Phân tích cấu trúc nguồn vốn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giải pháp tái cấu trúc tài chính ngân hàng thương mại Việt Nam sau khủng hoảng kinh tế 2008 (Trang 48)

Nguồn vốn bao gồm: Nợ và vốn chủ sở hữu.

2.3.1.1. N

Nợ của các ngân hàng bao gồm: nợ Chính Phủ và NHNN, tiền gửi và tiền vay của các TCTD khác, tiền gửi của khách hàng, công cụ tài chính phái sinh, vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay TCTD chịu rủi ro, phát hành giấy tờ có giá và các khoản nợ khác. Trong đó, chủ yếu là các khoản tiền gửi và tiền vay của các TCTD khác và tiền gửi của khách hàng.

Bảng 2.2. Giá trị nợ, nguồn vốn của các ngân hàng từ cuối năm 2009 đến cuối quý 3/2012 ĐVT: Tỷđồng Chỉ tiêu 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011 30/09/2012 Nợ Nguồn vốn Nợ Nguồn vốn Nợ Nguồn vốn Nợ Nguồn vốn VCB 238.676 255.496 286.707 307.496 337.940 366.722 375.488 416.741 ACB 157.775 167.881 193.726 205.103 269.060 281.019 199.058 211.673 NVB 17.524 18.690 17.994 20.016 19.280 22.496 17.634 20.916

“ Ngun: Báo cáo tài chính năm 2009, 2010, 2011, quý 3/2012 ca các ngân hàng”

Bảng 2.3. Tỷ lệ nợ so với nguồn vốn từ năm 2009 đến quý 3/2012 Chỉ tiêu 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011 30/09/2012

VCB 93% 93% 92% 90%

ACB 94% 94% 96% 94%

NVB 94% 90% 86% 84%

“ Ngun: Báo cáo tài chính năm 2009, 2010, 2011, quý 3/2012 ca các ngân hàng và tính toán ca tác gi

Nhìn chung nợ và nguồn vốn của các ngân hàng đều có xu hướng tăng qua các năm. Riêng ACB cuối quý 3 năm 2012, tổng nợ và tổng nguồn vốn đều giảm 70 tỷ đồng so với thời điểm cuối năm 2011. Trong đó, tiền gửi khách hàng giảm 19 tỷ đồng (từ 142 tỷđồng giảm còn 123 tỷđồng); tiền gửi và vay của các TCTD giảm 15 tỷđồng (từ 34,7 tỷđồng giảm còn gần 20 tỷđồng); chứng chỉ tiền gửi bằng vàng và ngoại tệ giảm gần 10 tỷđồng (từ 43 tỷđồng giảm còn 34 tỷđồng); ACB phải thanh toán cho đối tác nước ngoài 12,5 tỷ đồng trong nghiệp vụ kinh doanh vàng trên tài khoản và trả lại 11 tỷđồng vàng giữ hộ khách hàng.

Nguyên nhân:

- ACB phải chấm dứt nghiệp vụ huy động vốn bằng vàng và tất toán các hợp đồng trước ngày 25/11/2012 theo quy định của NHNN. Do đó huy động vốn bằng cách phát hành các chứng chỉ tiền gửi vàng của ACB và các khoản tiền gửi bằng vàng của ACB đều giảm.

- ACB gặp rủi ro về tín nhiệm do ảnh hưởng của việc một vài lãnh đạo cấp cao của ACB bị bắt để điều tra. Việc này, đã khiến nhiều tổ chức kinh tế và người dân rút tiền gửi khỏi ACB. Sau vụ việc trên NHNN đã bơm vốn ra thị trường mở để hỗ trợ khả năng thanh toán cho ACB. Do đó, huy động bằng VND của ACB trên thị trường 1 và thị trường 2 đều giảm.

