Adu D và cs [3]
IL-2RA - IL-2 RA giảm có ý nghĩa nguy cơ thải ghép cấp tính ở thời điểm 6 tháng (OR = 0.51).
- Không có sự khác biệt nào về tỉ lệ ghép thất bại, tử vong, nhiễm khuẩn, nhiễm CMV hoặc nguy cơ u ác tính ở thời điểm 1 năm so với placebo.
Szczech LA và cs [67]
Kháng thể kháng
lympho
Việc sử dụng phác đồ cảm ứng với kháng thể kháng lympho có lợi (giảm tỉ lệ ghép thất bại 38%) ở thời điểm
2 năm, đặc biệt là ở các bệnh nhân được giải mẫn cảm trước ghép. Mặc dù lợi ích quan sát thấy của phác đồ này giảm dần theo thời gian, nhóm bệnh nhân được giải mẫn cảm trước ghép vẫn tiếp tục có lợi ở thời điểm này giảm dần theo thời gian, nhóm bệnh nhân được giải mẫn cảm trước ghép vẫn tiếp tục có lợi ở thời điểm
5 năm.
Szczech LA và cs [66]
Kháng thể kháng
lympho
Các giá trị OR tổng hợp (từ mô hình cố định ảnh hưởng và mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên) và 1 giá trị RR từ phân tích hồi qui ở thời điểm 2 năm được sử dụng để đánh giá tác động của phác đồ cảm ứng lên khả năng sống của thận ghép. 2 giá trị OR tổng hợp đều là 0.66 (P = 0.03) và RR 0.69 (P = 0.03), chỉ ra một tác động có lợi của phác đồ cảm ứng lên khả năng sống của thận ghép.
Tỉ lệ sống sót của thận ghép là 85.6% ở nhóm có dùng phác đồ cảm ứng và 79.6% ở nhóm không có phác đồ cảm ứng.
BẢNG 5. SO SÁNH HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ VÀ TÁC DỤNG BẤT LỢI CỦA CYCLOSPORINE VÀ TACROLIMUS
Tên tác giả Kết quả công bố
Webster A và cs [78].
Ở thời điểm 6 tháng, tỉ lệ ghép thất bại giảm có ý nghĩa ở nhóm bệnh nhân điều trị bằng tacrolimus, và kết quả này không có xu hướng thay đổi sau 3 năm.
Ở thời điểm 1 năm, bệnh nhân đượcđiều trị với Tacrolimus có tỉ lệ đái tháo đường cần điều trị bằng insulin, run, nhức đầu, tiêu chảy, khó tiêu, nôn mửa cao hơn so với nhóm điều trị bằng cyclosporin. Ngược lại, bệnh nhân điều trị bằng cyclosporin có
tỉ lệ táo bón và cosmetic side effects cao hơn có ý nghĩa.Không có sự khác biệt về tỉ lệ nhiễm trùng và u ác tính.
Knoll GA và cs [33].
Ở thời điểm 1 năm, không có sự khác biệt có ý nghĩa nào giữa 2 nhóm về tỉ lệ ghép thất bại và tử vong nhưng tacrolimus làm giảm có ý nghĩa số đợt thải ghép cấp tính cũng như sự sử dụng kháng thể kháng lympho để điều trị thải ghép. Tuy nhiên tacrolimus làm tăng tỉ lệ NODAT sau ghép cao hơn có ý nghĩa so với cyclosporin
R.Woodroffe và cs [81]
So sánh tacrolimus và cyclosporine (Sandimmune):
Ở thời điểm 12 tháng, không có sự khác biệt về tỉ lệ tử vong do mọi nguyên nhân hay ghép thất bại, nhưng tacrolimus làm
giảm có ý nghĩa tỉ lệ BPAR so với sandimmune. Về biến cố bất lợi, tacrolimus làm tăng có ý nghĩa nguy cơ run, tăng SCr máu và NODAT so với sandimunne. Ngược lại, Sandimmune làm tăng nguy cơ rậm lông, tăng lipid máu và tăng sản lợi. Không có
sự khác biệt giữa 2 nhóm về tỉ lệ CMV.
Ở thời điểm 5 năm, không có sự khác biệt giữa 2 nhóm về tỉ lệ tử vong do mọi nguyên nhân và ghép thất bại. Tacrolimus vẫn làm tăng nguy cơ NODAT và Sandimunne vẫn làm tăng nguy cơ tăng lipid máu sau 5 năm.
