NHNN mua cổ phần hoặc góp vốn vào ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giải pháp tái cấu trúc tài chính ngân hàng thương mại Việt Nam sau khủng hoảng kinh tế 2008 (Trang 104)

NHNN bơm vốn cho NHTM để giải quyết thanh khoản, xử lý các khoản nợ xấu bằng cách đầu tư mua vốn cổ phần hoặc góp vốn vào các NHTM. Chẳng hạn như trường hợp chính phủ Anh đã mua cổ phiếu của ngân hàng Royal Bank of Scotland với giá 50,5 xu/cổ phiếu và sở hữu 67% vốn chủ sở hữu của ngân hàng.

NHNN sau khi xử lý được các rủi ro, giải quyết thanh khoản và làm lành mạnh hóa tình hình tài chính của NHTM, NHNN sẽ tư nhân hóa số cổ phần của mình và bàn giao lại cho tư nhân quản lý.

Hoặc NHNN huy động các nhà đầu tư tư nhân cùng góp vốn với NHNN để xử lý rủi ro cho các NHTM theo tỷ lệ nhất định.

Để thực hiện được giải pháp này, đòi hỏi NHNN phải có nhiều vốn và có thể dẫn đến thâm hụt về ngân sách và dự trữ ngoại hối.

3.2.4.2. NHNN cho vay NHTM theo hình thc tái cp vn hay tái chiết khu trái phiếu chính ph.

Đây là biện pháp NHNN vẫn thường áp dụng cho NHTM khi cần nguồn vốn đáp ứng nhu cầu thanh khoản.

3.2.4.3.NHNN đứng ra bo lãnh cho các NHTM thiếu vn vay liên ngân hàng ca các ngân hàng có vn ln, năng lc tài chính tt, lành mnh hoc sáp nhp dưới s giám sát ca Chính ph.

Hiện nay, trên thị trường liên ngân hàng xuất hiện tình trạng các NHTM quy mô nhỏ, vay vốn liên ngân hàng nhưng không có khả năng thanh toán hoặc thanh toán trễ hạn, khiến các NHTM cho vay bị ảnh hưởng bởi việc không kế hoạch được nguồn tiền thanh toán và ảnh hưởng đến khe hở kỳ hạn của các ngân hàng này.Vì vậy, các NHTM cho vay yêu cầu cho các NHTM đi vay phải có tài sản đảm bảo. Trong trường hợp NHNN không đủ nguồn để xử lý các khoản nợ xấu, đáp ứng thanh khoản cho các NHTM, NHNN có thể đứng ra bảo lãnh cho các NHTM cần thanh khoản vay vốn trên thị trường liên ngân hàng. Đây là giải pháp đã được NHNN áp dụng khi xử lý ngân hàng Nam Đô năm 1998.

Mua bán, hợp nhất và sáp nhập ngân hàng dưới sự giám sát của NHNN:

Mua bán, hợp nhất và sáp nhập ngân hàng là hình thức kinh tế khá phổ biến ở các nước trên thế giới, đặc biệt là tại Mỹ và Châu Âu. Tại Mỹ, ngành ngân hàng là một trong 5 ngành đứng đầu về các vụ sáp nhập. Xu hướng sáp nhập ngày càng gia tăng do những ích lợi của hoạt động mua bán và sáp nhập: tăng tiềm lực tài chính, tăng quy mô, nâng cao khả năng quản trị, tiềm năng lợi nhuận tăng do giảm được chi phí, tăng nguồn thu; đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ, giảm được rủi ro, nâng cao khả năng cạnh tranh và là phương án hữu hiệu để giải cứu các ngân hàng đang có nguy cơ sụp đổ.

Với những lợi ích của công cụ này, việc tái cấu trúc các ngân hàng (đặc biệt là các ngân hàng đang đứng trước nguy cơ phát sản) bằng con đường mua bán, hợp nhất, sáp nhập là rất cần thiết. Để quá trình mua bán, hợp nhất, sáp nhập của ngân hàng được thuận lợi và hiệu quả các NHTM đánh giá năng lực nội tại của chính bản thân ngân hàng, xem xét mục tiêu và kế hoạch trong tương lai để lựa chọn các đối tác sáp nhập phù hợp:

- Hợp nhất, sáp nhập giữa ngân hàng nhóm 1 và ngân hàng nhóm 3: với biện pháp này, các ngân hàng nhóm 3 được tái cấu trúc, giải quyết thanh khoản,

nâng cao năng lực quản trịđồng thời ngân hàng nhóm 1 nâng cao mạng lưới hoạt động, tăng quy mô, tận dụng cơ sở vật chất, nhân lực.

