Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị

Một phần của tài liệu Giáo trình MD01 tiếp nhận nguyên liệu nghề chế biến nhuyễn thể chân đầu (Trang 30)

2.1. Chuẩn bị dụng cụ

- Trong tiếp nhận nguyên liệu nhuyễn thể chân đầu, cần dùng thước để chiều dài thân nguyên liệu, kiểm tra cỡ nguyên liệu. - Phải chọn loại thước nhựa hoặc inox để dễ vệ sinh và không bị lây nhiễm vi sinh vật vào nguyên liệu.

- Nên có nhiều loại thước có thể đo nhiều độ dài khác nhau thủy theo từng mẻ nguyên liệu cho phù hợp.

- Vạch chia độ dài phải rõ ràng để quá trình thực hiện được nhanh chóng và chính

xác. Hình 2-2. Thước nhựa

2.1.2. Rổ

Hình 2-3. Rổ chứa

2.1.3. Sổ ghi chép

- Sổ ghi chép dùng để ghi nhận lại thông tin tình trạng lô hàng sau khi kiểm tra, ghi nhận lại khối lượng nguyên liệu tiếp nhận, thời gian tiếp nhận nguyên liệu.

- Sổ ghi chép phải được lưu giữ cẩn thận, và chỉ một người ghi chép trong cùng một ca làm việc. Như vậy sẽ đảm bảo được tính chính xác của các thông tin.

- Sổ phải có kẻ ô, chia các cột tiêu đề, ghi chép cẩn thận, rõ ràng, sạch sẽ, không tẩy xoá.

- Sau khi kết thúc mỗi ca làm việc, cần có bàn giao sổ cho ca làm việc kế tiếp và ký nhận để đảm bảo sổ được bảo quản cẩn thận, thông tin được xác thực.

Hình 2-4. Sổ ghi chép

Lưu ý: Sổ cần phải được bảo quản cẩn thận, tránh bị ướt vì tính chất môi

trường làm việc thường xuyên tiếp xúc với nước, bao bìa chắc chắn, hạn chế rách nát, nho chữ.

2.1.4. Máy tính tay

- Máy tính tay dùng để tính toán số liệu nhanh chóng, kịp thời, đảm bảo tính chính xác.

Lưu ý:

- Vì là máy tính điện tử nên hạn chế tiếp xúc với nước, nên bao lớp PE chống thấm nước bên ngoài.

- Công nhân khi sử dụng máy tính để tính toán số liệu nên lau sạch tay trước khi sử dụng.

Hình 2-5. Máy tính 2.2. Chuẩn bị thiết bị

2.2.1. Cân

Tuỳ theo lượng nguyên liệu hàng ngày cân mà chọn cho hợp lý: cân bàn, cân đồng hồ.

Cân phải có phần đĩa cân phẳng, nhẵn, dễ làm vệ sinh.

(a)

(b)

Hình 2-6. Cân đồng hồ (a) và cân bàn (b)

Chú ý khi sử dụng cân:

+ Đặt cân lên mặt phẳng thăng bằng. + Điều chỉnh để kim chỉ đúng vị trí số 0.

+ Khi sử dụng cân: không cân vượt quá giới hạn khối lượng cho phép của cân. + Vệ sinh cân sạch sẽ sau khi cân.

2.2.2. Bàn tiếp nhận nguyên liệu

- Bàn phân loại bằng inox, thường dốc vào giữa để thoát nước. Các chi tiết đơn giản, dễ làm vệ sinh. Hiện nay có thể đặt các bàn inox theo ý của người sử dụng.

- Tại khu tiếp nhận nguyên liệu, bàn chế biến được sử dụng trong công đoạn phân loại, phân cỡ sơ bộ nguyên liệu trước khi tiếp nhận nguyên liệu.

- Sau khi kết thúc công việc, bàn phải được chà rửa bằng dung dịch sát trùng, xịt nước, vệ sinh sạch sẽ và để ráo.

Hình 2-7. Bàn tiếp nhận nguyên liệu

2.2.3. Xe đẩy

Hình 2-8. Xe đẩy nguyên liệu

- Xe đẩy với kích thước nhỏ gọn là phương tiện vận chuyển nguyên liệu thuận lợi nhất trong phân xưởng.

- Với kích thước nhỏ gọn, xe đẩy đễ dàng lưu thông trong phân xưởng.

- Dùng xe đẩy cũng an toàn, tiết kiệm được sức lao động, vận chuyển được khối lượng lớn nguyên liệu trong cùng thời điểm.

2.2.4. Giá kê

- Giá kê dùng để kê các rổ nguyên liệu, không cho nguyên liệu tiếp xúc trực tiếp với sàn.

Hình 2-9. Giá kê

Một phần của tài liệu Giáo trình MD01 tiếp nhận nguyên liệu nghề chế biến nhuyễn thể chân đầu (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)