3.2.1.1. Hoàn thiện chính sách pháp luật cho cải cách thủ tục hành chính
chóng ban hành Luật thủ tục hành chính. Trong đó Luật quy định rõ tất cả các khâu của chu trình quản lý nhà nước, bắt đầu từ khâu xây dựng ban hành quyết định quản lý đến khâu kiểm tra việc thực hiện quyết định. Đây sẽ là căn cứ pháp lý quan trọng để triển khai thống nhất trên phạm vi cả nước.
Triển khai đồng bộ cải cách thủ tục hành chính với cải cách thủ tục lập pháp và tư pháp (ban hành văn bản quy phạm pháp luật). Nếu tách rời cải cách thủ tục hành chính trong mối quan hệ trên thì hiệu quả sẽ không đạt được yêu cầu như mong muốn
Hoàn thiện các thể chế, thủ tục hành chính về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
Đề nghị Chính phủ (mà trực tiếp là Bộ Nội vụ) ban hành các văn bản hướng dẫn, xây dựng kế hoạch chỉ đạo và kiểm tra thường xuyên, sẵn sàng tháo gỡ các khó khăn cho các địa phương trong quá trình triển khai cải cách thủ tục hành chính trên địa bàn.
Tỉnh uỷ tiếp tục chỉ đạo sát sao công tác cải cách thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh; tiếp tục triển khai thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo Nghị quyết trung ương 5 khoá X, nghị quyết Đại hội XI của Đảng về cải cách hành chính nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước. Đảm bảo tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh
Tiếp tục rà soát các văn bản quy phạm pháp luật và tập trung tiến hành đơn giản hoá thủ tục hành chính đã được rà soát trong đó tập trung vào rà soát các thủ tục trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước theo hướng dẫn của Cục Kiểm soát thủ tục hành chính – Bộ Tư pháp
Tổ chức cập nhật thường xuyên, kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính và quyết định công bố thủ tục hành chính của các Bộ ngành để trình ủy ban nhân dân tỉnh công bố kịp thời. Niêm
yết công khai, minh bạch rõ ràng, đầy đủ các thủ tục hành chính bằng văn bản giấy tại trụ sở cơ quan, đơn vị đồng thời đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng...
Có chế độ đãi ngộ thoả đáng đối với đội ngũ cán bộ công chức trực tiếp làm việc tại bộ phận một cửa để họ yên tâm công tác, bởi thực tế cho thấy làm việc ở bộ phận này khối lượng công việc nhiều, thường xuyên tiếp xúc với dân và doanh nghiệp nên áp lực công việc lớn.
Kiện toàn nâng cao chất lượng hoạt động, tăng số lượng danh mục các thủ tục hành chính giải quyết theo cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông”, tiến tới thực hiện “một cửa liên thông hiện đại”.
3.2.1.2. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung quy định về công tác Kiểm soát thủ tục hành chính
Ngoài những điểm hạn chế của Thông tư 05/2014/TT-BTP đã nêu ở phần trên cần sớm được sửa đổi để phù hợp với thực tiễn khách quan, đề nghị Bộ Tư pháp trong quá trình nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số nội dung sau:
- Quy định rõ tiêu chí của một thủ tục hành chính thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định 63/2010/NĐ-CP, xây dựng bộ danh mục thủ tục hành chính theo từng cấp cụ thể để tránh tình trạng mỗi đơn vị cấp tỉnh khác nhau lại có số lượng TTHC khác nhau (không tính thủ tục hành chính đặc thù), ví dụ: TTHC cấp xã trên địa bàn tỉnh Nam Định có 110 thủ tục nhưng tỉnh Hà Nam là trên 200 thủ tục mặc dù có nhiều tương đồng nhau về vị trí địa lý, tập quán
- Việc công bố thủ tục hành chính vừa qua chưa thống nhất về quy định thủ tục thuộc (thẩm quyền, công bố) của cấp nào. Có thủ tục xác định thẩm quyền theo nơi tiếp nhận hồ sơ nhưng có thủ tục xác định theo nơi có thẩm quyền quyết định. Vì vây cần phải xác định tiêu chí phân định rõ thủ tục thuộc cấp nào đối với thủ tục liên quan đến nhiều cấp, ví dụ: các thủ tục lĩnh vực Lao động, Thương binh và Xã hội; Văn hóa; Nông nghiệp, cá nhân, tổ
chức nộp hồ sơ ở cấp xã, cấp huyện tổ chức thẩm định nhưng thẩm quyền quyết định của cấp tỉnh thì xác định thủ tục đó thuộc thẩm quyền cấp nào, phân định theo nơi tiếp nhận hay nơi có thẩm quyền quyết định. Những thủ tục loại nào được xác định thẩm quyền theo nơi tiếp nhận, loại nào xác định theo thẩm quyền…
- Thủ tục thuộc thẩm quyền giải quyết của ngành dọc (ví dụ: Kho bạc, Bảo hiểm Xã hội, Thuế, Công an…) do ngành dọc cấp trên công bố và tổ chức kiểm tra thực hiện công tác Kiểm soát thủ tục hành chính. Các cơ quan này có tránh nhiệm tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm trước thủ trưởng cơ quan ngành dọc cấp trên. Chủ tịch UBND tỉnh công bố và tổ chức thực hiện (kiểm tra, giám sát, khen thưởng, kỷ luật….) thuộc các lĩnh vực của Sở, ngành thuộc ủy ban nhân dân, như vậy các cơ quan ngành dọc thực hiện thủ tục hành chính cho nhân dân ở địa phương nhưng không chịu trách nhiệm trước người đứng đầu địa phương sẽ làm giảm ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức được giao giải quyết TTHC trước người dân, doanh nghiệp đồng thời việc xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức đối với các cơ quan này không kịp thời vì thuộc thẩm quyền giải quyết của ngành dọc cấp trên và đây cũng là nguyên nhân của nạn cửa quyền, nhũng nhiễu…
Vì vậy cần có sự điều chỉnh lại các quy định để giao cho Chủ tịch UBND cấp tỉnh công bố và tổ chức thi hành (tổ chức thanh tra, kiểm tra định kỳ và đột xuất công tác kiểm soát thủ tục hành chính) tất cả các thủ tục hành chính thực hiện trên địa bàn tỉnh cả ở các cơ quan ngành dọc vì một số lĩnh vực như: Công an, Thuế có số lượng thủ tục lớn, tần xuất thực hiện nhiều. Nhiều thủ tục là tiền đề cho việc thực hiện các thủ tục thuộc nhiều lĩnh vực khác (ví dụ: phải thực hiện xong nghĩa vụ thuế mới được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà v.v. hoặc có xác nhận về nhân thân của cơ quan công an thì mới được thực hiện các thủ tục như cấp phiếu lý lịch tư
pháp hoặc làm các công việc, ngành nghề có điều kiện….) nên có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân. Mặt khác, người đứng đầu ngành Công an có cơ cấu cứng trong cấp ủy địa phương nên khi Chủ tịch UBND tỉnh có thẩm quyền công bố thủ tục hành chính lĩnh vực này sẽ tăng cường công tác chỉ đạo của Đảng đối với nhiệm vụ cải cách hành chính nói chung và cải cách thủ tục hành chính nói riêng.