- Hợp nhất, sáp nhập giữa các ngân hàng nhóm 2, nhóm 3: Đây là trường hợp hợp nhất, sáp nhập giữa các ngân hàng nhỏ, tiềm lực tài chính yếu, đang thiếu thanh khoản, nợ xấu cao, quản trị ngân hàng kém. Việc hợp nhất, sáp nhập giữa các ngân hàng này cũng làm tăng quy mô về vốn, về tài sản, tăng mạng lưới hoạt động, giảm bớt chi phí, song các khoản nợ xấu cũng tăng, tình trạng thiếu thanh khoản càng trầm trọng hơn, trình độ quản lý không cải thiện được nhiều, tình hình tài chính vẫn chưa lành mạnh. Do đó, việc hợp nhất, sáp nhập các ngân hàng này rất cần sự dàn xếp, đảm bảo về vốn và sự giám sát của NHNN.

Tháng 12/2011 vừa diễn ra sự hợp nhất của 3 ngân hàng: NHTM CP Sài Gòn (SCB), NHTM CP Đệ Nhất (Ficombank) và NHTM CP Việt Nam Tín Nghĩa (Tinnghiabank) dưới sự dàn xếp của NHTM Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) đại diện cho NHNN. Theo ông Trần Minh Tuấn, phó thống đốc NHNN cho biết, hợp nhất được kéo dài trong 3 năm, trong đó, năm đầu tiên tập trung vào xử lý nợ, giảm tài sản có, NHNN sẽ hỗ trợ về thanh khoản cho các ngân hàng để xử lý nợ, BIDV sẽ cử nhân viên tạm thời sang tham gia điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của ngân hàng hợp nhất. - Nhận vốn góp của các TCTD nước ngoài vào các NHTM Việt Nam: Với sự tham gia của các TCTD nước ngoài, các NHTM Việt Nam tận dụng được quy mô lớn, tiềm lực tài chính hùng mạnh, năng lực quản trị tài chính, quản lý rủi ro cao, trình độ chuyên môn, công nghệ hiện đại…của các TCTD nước ngoài, các TCTD nước ngoài hạn chếđược chi phí, rủi ro khi thành lập ngân hàng mới tại Việt Nam. Tuy nhiên, ngành ngân hàng có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam nên để đảm bảo mức chi phối hợp lý, đảm bảo chủ quyền quốc gia, cần duy trì một tỷ lệ vốn góp hợp lý của các TCTD nước ngoài vào các NH TMCP Việt Nam. Hiện nay, tỷ lệ góp vốn tối đa mua

cổ phần của các tổ chức, cá nhân nước ngoài tại từng NHTMCP của Việt Nam không quá 30% vốn điều lệ của ngân hàng.

Trong năm 2011, đã có nhiều thương vụ bán cổ phần của các NH TMCP trong nước cho các đối tác nước ngoài như:

VCB bán 15% cổ phần tương đương 570 triệu USD cho tập đoàn tài chính Mizuho của Nhật Bản.

Ngân hàng Công Thương Việt Nam (Vietinbank) bán 10% cổ phần tương đương 190 triệu USD cho công ty đầu tư tài chính IFC. Sau khi trở thành đối tác chiến lược, IFC còn cho Vietinbank vay 120 triệu USD trong thời hạn 10 năm với lãi suất thấp để phục vụ hoạt động kinh doanh.

“Ngun: S liu tham kho bài báo 5 thương v bán c phn cho nhà đầu tư ngoi năm 2011 ca tác gi Mnh Vũ, website : vietstock.vn”

3.2.4.4.Tiến hành tái cu trúc ngân hàng đồng thi vi tái cu trúc doanh nghip, có bin pháp phc hi phát trin th trường chng khoán, th

trường bo him, th trường trái phiếu

Hiện nay, các khoản nợ xấu của các NHTM VN đang có xu hướng tăng do tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp gặp khó khăn, thua lỗ và không có khả năng thanh toán nợ cho ngân hàng. Vì vậy, tái cấu trúc các doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn, tăng doanh thu và lợi nhuận cũng là giúp các ngân hàng xử lý các khoản nợ, nâng cao chất lượng tài sản.

Phát triển thị trường chứng khoán, thị trường bảo hiểm và thị trường trái phiếu là tạo điều kiện phát triển các công cụ tăng vốn và ngừa phòng rủi ro: phát hành giấy tờ có giá, bảo hiểm tiền gửi…

KẾT LUẬN CHƯƠNG III

Chương 3 của luận văn đưa ra các giải pháp và lộ trình để thực hiện việc tái cấu trúc tài chính của của NHTM Việt Nam.