Nợ của các ngân hàng luôn chiếm tỷ lệ cao trên 90% trong tổng nguồn vốn, tương ứng với tỷ lệ vốn chủ sở hữu chỉ chiếm dưới 10%, chứng tỏ khả năng tự chủ về tài chính của các ngân hàng thấp, rủi ro thanh khoản cao do tài sản chủ yếu được tài trợ bằng nợ. Riêng NVB cuối năm 2011 và cuối quý 3/2012 tỷ lệ này lần lượt giảm còn là 86% và 84% là do: NVB mới tăng vốn điều lệ lên 3.010 tỷ đồng (theo nghị định 141/2006 NĐ-CP của NHNN), Việc huy động vốn của các ngân hàng có quy mô nhỏ như NVB hiện khá khó khăn (do NHNN lên tục hạ trần lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm nên người dân gửi tiền vào các NH có uy tín và quy mô lớn hơn. Tính đến cuối quý 3/2012, trần lãi suất huy động tiết kiệm các kỳ hạn dưới 12 tháng là 9%/năm). Các ngân hàng có quy mô lớn, có uy tín trên thị trường như

VCB, ACB sử dụng nợ nhiều hơn từ 92% - 96% vì có uy tín, thương hiệu và có nhiều kênh huy động vốn hơn các ngân hàng nhỏ như NVB.

Cơ cấu huy động vốn của các ngân hàng chia theo kỳ hạn như sau:

Bảng 2.4: Cơ cấu huy động vốn của VCB từ cuối năm 2009 đến cuối quý 3/2012

ĐVT: Tỷđồng Chỉ tiêu 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011 VCB 30/09/2012 Nợ ngắn hạn 217.191 260.548 333.838 369.888 Nợ trung hạn 16.213 18.739 2.103 3.439 Nợ dài hạn 5.273 7.419 2.000 2.006 Tổng cộng 238.676 286.707 337.940 375.333

“ Ngun: Báo cáo tài chính t năm 2009 đến hết quý 3/2012 ca VCB”

Bảng 2.5: Cơ cấu huy động vốn của ACB từ cuối năm 2009 đến cuối quý 3/2012

ĐVT: Tỷđồng Chỉ tiêu 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011 ACB 30/09/2012 Nợ ngắn hạn 154.096 185.585 252.039 192.572 Nợ trung hạn 3.621 5.131 13.966 9.515 Nợ dài hạn 57 3.010 3.054 3.029 Tổng cộng 157.775 193.726 269.060 199.058

“ Ngun: Báo cáo tài chính t năm 2009 đến quý 3/2012 ca ACB”

Bảng 2.6: Cơ cấu huy động vốn của NVB từ năm 2009 đến năm 2011

ĐVT: Tỷđồng

Chỉ tiêu 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011 NVB

Nợ ngắn hạn 15.037 15.632 18.664 Nợ trung, dài hạn 2.487 2.362 616

Tổng cộng 17.524 17.994 19.280

“ Ngun: Báo cáo tài chính t năm 2009 đến 2011 ca NVB”

Để có nguồn vốn cho vay và đảm bảo các quy định quản lý rủi ro của NHNN, các ngân hàng không ngừng huy động vốn nên tổng nợ của các ngân hàng đều tăng

qua các năm từ năm 2009 đến cuối quý 3 năm 2012. Trong tổng các nguồn vốn huy động, nguồn vốn huy động ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng nhiều nhất và luôn tăng nhiều nhất. Cụ thể:

Bảng 2.7: Tỷ trọng huy động vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn của VCB từ cuối năm 2009 đến cuối quý 3/2012

Chỉ tiêu 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011 30/09/2012 VCB

Nợ ngắn hạn 91,00% 90,88% 98,79% 98,55%

Nợ trung hạn 6,79% 6,54% 0,62% 0,92%

Nợ dài hạn 2,21% 2,59% 0,59% 0,53%

Tổng cộng 100% 100% 100% 100%

“ Ngun: Báo cáo tài chính t năm 2009 đến quý 3/2012 ca VCB”

Bảng 2.8: Tỷ trọng huy động vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn của ACB từ cuối năm 2009 đến cuối quý 3 năm 2012