So sánh tacrolimus và cyclosporine (neoral): ởthời điểm 12 tháng, không có sự khác biệt về tỉ lệ tử vong do mọi nguyên nhân và ghép thất bại giữa 2 điều trị. Tuy nhiên tacrolimus làm giảm có ý nghĩa tỉ lệ BPAR và làm tăng có ý nghĩa nguy cơ run. Neoral làm tăng tỉ lệtăng lipid máu, rậm lông và tăng sản lợi. Không có sự khác biệt giữa 2 nhóm về tỉ lệ CMV hay NODAT.
Cũng không có sự khác biệt trong khoảng thời gian dài (2 – 3 năm) về ti lệ tử vong do mọi nguyên nhân và ghép thất bại giữa
Celline CA và cs [5] So với cyclosporin, nhóm điều trị với Tacrolimus có tỉ lệ ĐTĐ cao hơn có ý nghĩa ở thời điểm 1 năm và 3 năm và nguy cơ rối loạn lipid máu thấp hơn có ý nghĩa ở thời điểm 1 năm.
Không có sự khác biệt nào ở thời điểm 1 năm về nguy cơ CMV, tăng huyết áp, nhiễm trùng nói chung, u ác tính, tụ bạch huyết (lymphoceles) hoặc phải dừng điều trị do ADR.
Hensel.O và cs [23] Nhóm dùng tacrolimus có tỉ lệ NODAT cao hơn có ý nghĩaso với nhóm dùng cyclosporin (p < 0.00001).
BẢNG 6. CƠ CHẾ GÂY ĐỘC TÍNH THẬN CỦA CNI [47]
Loại độc tính Cơ chế gây độc tính
Độc tính cấp tính
Ảnh hưởng lên hệ mạch: tăng giải phóng các yếu tố gây co mạch bao gồm endothelin, thromboxane và hoạt hóa hệ RAA, đồng thời giảm các yếu tố giãn mạch như prostacyclin, PG E2 và NO. Ảnh hưởng trên cầu thận: Tăng kết tập tiểu cầu và hoạt hóa yếu tố prothrombin dẫn đến huyết khối mao mạch, gây giảm dòng máuqua thận và giảm sức lọc cầu thận (suy thận chức năng).
Ảnh hưởng trên ống thận: thoái hóa hốc biểu mô ống thận đồng đều; rối loạn chức năng ống thận và rối loạn điện giải.
Độc tính mạn tính
Ảnh hưởng trên hệ mạch: dày thành tiểu động mạch do quá trình hyaline hóa, dẫn đến hẹp lòng tiểu động mạch. Quá trình này thường không đảo ngược được. Ảnh hưởng trên cầu thận: xơ hóa cầu thận toàn thể do hyaline hóa tiểu động mạch (gây hoại tử cầu thận). Hơn nữa, sự phá hủy ống thận dẫn tới các tổn thương cầu thận như xơ hóa cầu thận khu trú (tổn thương do tăng áp lực lọc, liên quan đến hyalin hóa tiểu động mạch hoặc xơ hóa cầu thận toàn thể). Ảnh hưởng trên ống thận: Sự thiếu oxi và hoại tử cục bộ của ống kẽ thận, gây ra do sự co mạch thận bởi CNI, dẫn đến hình thành các gốc tự do hoặc các dạngoxi hoạt động. Chúng gây tổn thương tế bào hoặc làm tế bào chết theo chu trình. Bản thân cyclosporin cũng có thể trực tiếp sinh ra các dạng oxy hoạt động. Ngoài ra, CNI điều hòa lên sự biểu hiện của TGF-beta ở tê bào biểu mô ống thận gây tăng xơ hóa kẽ thận thông qua giảm phân hủy và tăng sản sinh protein matrix ngoại bào, cảm ứng hiệu tượng chuyển đổi biểu mô – trung mô (EMT – một quá trình khiến tế bào biểu mô ống thận mất kiểu hình biểu mô và có đặc tính của các tế bào trung mô). Đây là cơ chế chính gây xơ hóa kẽ thận.
BẢNG 7. MỘT SỐ RCT SO SÁNH NGUY CƠ GẶP ADR CỦA TACROLIMUS DẠNG TRUYỀN THỐNG VÀ GPKD
Tác giả Thiết kế NC
Đặc điểm phác đồ điều trị Kết quả đầu ra liên quan đến tính an toàn
Tsuchiya T và cs [70]
Tiến cứu, theo dõi 102 BN trong 1 năm. Liều tacrolimus khởi đầu 0.1 mg/kg/ngày ở cả 2 nhóm.
Ở thời điểm 1 năm,