Để thực hiện việc tái cấu trúc tài chính diễn ra thuận lợi, hiệu quả và tốn ít chi phí cần có sự hợp tác tốt của bản thân các ngân hàng và sự chỉđạo của các cơ quan ban ngành Nhà Nước trên cơ sở hành lang pháp lý chặt chẽ và một lộ trình tái cấu trúc trong dài hạn.

Tùy vào từng tình hình cụ thể của các nhóm ngân hàng, các NHTM Việt Nam và cơ quan ban ngành Nhà nước sẽ lựa chọn việc áp dụng một hay nhiều biện pháp giải cứu các NHTM VN, từng bước lành mạnh tình hình tài chính, nâng cao năng lực cạnh tranh để các NHTM VN sẵn sàng cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

PHẦN KẾT LUẬN

Khủng hoảng kinh tế và sự tăng trưởng quá nhanh của các NHTM Việt Nam dẫn đến sự bất ổn trong hoạt động của các NHTM, nhiều ngân hàng đang đứng trước nguy cơ phá sản, mất thanh khoản trầm trọng. Vì vậy, việc tái cấu trúc tài chính của các NHTM Việt Nam là đang là vấn đề cấp thiết, là một trong số những mục tiêu hàng đầu của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Luận văn: “Giải pháp tái cấu trúc các ngân hàng thương mại Việt Nam sau khủng hoảng kinh tế” đã phản ánh thực trạng cấu trúc tài chính của các NHTM Việt Nam với quy mô các ngân hàng còn nhỏ, tốc độ tăng trưởng tín dụng quá nhanh, đòn bẩy tài chính quá cao, cơ cấu tài chính chủ yếu là nợ ngắn hạn, khe hở kỳ hạn lớn, chất lượng tài sản kém.

Xuất phát từ thực trạng đó, luận văn đưa ra các giải pháp quản lý rủi ro, từng bước tái cấu trúc tình hình tài chính của các ngân hàng theo hướng tăng quy mô vốn, xử lý nợ xấu, lành mạnh hóa tài chính, nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng. Các nhóm giải pháp này đỏi hỏi sự nỗ lực của chính các NHTM VN, sựđiều hành của các cơ quan nhà nước.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Peter S.Rose (2004), Qun tr ngân hàng thương mi, Nxb tài chính.

2. GS.TS. Trần Ngọc Thơ, PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt, PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Trang, TS Nguyễn Thị Liên Hoa, TS Nguyễn Thị Uyên Uyên (2005), Tài chính doanh nghip hin đại, Nxb Thống kê.

3. TS. Trần Huy Hoàng, (2003), Qun tr ngân hàng thương mi, Nxb Thống kê. 4. Trần Văn Đúng, (2010), Tái cu trúc tài chính ngân hàng thương mi c

phn Vit Nam sau khng hong, Luận văn thạc sĩ kinh tế.

5. Nhóm nghiên cứu và báo cáo ngân hàng TMCP Bảo Việt, (2010), Báo cáo phân tích ngành ngân hàng Vit Nam năm 2009.

6. Nhóm nghiên cứu và báo cáo ngân hàng TMCP Bảo Việt, (2011), Báo cáo phân tích ngành ngân hàng Vit Nam năm 2010.

7. Nhóm nghiên cứu và báo cáo ngân hàng TMCP Bảo Việt, (2012), Báo cáo phân tích ngành ngân hàng Vit Nam năm 2011.

8. Ngọc Diệp, Fitch nhìn li ngành ngân hàng Vit Nam năm 2009 và d báo cho năm 2010, www.cafef.vn

9. Phòng nghiên cứu phân tích công ty CP chứng khoán phố WALL, Báo cáo phân tích ngành din biến năm 2010 & trin vng năm 2011,

www.wss.com.vn

10.Phòng nghiên cứu và phân tích công ty chứng khoán ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, báo cáo ngành ngân hàng.

11. Cấn Văn Lực, Tái cơ cu h thng NHTM, kinh nghim Đông Á, trình bày tại hội thảo quốc tế về tái cơ cấu hệ thống NHTM

12.Tạp chí ngân hàng (năm 2009, 2010, 2011, 2012)

13.Tạp chí công nghệ ngân hàng (năm 2009, 2010, 2011, 2012)

14.Báo cáo thường niên các ngân hàng VCB, ACB, NVB năm 2009, 2010, 2011, 9 tháng 2012. 15.Các website: - www.sbv.gov.vn - www.acb.com.vn - www.vietcombank.com.vn - www.navibank.com.vn - www.cafef.vn - www.wss.com.vn - www.vietstock.vn - www.chinhphu.vn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giải pháp tái cấu trúc tài chính ngân hàng thương mại Việt Nam sau khủng hoảng kinh tế 2008 (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)