Sự khác biệt của cấu trúc tài chính ngân hàng so với cấu trúc tài chính doanh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giải pháp tái cấu trúc tài chính ngân hàng thương mại Việt Nam sau khủng hoảng kinh tế 2008 (Trang 26)

lợi nhuận cao, rủi ro kinh doanh là trung bình, hoạt động kinh doanh tăng, doanh nghiệp cần nhiều nguồn vốn để tài trợ nên sử dụng nợ, rủi ro tài chính tăng. Cấu trúc tài chính thích hợp là lợi nhuận giữ lại và nợ vay, chính sách chi trả cổ tức thích hợp là tỷ lệ chi trả cao do rủi ro của các chủ sở hữu tăng. - Giai đoạn suy thoái: rủi ro kinh doanh thấp, rủi ro tài chính cao, cấu trúc tài

chính thích hợp là nợ vay và chính sách chi trả cổ tức cao.

Ngoài ra, việc xây dựng cấu trúc tài chính của doanh nghiệp ở một vài quốc gia còn chịu sự điều tiết, chi phối của cơ quan chính phủ, nhà nước và các thông lệ truyền thống.

Đặc tính của doanh nghiệp:

- Loại hình doanh nghiệp: công ty cổ phần dễ huy động vốn hơn công ty trách nhiệm hữu hạn hay doanh nghiệp tư nhân.

- Quy mô doanh nghiệp: Doanh nghiệp quy mô nhỏ không cần nhiều nguồn vốn tài trợ cho tài sản nên cấu trúc tài chính phù hợp là vốn chủ sở hữu. Doanh nghiệp quy mô lớn cần nhiều nguồn vốn đầu tư cho tài sản nên sử dụng nhiều loại vốn trong cấu trúc tài chính.

- Xếp hạng tín nhiệm: mức tín nhiệm của doanh nghiệp càng lớn thì khả năng điều động nhiều nguồn vốn càng lớn.

- Quyền kiểm soát: các chủ doanh nghiệp muốn nắm nhiều quyền kiểm soát, điều hành doanh nghiệp sẽ duy trì cấu trúc tài chính chủ yếu là nợ, cổ phần ưu đãi và lợi nhuận giữ lại.

1.2. Sự khác biệt của cấu trúc tài chính ngân hàng so với cấu trúc tài chính doanh nghiệp doanh nghiệp

Cấu trúc tài chính của ngân hàng phản ánh cấu trúc nguồn vốn đầu tư cho tài sản qua đó phản ánh cấu trúc tài sản và mối quan hệ giữa tài sản - nguồn vốn.

Ngân hàng là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt, với lĩnh vực kinh doanh đặc biệt là kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng. Vì vậy, cấu trúc tài chính của ngân hàng có những điểm khác biệt với cấu trúc tài chính doanh nghiệp:

- Lĩnh vực kinh doanh chính của ngân hàng là kinh doanh tiền tệ: nghĩa là ngân hàng huy động các nguồn vốn từ dân cư, tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng khác… để cho vay. Do đó, ngân hàng vừa phải chịu áp lực tìm nguồn vốn để cho vay, vừa chịu áp lực sẵn sàng chi trả bất cứ khi nào cho các khoản tiền gửi, vì vậy rủi ro thanh khoản của ngân hàng rất cao. Do rủi ro cao, suất sinh lời mong đợi của chủ sở hữu cao nên ngân hàng duy trì tỷ lệ đòn bẩy tài chính cao. Vì vậy, tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu của các ngân hàng luôn chiếm tỷ trọng lớn.

- Trong quá trình kinh doanh, nhu cầu cho vay ngày càng tăng trong khi việc huy động vốn từ vốn chủ sở hữu có giới hạn và phải được tiến hành trong thời gian dài nên cấu trúc tài chính của ngân hàng chủ yếu là các khoản nợ vay. Do đó, ngân hàng phải nắm giữ các tài sản tốt, các khoản cho vay tốt sẵn sàng thu hồi đáp ứng nhu cầu thanh khoản.

- Thu nhập của ngân hàng chủ yếu là các khoản thu lãi từ hoạt động cho vay, thu lãi từ đầu tư chứng khoán, chi phí chủ yếu là các khoản chi trả lãi tiền gửi.

- Tài sản của ngân hàng chủ yếu là các khoản cho vay, chứng khoán đầu tư, tài sản cố định như văn phòng, nhà cửa, máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng nhỏ. Do đó, đòn bẩy hoạt động của ngân hàng ít, ngân hàng phải sử dụng nhiều đòn bẩy tài chính để gia tăng thu nhập.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giải pháp tái cấu trúc tài chính ngân hàng thương mại Việt Nam sau khủng hoảng kinh tế 2008 (Trang 26)