cầu của cải cách thủ tục hành chính
1.2.5.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến cải cách thủ tục hành chính
Cải cách hành chính nhà nước nói chung và cải cách thủ tục hành chính nói riêng chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố bên trong và bên ngoài của nền hành chính và tựu trung lại thành 4 nhóm cơ bản: (1) chính trị; (2) kinh tế; (3) xã hội; (4) văn hoá.
Về chính trị, môi trường chính trị ở Việt Nam được khái quát thành Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Các yếu tố đó xuyên suốt mọi hoạt động quản lý hành chính nhà nước phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Do vậy khi tiến hành cải cách thủ tục hành chính cơ quan công quyền chịu ảnh hưởng rất lớn bởi cơ chế vận hành quyền làm chủ của nhân dân. Vấn đề đặt ra là cải cách thủ tục hành chính như thế nào để môi trường chính trị vẫn được duy trì ổn định và hiệu quả.
Mục tiêu của Đảng và Nhà nước ta là đảm bảo an ninh chính trị và an toàn xã hội, đời sống dân sinh ổn định phát triển, thi hành luật pháp công bằng với mọi người; đảm bảo sự đóng góp công bằng trong nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phòng, chống thiên tai và đóng thuế cho nhà nước, đảm bảo cho nhân dân thực hiện quyền con người được quy định trong Hiến pháp và pháp luật. Cải cách thủ tục hành chính là nhằm giúp nhân dân thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình một cách đúng đắn, hiệu quả hơn, gây hiệu ứng tích cực cho môi trường chính trị của nước ta do Đảng lãnh đạo, có sự đồng tình ủng hộ của cả hệ thống chính trị các cấp.
Về kinh tế, nền kinh tế Việt Nam được phân đoạn theo lịch sử cách mạng, từ quan liêu bao cấp nặng nề chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung và giai đoạn hiện nay đang thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trên con đường đổi mới, đã phát huy nội lực, đi trước đón đầu, hội nhập quốc tế tiếp thu tinh hoa nhân loại. Do vậy sự quản lý hành chính nhà nước nói chung và cải cách thủ tục hành chính nói riêng cũng phải phù hợp với sự chuyển đổi có tính đột phá đó. Một nền hành chính trong sạch, minh bạch sẽ là môi trường lý tưởng để thu hút đầu tư cả về vốn và chất xám trong và ngoài nước, kích thích sự năng động và phát triển của nền kinh tế đa dạng hóa hiện nay và trong tương lai gần của đất nước.
tượng bị quản lý. Trong môi trường đó các thể chế xã hội cũng ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nhà nước, cải cách thủ tục hành chính. Cải cách thủ tục hành chính góp phần rất lớn vào việc đảm bảo các điều kiện an sinh xã hội, các dịch vụ về văn hóa giáo dục, thể thao, du lịch và chăm sóc sức khỏe cộng đồng và thực hiện chính sách xã hội, đây là vấn đề lớn do chiến tranh để lại, các cơ quan công quyền phải nhanh chóng tiếp cận với đối tượng thụ hưởng tạo sự công bằng, tin tưởng của các các tầng lớp nhân dân đối với nhà nước.
Về văn hoá, đó là biểu hiện nền tảng dân trí cộng đồng trong mọi lĩnh vực xã hội. Đây là vấn đề được Đảng và Nhà nước quan tâm. Sự đổi mới hoạt động của cơ quan hành chính và thái độ phục vụ thân thiện của cán bộ, công chức khi thực hiện công vụ sẽ đem đến sự hài lòng cho nhân dân khi giải quyết công việc. Sự công khai, minh bạch mọi thủ tục hành chính, thời gian giải quyết và các loại phí đã hạn chế tình trạng quan liêu, tham nhũng. Đồng thời, đảm bảo cho mỗi người dân có thể tham gia vào hoạt động giám sát và quản lý hành chính nhà nước. Việc giám sát của nhân dân sẽ giúp ý thức trách nhiệm và tinh thần, thái độ phục vụ tổ chức và công dân của đội ngũ cán bộ, công chức được nâng cao. Thái độ của cán bộ, công chức đối với nhân dân thể hiện trọng thị hơn, nhân dân thấy mình được tôn trọng hơn qua việc tiếp xúc với cán bộ nhà nước mà trực tiếp là các cán bộ của bộ phận một cửa nên tin tưởng hơn vào cơ quan hành chính nhà nước. Có thể nói, môi trường văn hoá ảnh hưởng rất lớn đến cách lựa chọn phương thức quản lý. Do vậy cải cách thủ tục hành chính cũng là cải cách văn hóa ứng xử của cán bộ, công chức cơ quan hành chính nhà nước với cá nhân, tổ chức.
