Sự phối hợp thực hiện công tác đàotạo giữa các bộ phận trong doanh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Nâng cao hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty CP Xây dựng giao thông Yên Bái (Trang 40)

Hoạt động đào tạo không chỉ là một hoạt động học tập nâng cao trình độ mà còn là một hoạt động mang tính chất đầu tư cả trong ngắn hạn và dài hạn cho tương lai. Hoạt động đó không chỉ có sự đầu tư về nhân lực, vật lực mà một trong những điều kiện quan trọng không thể thiếu để đảm bảo cho công tác đào tạo đạt hiệu quả chính là nguồn tài chính đầu tư cho nó. Số lượng người được đào tạo cũng như chất lượng các chương trình đào tạo phụ thuộc một phần vào chi phí đầu tư cho hoạt động đó. Do vậy, nếu nguồn tài chính của doanh nghiệp đủ cho đào tạo và phát triển nguồn nhân lực thì công tác này sẽ được đầu tư kỹ lưỡng hơn cả về quy mô và chất lượng đào tạo. Chính điều đó sẽ tạo điều kiện đảm bảo cho công tác đào tạo đạt hiệu quả.

1.5.2.6. Năng lực của đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác đào tạo nhân lực tại doanh nghiệp: tại doanh nghiệp:

Năng lực của đội ngũ CBCNV phụ trách công tác đào tạo nhân lực có ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả đào tạo trong doanh nghiệp. Nếu đội ngũ cán bộ này không được đào tạo đúng chuyên ngành hoặc kinh nghiệm làm việc còn ít sẽ tác động xấu đến hiệu quả, chất lượng công tác đào tạo và ngược lại. Mức độ thành công của công tác này phụ thuộc phần nhiều vào việc am hiểu về nghiệp vụ đào tạo, quy trình đào tạo…của cán bộ đào tạo.

1.5.2.7. Sự phối hợp thực hiện công tác đào tạo giữa các bộ phận trong doanh nghiệp: doanh nghiệp:

Sự phối hợp làm việc giữa các bộ phận ảnh hưởng tới hiệu quả mọi hoạt động trong doanh nghiệp nói chung và công tác đào tạo nhân lực nói riêng. Nếu sự phối hợp giữa các bộ phận, phòng ban, sự phối hợp giữa cán bộ quản lý các bộ phận và cán bộ chuyên trách công tác đào tạo không cao, mức độ ăn ý, đồng thuận trong việc phối hợp thực hiện công việc còn kém sẽ làm cho công tác đào tạo không thể đạt được hiệu quả cao như mong muốn. Nhờ vào sự phối hợp ăn ý

của cán bộ trực tiếp quản lý với cán bộ phụ trách đào tạo giúp cho việc xác định nhu cầu đào tạo của cán bộ phụ trách đào tạo trở nên chính xác và đó cũng chính là cơ sở giúp cho họ thực hiện hiệu quả các bước tiếp theo của quá trình đào tạo.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Nâng cao hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty CP Xây dựng giao thông Yên Bái (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)