Thực hiện phân loại, phân cỡ sơ bộ nguyên liệu

Một phần của tài liệu Giáo trình MD01 tiếp nhận nguyên liệu nghề chế biến nhuyễn thể chân đầu (Trang 62)

4.1. Phân cỡ, phân loại mực

Bước 1: Chuẩn bị

- Bàn phân loại, phân cỡ (bố trí 4 – 6 công nhân/ bàn) - ổ lớn để chứa nguyên liệu đạt chất lượng.

- ổ chứa nguyên liệu phải khác màu với rổ đựng bán thành phẩm - ổ chứa các loại thủy sản khác, vụn, dập nát, tạp chất.

- ổ lớn để chuyển nguyên liệu từ bàn kiểm tra cảm quan đến bàn phân loại, phân cỡ

- Thước, thẻ cỡ - Xe đẩy

Bước 2: Thực hiện phân loại, phân cỡ sơ bộ

- Dùng rổ lớn xúc nguyên liệu đã kiểm tra cảm quan, đặt lên xe đẩy, chuyển nguyên liệu đến bàn phân loại, phân cỡ

- Đổ nguyên liệu lên bàn phân loại, phân cỡ. - Dàn đều lần lượt nguyên liệu ra bàn.

- Quan sát nguyên liệu, tiến hành phân loại, phân cỡ sơ bộ như sau: + Nhặt nguyên liệu khác loại, vụn, dập nát, tạp chất cho vào thau.

+ Nguyên liệu khác màu, đạt chất lượng nhưng có số lượng ít loại ra riêng. + Nguyên liệu đạt chất lượng, khối lượng lớn cho vào rổ lớn để cạnh bàn.

Hình 4-2. Phân loại, phân cỡ mực ống

Sau khi phân cỡ, phân loại xong nguyên liệu được bảo quản ở các thùng cách nhiệt hoặc phòng bảo quản nguyên liệu bằng phòng bảo quản lạnh.

4.2. Phân cỡ, phân loại bạch tuộc

Bước 1: Bàn phân cỡ, sọt nhựa, thẻ cỡ, cân

Bước 2: Nguyên liệu đổ lên bàn phân cỡ, người phân cỡ đứng quanh bàn, mỗi người trang bị các sọt/rổ nhựa.

Bạch tuộc được phân thành các cỡ: 150-200g/con và 200g trở lên.

- Bước 3: Sau khi phân cỡ, loại xong để vào các sọt/rổ nhựa khác nhau theo từng cỡ, cho thẻ cỡ vào sọt

Bạch tuộc bị đứt quá 2 râu liên tiếp, biến đen, biến đỏ, mùi hôi thối thì cho vào sọt phế liệu.

Một phần của tài liệu Giáo trình MD01 tiếp nhận nguyên liệu nghề chế biến nhuyễn thể chân đầu (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)