1.2.5.2. Yêu cầu của cải cách thủ tục hành chính
Để thực hiện cải cách thủ tục hành chính, xây dựng các thủ tục mới và điều chỉnh các thủ tục cụ thể trong giai đoạn hiện nay nhằm phù hợp với quan điểm của Đảng và Nhà nước, đáp ứng đòi hỏi của thực tế khách quan cần phải tuân thủ các yêu cầu sau:
Một là, bảo đảm nguyên tắc hợp pháp của thủ tục hành chính. Nguyên
tắc này xác định chỉ có cơ quan nhà nước có thẩm quyền do pháp luật quy định mới được thực hiện các thủ tục hành chính nhất định và phải thực hiện đúng trình tự với những phương tiện, biện pháp và hình thức được pháp luật cho phép. Khi thực hiện thủ tục phải tuân thủ tính chính xác, khách quan, công minh vì nó được bảo đảm bởi hoạt động của cơ quan tiến hành thủ tục. Thủ tục hành chính phải được thực hiện công khai. Các bên tham gia thủ tục hành chính bình đẳng trước pháp luật. Thủ tục hành chính được thực hiện theo hướng đơn giản, tiết kiệm. Cần giảm bớt các cấp, các cửa, các giai đoạn thực hiện thủ tục không cần thiết nhằm bảo đảm cho mọi công dân, tổ chức có thể thực hiện thủ tục hành chính một cách thuận lợi.
Hai là, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống thủ tục hành chính vì hệ
thống hành chính nhà nước là một hệ thống thống nhất từ Trung ương đến tận cơ sở. Tính thống nhất này thể hiện ở chỗ những quy định pháp luật đều có hiệu lực như nhau trên phạm vi cả nước và các thủ tục hành chính liên quan đến vấn đề đó đều không được vi phạm. Những vấn đề, sự việc tương tự phải được xử lý theo cùng một quy trình thủ tục hành chính thống nhất. Thủ tục mới ban hành phải có sự thống nhất với các thủ tục cũ còn hiệu lực. Quy trình xây dựng và thực hiện thủ tục hành chính phải tuân thủ một cách nghiêm túc.
Ba là, bảo đảm tính hợp lý của thủ tục hành chính, góp phần làm cho
việc thực hiện thủ tục hành chính đạt hiệu quả cao. Tính hợp lý được biểu hiện ở nhiều khía cạnh, hợp lý về môi trường chính trị, môi trường kinh tế, môi trường xã hội, hợp lý về tâm lý công dân. Quy trình thủ tục hành chính còn phải phù hợp với các yếu tố khác do thực tế của đời sống chính trị – xã hội trong giai đoạn mới hoặc vận dụng trong địa phương, vùng, miền, dân tộc cụ thể đặt ra.
chính đã ban hành. Tính khoa học của quy trình thực hiện thủ tục hành chính được hiểu là sự tính toán các bước đi cần thiết, hợp lý cho việc thực hiện một thủ tục nhất định. Đây là một đòi hỏi tất yếu của nền hành chính hiện đại, là một yêu cầu quan trọng bảo đảm tính hiệu quả trong thực tế của một thủ tục hành chính, giúp rút ngắn thời gian giải quyết công việc, tiết kiệm được chi phí của nhà nước, của công dân, tổ chức, giảm biên chế của hoạt động hành chính, giảm phiền hà cho dân, tập trung quyền hạn, sức lực vào những vấn đề then chốt. Bảo đảm tính khoa học đòi hỏi phải ban hành văn bản quy phạm pháp luật mới cho phù hợp với thực tiễn khách quan và cải cách cơ cấu tổ chức bộ máy năng động đáp ứng kịp thời nhiệm vụ. Tính khoa học của quy trình thủ tục hành chính được ghi lại bằng phương pháp kỹ thuật theo từng công việc, có phân tích, đánh giá theo 3 yếu tố cơ bản là thời gian để thực hiện công việc đó, năng lực cần thiết của người được giao thực hiện công việc có thể hoàn thành và những đòi hỏi cần thiết như cơ sở vật chất, phương tiện... để thực hiện.