Chỉ tiêu 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011 30/09/2012 ACB

Nợ ngắn hạn 97,67% 95,80% 93,67% 96,74%

Nợ trung hạn 2,30% 2,65% 5,19% 4,78%

Nợ dài hạn 0,04% 1,55% 1,14% 1,52%

Tổng cộng 100% 100% 100% 100%

“ Ngun: Báo cáo tài chính t năm 2009 đến quý 3/2012 ca ACB”

Bảng 2.9: Tỷ trọng huy động vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn của NVB từ cuối năm 2009 đến cuối năm 2011

Chỉ tiêu 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011 NVB

Nợ ngắn hạn 85,81% 86,87% 96,81%

Nợ trung hạn 14,19% 13,13% 3,19%

Tổng cộng 100% 100% 100%

“ Ngun: Báo cáo tài chính t năm 2009 đến 2011 ca NVB”

Đểđáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng, thực hiện gói cho vay hỗ trợ lãi suất và thực hiện các quy định quản lý rủi ro của NHNN, các ngân hàng liên tục tăng cường

các hoạt động huy động vốn: như tăng lãi suất, tăng cường khuyến mãi, quà tặng… Do vậy, lãi suất tiết kiệm từ năm 2008 đến nay liên tục biến động theo hướng gia tăng mạnh, lãi suất các kỳ ngắn hạn có khi bằng hoặc cao hơn lãi suất các kỳ hạn dài. Vì vậy, người dân thường chọn những kỳ hạn ngắn để gửi tiền nên cơ cấu nguồn vốn huy động của ngân hàng phần lớn là các khoản nợ ngắn hạn (chiếm trên 90%) với tỷ trọng có xu hướng gia tăng.

VCB: có tỷ lệ nợ ngắn hạn cao và có xu hướng gia tăng. Năm 2009, 2010 tỷ lệ này là 91%, cuối năm 2011 và cuối quý 3 năm 2012 tăng lên đến 99% tổng nợ.

ACB: có cơ cấu nợ ngắn hạn cao và duy trì ổn định trên 94% tổng nợ, cuối quý 3 năm 2012 tỷ lệ này nợ ngắn hạn là 97% tổng nợ.

NVB: nợ ngắn hạn có xu hướng ngày càng gia tăng từ năm 2009 đến cuối quý 3 năm 2012 lần lượt là 86%, 87% và 97%.

Việc huy động nhiều nguồn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn làm tăng rủi ro thanh khoản, ngân hàng có thể mất khả năng thanh toán khi tất cả các khoản nợ ngắn hạn đến hạn thanh toán trong khi các khoản cho vay chưa đến hạn thu hồi.

Cơ cấu nợ chia theo thị trường:

Bảng 2.10: Cơ cấu vốn huy động phân loại theo thị trường của VCB từ cuối năm 2009 đến cuối quý 3 năm 2012

ĐVT: tỷđồng

Chỉ tiêu 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011 30/09/2012 VCB

Thị trường liên ngân hàng 38.836 59.536 47.962 45.766

TCKT, dân cư 169.072 204.756 227.017 262.107

Hình thức khác 30.769 22.415 62.961 67.460

Tổng cộng 238.676 286.707 337.940 375.333

Bảng 2.11: Cơ cấu vốn huy động phân loại theo thị trường của ACB từ cuối năm 2009 đến quý 3 năm 2012

ĐVT: tỷđồng

Chỉ tiêu 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011 30/09/2012 ACB

Thị trường liên ngân hàng 10.450 28.130 34.714 19.947

TCKT, dân cư 86.919 106.937 142.218 123.025

Hình thức khác 60.406 58.660 92.128 56.087

Tổng cộng 157.775 193.726 269.060 199.058

“ Ngun: Báo cáo tài chính năm 2009, 2010, 2011, quý 3/2012 ca ACB”

Bảng 2.12: Cơ cấu vốn huy động phân loại theo thị trường của NVB từ năm 2009 đến quý 3 năm 2012

