Hệ thống Kiểm soát thủ tục hành chính và các yêu cầu, nhiệm vụ

Một phần của tài liệu Cải cách thủ tục hành chính thông qua thực tiễn tỉnh nam định (Trang 29)

1.2.3.1. Mô hình tổ chức hệ thống Kiểm soát TTHC hiện nay

- Cục Kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Bộ Tư pháp.

- Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Tổ chức pháp chế Bộ, cơ quang ngang Bộ (Vụ Pháp chế).

- Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Tổ chức pháp chế Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Ngân hàng chính sách xã hội, Ngân hàng pháp triển Việt Nam.

- Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm thiết lập hệ thống cán bộ đầu mối tại các tổng cục, vụ, cục, đơn vị trực thuộc Bộ, ngành.

Cấp tỉnh có trách nhiệm thiết lập hệ thống cán bộ đầu mối tại các Sở, ngành và UBND cấp huyện, cấp xã [11].

1.2.3.2. Yêu cầu nhiệm vụ đối với hệ thống cơ quan, đơn vị kiểm soát thủ tục hành chính

Thứ nhất, hoàn thành việc tham mưu, trình Bộ trưởng, cơ quan ngang

Bộ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền các quy trình, quy chế thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính bao gồm: Quy chế phối hợp giữa tổ chức pháp chế với tổng cục, vụ, cục, đơn vị trực thuộc Bộ, ngành; Sở Tư pháp với các Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện trong việc tiếp nhận, xử lý phản ánh kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính và việc công bố, công khai minh bạch thủ tục hành chính theo quy định tại Nghị định 63/2010/NĐ-CP và Nghị định 48/2013/NĐ-CP của Chính phủ [8].

Thứ hai, tham mưu cho Thủ trưởng cơ quan, đơn vị tiếp tục củng cố, ổn

định tổ chức, bộ máy, nhân sự Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính và trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định công nhận hệ thống cán bộ, công chức đầu mối làm công tác kiểm soát thủ tục hành chính.

Thứ ba, thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ được giao trong quá trình

triển khai Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013 – 2020 tại Bộ, ngành, địa phương.

Thứ tư, tổ chức triển khai công tác kiểm soát thủ tục hành chính trong

đó tăng cường kiểm tra thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính, đẩy mạnh truyền thông về kiểm soát thủ tục hành chính; thực hiện nghiêm túc việc cho ý kiên đối với quy định về thủ tục hành chính tại dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính; thực hiện có kết quả về việc tiếp nhận, xử lý phản ánh kiến nghị của các cá nhân, tổ chức về quy định hành chính; thực hiện việc rà soát, đánh giá thủ tục hành chính; kiểm soát chặt chẽ việc giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức; kịp thời xử lý những

hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực của cán bộ, công chức, viên chức trong giải quyết thủ tục hành chính; định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình, kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại các cấp chính quyền thuộc phạm vi quản lý theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.

Có thể nói, để thủ tục hành chính được đảm bảo thực hiện đồng bộ, thống nhất trên phạm vi toàn quốc và đơn giản, dễ hiểu cho cá nhân, tổ chức thực hiện thủ tục hành chính. Nghị định 63/2010/NĐ-CP, Nghị định 48/2013/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư 05/2014/TT-BTP ngày 07/02/2014 đã quy định chặt chẽ, rõ ràng và chi tiết về chức năng nhiệm vụ, biên chế tổ chức của hệ thống kiểm soát thủ tục hành chính và đặc biệt là quy định về quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính; kiểm soát thực hiện thủ tục hành chính... Theo đó, các Bộ, ngành; UBND cấp tỉnh; cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính phải thực hiện đúng quy trình là tổ chức đánh giá tác động của thủ tục hành chính để đảm bảo có đủ các bộ phận cấu thành và đảm bảo được các tiêu chí: Cần thiết, hợp lý, hợp pháp và có chi phí tuân thủ thấp nhất. Tổ chức tham vấn người dân, doanh nghiệp, đối tượng chịu sự tác động, điều chỉnh của thủ tục hành chính.

Các nghị định cũng quy định thời điểm công bố thủ tục hành chính ngay đảm bảo thời điểm có hiệu lực của thủ tục phải trùng với hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật có quy định thủ tục hành chính. Trong quá trình thực hiện luôn thực hiện rà soát, đánh giá thủ tục hành chính để đảm bảo luôn có tính khả thi, đơn giản, dễ thực hiện và có chi phí tuân thủ thấp nhất.

Thủ tục hành chính sau khi công bố phải được niêm yết công khai bắt buộc tại nơi tiếp nhận hồ sơ của cơ quan, đơn vị trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính, công khai trên Cơ sở dữ liệu Quốc gia về thủ tục hành chính và trên Website của Bộ, ngành, Website của tỉnh, thành phố trực

thuộc trung ương, các Sở, ngành địa phương, các đơn vị ngành dọc và các đơn vị cấp huyện.

Ngoài công khai bắt buộc tại nơi tiếp nhận hồ sơ của cơ quan, đơn vị trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính, các đơn vị phải công khai số điện thoại chuyên dùng để tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về thủ tục hành chính; địa chỉ email, địa chỉ cơ quan tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về thủ tục hành chính và việc thực hiện thủ tục hành chính nhằm giúp các nhân, tổ chức phản ánh kịp thời về những vướng mắc, rườm rà, bất cập của thủ tục hành chính; những hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực của cán bộ, công chức trực tiếp tiếp nhận hồ sơ, giải quyết thủ tục hành chính để kịp thời sửa đổi hoặc kiến nghị để sửa đổi những thủ tục hành chính còn rườm rà, bất cập, không rõ ràng, khó thực hiện và chấn chỉnh, xử lý những hành vi gây khó khăn, phiền hà, nhũng nhiễu của cán bộ, công chức.

Một phần của tài liệu Cải cách thủ tục hành chính thông qua thực tiễn tỉnh nam định (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)