Năm là, bảo đảm tính rõ ràng và công khai của các thủ tục hành chính.
Tính rõ ràng đòi hỏi các thủ tục hành chính phải được xây dựng cụ thể. Công khai hoá một cách đầy đủ các quy trình thủ tục hành chính, đặc biệt là thủ tục hành chính trong giải quyết mối quan hệ giữa nhà nước và công dân, tổ chức. Công dân, tổ chức khi đến cơ quan yêu cầu giải quyết công việc biết cần làm gì, cần chuẩn bị những vấn đề gì, loại giấy tờ gì, thời gian thực hiện bao lâu... do đó cán bộ, công chức thừa hành công vụ không có điều kiện để lợi dụng sách nhiễu, gây phiền hà. Công khai cũng là cơ sở để cá nhân, tổ chức kiểm tra quá trình thực hiện thủ tục, đồng thời để đánh giá trách nhiệm của nhà nước nói chung và từng cơ quan nhà nước nói riêng trong việc thực hiện nghĩa vụ với nhân dân.
vậy thủ tục hành chính có quy trình sao cho thật đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện đối với mọi cá nhân, tổ chức.
Bảy là, bảo đảm tính khả thi của thủ tục hành chính nhằm phục vụ tốt
hơn nhu cầu của công dân, tổ chức, qua đó có thể kiểm soát sự hoạt động của các cơ quan nhà nước trong quá trình triển khai thủ tục. Tính khả thi của các thủ tục hành chính thể hiện ở tính rõ ràng, cụ thể, người thực hiện các thủ tục hành chính có sự phân công chịu trách nhiệm rõ ràng để không đùn đẩy, đổ lỗi cho nhau; các quy định, trình tự thực hiện phải thống nhất, không mâu thuẫn.
Tám là, bảo đảm tính ổn định cần thiết của quy trình thủ tục hành chính
- Đây cũng là thuộc tính và yêu cầu chung của văn bản QPPL. Sự thay đổi nhất là những thay đổi tuỳ tiện sẽ làm cho công dân, tổ chức không có đủ điều kiện theo dõi, dễ tạo ra sơ hở để bị lợi dụng gây sách nhiễu. Sự ổn định đòi hỏi việc xây dựng các loại văn bản quy định thủ tục hành chính phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản và phản ánh tính nghiêm túc của cơ quan nhà nước trong quan hệ với nhân dân, tổ chức.
Chín là, bảo đảm về năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức. Cán bộ,
công chức khi được giao nhiệm vụ phải có nghiệp vụ, có hiểu biết về tính chất, vai trò và các nguyên tắc cơ bản của quá trình xây dựng và áp dụng thủ tục hành chính; có kiến thức cần thiết về quản lý nhà nước; hiểu rõ các thủ tục hành chính của lĩnh vực mà mình giải quyết và các lĩnh vực có liên quan nhất là khi triển khai cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Bên cạnh đó cần nâng cao hơn nữa trách nhiệm phục vụ nhân dân của cán bộ liên quan, nhất là cán bộ trực tiếp thực hiện, giải quyết các thủ tục hành chính. Khi tham gia thực hiện các thủ tục hành chính, cán bộ, công chức còn phải được trang bị những phương tiện cần thiết để tránh sự tuỳ tiện trong công việc như nơi làm việc thuận tiện để cá nhân, tổ chức dễ tiếp cận, có Sổ theo dõi giải quyết, có phương tiện để bảo quản hồ sơ, có phương tiện tìm kiếm tài liệu, phương tiện thông tin...