Các hệ số tài chính

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giải pháp tái cấu trúc tài chính ngân hàng thương mại Việt Nam sau khủng hoảng kinh tế 2008 (Trang 84)

Bảng 2.41: Hệ số đòn bẩy tài chính VCB, ACB, NVB từ năm 2009 đến quý 3/2012

Ngân hàng Hệ số đòn bẩy tài chính

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Quý 3/2012

VCB 14,28 13,87 11,80 9,10

ACB

15,61 17,03 22,50 15,78

NVB

15,03 8,9 6,00 5,37

“ Ngun: theo báo cáo tài chính ca các NHTM và tính toán ca tác gi

Bảng 2.42: Hệ số ROA của VCB, ACB, NVB từ năm 2009 đến quý 3/2012

Ngân hàng ROA

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Quý 3/2012

VCB 1,65% 1,50% 1,25% 0,86%

ACB 1,61% 1,25% 1,32% 0,36%

NVB 0,96% 0,81% 0,78% 0,45%

“ Ngun: theo báo cáo tài chính ca các NHTM và tính toán ca tác gi

Bảng 2.43: Hệ số ROE của VCB, ACB, NVB từ năm 2009 đến quý 3/2012

Ngân hàng

ROE

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Quý 3/2012

VCB 25,74% 15,41% 12,61% 9,63%

ACB 24,63% 21,74% 27,49% 7,30%

NVB 12,70% 9,84% 6,35% 3,02%

Bảng 2.44: Hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) của VCB, ACB, NVB từ năm 2009 đến năm 2011

Ngânhàng CAR

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

VCB 8,11% 9,00% 11,1%

ACB

9,73% 10,60% 9,24%

NVB 8,87% 8,90%

“ Ngun: theo báo cáo tài chính ca các NHTM và tính toán ca tác gi

Hệ sốđòn bẩy tài chính đo lường khả năng sử dụng nợ so với nguồn vốn chủ sở hữu của các ngân hàng.

Với tốc độ tăng trưởng tài sản nhanh trong khi nguồn vốn chủ sở hữu tăng chậm hơn, các NHTM Việt Nam sử dụng nhiều nợ trong cơ cấu tài chính của mình (>90%), dưới tác động của đòn cân nợ các ngân hàng thu được nhiều lợi nhuận hơn. VCB, ACB: thuộc nhóm ngân hàng đang trong giai đoạn phát triển sung mãn, đã chiếm được phần lớn thị phần (năm 2010 nhóm NHTM quốc doanh chiếm 49,3% thị phần), rủi ro kinh doanh ít, nên sử dụng nhiều đòn cân nợđể mở rộng và củng cố thị phần, việc này làm gia tăng rủi ro tài chính nhưng tổng rủi ro của NHTM vẫn ở mức chấp nhận được. NVB: thuộc nhóm ngân hàng có quy mô tổng tài sản nhỏ <100.000 tỷ đồng, dù có tốc độ tăng trưởng tài sản và tăng trưởng tín dụng cao nhưng thị phần còn nhỏ, rủi ro kinh doanh nhiều, việc sử dụng nhiều đòn cân nợ làm gia tăng rủi ro tài chính, tổng rủi ro của hoạt động kinh doanh sẽ tăng cao, nguy cơ phá sản tăng cao. Vì vậy, hệ số đòn bẩy tài chính của VCB, ACB luôn cao hơn NVB nên các hệ số tỷ suất lợi nhuận: ROA, ROE của VCB, ACB luôn cao hơn NVB.

Từ năm 2010 đến nay, dưới các chính sách thắt chặt tiền tệ, tăng cường hoạt động quản lý rủi ro của NHNN nên tỷ lệ nợ/tổng nguồn vốn của các ngân hàng có xu hướng giảm.

VCB: tỷ lệ nợ/nguồn vốn trong các năm 2009 đến 2011 dao động quanh mức 93% đến cuối quý 3/2012 giảm chỉ còn 90% là do năm 2012 VCB tăng vốn điều lệ

bằng cách phát hành cổ phiếu cho cổđông chiến lược là ngân hàng TNHH Mizuho nên hệ sốđòn bẩy tài chính từ 14,28 (năm 2009) giảm còn 9,1, các tỷ suất lợi nhuận giảm tương ứng với ROA giảm từ 1,65% (năm 2009) còn 0,86%, ROE giảm từ 25,74% (cuối năm 2009) còn 9,63%.