ĐVT: tỷđồng

Chỉ tiêu 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011 30/09/2012 NVB

Thị trường liên ngân hàng 5.326 5.309 3.476 55

TCKT, dân cư 9.630 10.721 14.822 16.562

Hình thức khác 2.568 1.964 982 1.018

Tổng cộng 17.524 17.994 19.280 17.634

“ Ngun: Báo cáo tài chính năm 2009, 2010, 2011, quý 3/2012 ca NVB”

Từ năm 2009 đến nay, các ngân hàng đều tăng cường huy động bằng nhiều hình thức: huy động từ các tổ chức kinh tế, dân cư (gọi là thị trường 1), huy động trên thị trường liên ngân hàng (gọi là thị trường 2), phát hành giấy tờ có giá, vay CP và NHNN…Trong đó, chủ yếu là huy động từ các tổ chức kinh tế, dân cư vì huy động vốn từ thị trường dân cư và các tổ chức kinh tếđơn giản, tiện lợi, chi phí rẻ hơn các hình thức huy động khác.

Thời gian qua, lạm phát tăng cao, người dân Việt Nam lại có tâm lý “ăn chắc mặc bền” nên vẫn chuộng giữ vàng, ngoại tệ và đầu tư bất động sản hơn là gửi tiết kiệm tại ngân hàng. Giá vàng liên tục tăng mạnh, đầu năm 2009 giá vàng gần 18 triệu đồng/lượng và liên tục tăng cao, trong 3 năm qua có thời điểm lên đến 49 triệuđồng/lượng và tính đến thời điểm cuối quý 3/2012 giá vàng dao động quanh mức 47 triệu đồng/lượng.

Tỷ giá ngoại tệ cũng liên tục tăng cao, đầu năm 2009, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng là 18.000 USD/VND và liên tục tăng, đến cuối quý 3/2012 tỷ giá mua USD/VND niêm yết tại các ngân hàng 20.860 USD/VND.

Vì vậy, việc huy động tiền gửi dân cư của các ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Để thu hút tiền gửi, từ năm 2010 đến nay các ngân hàng đã liên tục đẩy lãi suất huy động VND tăng cao, ngoài ra còn áp dụng nhiều biện pháp tặng quà, khuyến mãi... Năm 2010, đỉnh điểm là ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam đã huy động lên đến 18%/năm, lãi suất huy động tăng dẫn đến lãi suất vay tăng từ 19 – 20%/năm, năm 2011 lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm lên đến 19 – 21%/năm, lãi suất cho vay của các NHTM từ 25 – 27%/năm. NHNN phải can thiệp ấn định mức lãi suất huy động không được vượt quá 14%/năm (đã bao gồm tất cả các loại quà tặng, khuyến mãi) và xử lý nghiêm các trường hợp ngân hàng vi phạm vượt trần lãi suất huy động.

Các ngân hàng nhỏ do nhu cầu thanh khoản thiếu nên phải vay vốn các ngân hàng khác trên thị trường liên ngân hàng, đẩy lãi suất trên thị trường liên ngân hàng tăng cao.Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng biến động với mức lãi suất khá cao, năm 2010 lãi suất có thời điểm lên đến 13,5%/năm, năm 2011 lãi suất liên ngân hàng dao động quanh mức 14%/năm, nhưng thời điểm cuối năm có lúc lên đến 34%/năm.

