Trong các nghiệp vụ của quản trị nhân lực, nghiệp vụ đào tạo nhân lực là một trong những nghiệp vụ được pháp luật quy định khá rõ về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn của hai bên khi thực hiện đào tạo nhân lực.
Trước hết là Bộ luật lao động sửa đổi bổ sung năm 2012, tiếp đến còn có các thông tư, nghị định liên quan đến đào tạo người lao động như: Điều 6 nghị định số 44/2003/NĐ – CP ngày 09/05/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động và hợp đồng lao động, quy định phương án sử dụng lao động trong trường hợp sát nhập, chia tách, hợp nhất doanh nghiệp, chuyển quyền sở hữu, quyền quản lý hoặc quyền sở hữu tài sản của doanh nghiệp mà không sử dụng hết số lao động hiện có trong doanh nghiệp thì cần tiến hành đào tạo lại và chuyển số lao động đó sang làm công việc mới. Hiện nay, Công ty đang thực hiện song song quy định pháp lý về đào tạo nhân lực theo quy định và hướng dẫn của nhà nước và theo bản Quy chế về công tác đào tạo do Công ty ban hành. Những cơ sở về pháp lý về đào tạo nguồn nhân lực trong doanh nghiệp mà Nhà nước ban hành như: Bộ luật lao động bổ sung và sửa đổi năm 2012; Luật dạy nghề; Nghị định số 44/2003/NĐ – CP ngày 09/05/2003 của Chính phủ…luôn được Công ty cập nhật và thay đổi cho phù hợp với thực tế của Công ty, lấy đó làm khung pháp lý chuẩn cho công tác đào
tạo nguồn nhân lực trong công ty mình. Đồng thời, chi phối việc xây dựng, ban hành các văn bản quy định về đào tạo tại Công ty.
Chính những cơ sở pháp lý về đào tạo đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đào tạo tại Công ty, giúp cho công tác này được thực hiện đúng theo quy định của Nhà nước và có quy củ, trật tự. Góp phần giúp Tổng công ty dễ quản lý, đánh giá công tác đào tạo hơn.