal B) qua trung gian TGF-beta1 (Sal B được chiết xuất từ Danshen, một loại thảo dược cổ truyền của người Trung Quốc được sử dụng rộng rãi trong bệnh thận mạn) cho thấy Sal B có thể ngăn chặn quá trình chuyển đổi biểu mô thành trung mô ở ống thận của thận xơ gây ra bởi TGF- beta1 [94].

Nghiên cứu của Sharma K và cộng sự (2000) cho thấy captopril có khả năng bảo vệ tiến triển bệnh thận đái tháo đường thông qua giảm nồng độ TGF-beta1 huyết thanh [77].

Một thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 (2011) với mục tiêu đánh giá tính an tồn và dược động học của fresolimumab, một kháng thể đơn dòng kháng TGF-beta1, liều đơn truyền tĩnh mạch trong điều trị bệnh viêm cầu thận ổ đoạn tiên phát kháng trị. Kết quả bước đầu cho thấy fresolimumab dung nạp tốt

và an toàn trong điều trị bệnh nhân viêm cầu thận ổ đoạn tiên phát kháng trị [90] và hiện nay hoạt chất này đang được tiến hành thử nghiệm giai đoạn 2 trên bệnh nhân viêm cầu thận ổ đoạn tiên phát bởi hãng dược phẩm Sanofi [18].

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ nghiên cứu nồng độ TGFbeta1 và hsCRP huyết thanh ở bệnh nhân bị bệnh thận mạn (full) (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)