ACB: Tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu của ACB từ năm 2009 ổn định quanh mức 94%, tỷ lệ này cao hơn so với hai ngân hàng còn lại, riêng năm 2011 tỷ lệ này là 96%, là do năm 2011 ACB huy động được nhiều vốn bằng cách phát hành các chứng chỉ tiền gửi bằng vàng, các khoản giữ hộ vàng cho khách hàng, chiếm dụng vốn từ các khoản phải trả cho các tổ chức nước ngoài khi tham gia kinh doanh vàng trên tài khoản nước ngoài trong khi nguồn vốn chủ sở hữu không tăng nên tỷ lệ nợ/nguồn vốn của ACB năm 2011 cao, hệ số đòn bẩy tài chính năm 2011 tăng cao từ 17% năm 2010 lên 22,5% nên ROA tăng từ 1,2 (năm 2010) lên 1,32 (năm 2011), ROE tăng từ 21% (năm 2010) lên 27% (năm 2011), hệ số an toàn vốn tối thiểu CAR giảm từ 10,6% xuống còn 9,2%. 9 tháng đầu năm 2012, ACB bị giảm một lượng lớn tiền gửi của dân cư, ACB phải tất toán các khoản huy động bằng vàng nên giá trị nợ của ACB giảm mạnh trong khi vốn chủ sở hữu tăng nhẹ. Do đó, tỷ lệ nợ/nguồn vốn trong 9 tháng đầu năm 2012 của ACB giảm còn 94%, hệ số đòn bẩy tài chính giảm còn 15,78; đồng thời lợi nhuận 9 tháng 2012 của ACB giảm mạnh do ACB bị lỗ trong hoạt động kinh doanh vàng và ngoại tệ nên ROA giảm còn 0,36%, ROE giảm còn 7,3%.

NVB: Tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu của NVB từ năm 2009 đến quý 3/2012 có xu hướng giảm dần từ 94% (năm 2009) còn 84% (quý 3/2012) là do năm 2010, 2011 NVB tăng vốn điều lệ lên lần lượt là 1.820 tỷđồng và 3.010 tỷđồng theo quy định của NHNN trong khi việc huy động vốn của NVB thay đổi không đáng kể, tại quý 3 năm 2012 huy động vốn từ các TCTD trên thị trường liên ngân hàng của NVB giảm mạnh nên tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu của NVB giảm còn 84%. Do đó, hệ số đòn bẩy tài chính từ năm 2009 đến quý 3/2012 giảm từ 15,03 (năm 2009) còn 5,37 (quý 3/2012). Tác dụng của đòn cân nợ giảm nên tỷ suất lợi nhuận ROA, ROE đều giảm

tương ứng, ROA giảm từ 0,96% (năm 2009) còn 0,45% (quý 3/2012); ROE giảm từ 12,7% (năm 2009) còn 3,02% (quý 3/2012).

Hệ số an toàn vốn tối thiểu CAR: là tỷ lệ giữa vốn tự có so với tài sản có rủi ro quy đổi để đảm bảo các NHTM có đủ nguồn vốn và dự trữ để bù đắp rủi ro phát sinh. Hiện nay, theo quy định của NHNN, hệ số an toàn vốn tối thiểu của các NHTM VN cuối năm 2010 phải trên 9%. Các ngân hàng VCB, ACB đảm bảo tỷ lệ CAR theo quy định của NHNN VN. Riêng NVB hệ số này < 9% nhưng đang có xu hướng tăng.

Như vậy, việc sử dụng cơ cấu tài chính nhiều nợ sẽđem lại nhiều lợi nhuận cho các ngân hàng do tận dụng được tác động của đòn bẩy tài chính nhưng đồng thời làm rủi ro của các ngân hàng tăng cao.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giải pháp tái cấu trúc tài chính ngân hàng thương mại Việt Nam sau khủng hoảng kinh tế 2008 (Trang 84)