Bảng 2.13: Tỷ trọng vốn huy động phân loại theo thị trường của VCB từ năm 2009 đến quý 3 năm 2012

Chỉ tiêu 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011 30/09/2012 VCB

Thị trường liên ngân hàng 16,27% 20,77% 14,19% 12,19%

TCKT, dân cư 70,84% 71,42% 67,18% 69,83%

Hình thức khác 12,89% 7,82% 18,63% 17,97%

Tổng cộng 100% 100% 100% 100%

“ Ngun: Báo cáo tài chính năm 2009, 2010, 2011, quý 3/2012 ca VCB và tính toán ca tác gi

Bảng 2.14: Tỷ trọng vốn huy động phân loại theo thị trường của các ACB từ năm 2009 đến quý 3 năm 2012

Chỉ tiêu 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011 30/09/2012 ACB

Thị trường liên ngân hàng 7% 15% 13% 10%

TCKT, dân cư 55% 55% 53% 62%

Hình thức khác 38% 30% 34%

28%

Tổng cộng 100% 100% 100% 100%

“ Ngun: Báo cáo tài chính năm 2009, 2010, 2011, quý 3/2012 ca ACB và tính toán ca tác gi

Bảng 2.15: Tỷ trọng vốn huy động phân loại theo thị trường của các NVB từ năm 2009 đến quý 3 năm 2012

Chỉ tiêu 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011 NVB 30/09/2012

Thị trường liên ngân hàng 30% 30% 18%

0%

TCKT, dân cư 55% 60% 77% 94%

Hình thức khác 15% 11% 5% 6%

Tổng cộng 100% 100% 100% 100%

“ Ngun: Báo cáo tài chính năm 2008, 2009, 2010, 2011 ca NVB và tính toán ca tác gi

Huy động vốn trên thị trường các TCKT, dân cư (thị trường 1)

- VCB: đây là ngân hàng thuộc nhóm 1, nhóm các ngân hàng quốc doanh có quy mô lớn, thời gian hoạt động lâu năm, có uy tín và thương hiệu nên việc huy động vốn huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế dễ dàng hơn các TCTD khác. Giá trị huy động của VCB trên thị trường 1 từ năm 2009 đến cuối quý 3/2012 có xu hướng tăng tốt từ 162 ngàn tỷ đồng lên 262 ngàn tỷ đồng, gấp 2 lần so với ACB và gấp 16 lần so với NVB. Tỷ lệ huy động của

VCB chủ yếu là huy động từ các tổ chức kinh tế và dân cư, chiếm khoảng 70% tổng huy động của VCB .

- ACB: Giá trị huy động vốn từ thị trường này tăng liên tục từ năm 2009 đến năm 2011, riêng 9 tháng năm 2012 giảm còn 123 ngàn tỷđồng. Nguyên nhân do thông tư 11/2011/TT-NHNN ngày 29/04/2011 của NHNN quy định các ngân hàng phải dừng việc cho vay và huy động vốn bằng vàng từ ngày 01/05/2011 và tất toán các hợp đồng huy động trước ngày 25/11/2012 trong khi huy động vốn bằng vàng là lợi thế của ACB, ngoài ra còn do người dân rút tiền vì có thông tin các lãnh đạo chủ chốt của ACB bị bắt. Tuy vậy, huy động vốn trên thị trường 1 là kênh huy động chủ yếu của ACB chiếm 55%- 62% tổng vốn huy động.

- NVB: Nhóm các ngân hàng có quy mô nhỏ hơn như NVB: do khả năng cạnh tranh yếu hơn các ngân hàng thuộc quy mô lớn nên huy động vốn từ dân cư và TCKT không nhiều, nhất là khi NHNN đặt trần lãi suất huy động và xử lý nghiêm các trường hợp ngân hàng vi phạm vượt trần thì người dân và doanh nghiệp có xu hướng gửi tiền vào các ngân hàng quy mô lớn và có uy tín cao. Do đó, giá trị huy động vốn từ dân cư của NVB cuối quý 3/2012 là 16,5 ngàn tỷ đồng, chỉ bằng 1/16 so với VCB, 1/13 so với ACB. Tuy vậy, giá trị huy động vốn và tỷ trọng huy động vốn trên thị trường 1 của NVB qua các năm có xu hướng gia tăng. Đặc biệt cuối quý 3/2012 huy động vốn trên thị trường này đã chiếm đến 94% tổng huy động vốn.

Huy động vốn trên thị trường liên ngân hàng (thị trường 2)

- VCB, ACB: Do có nhiều kênh huy động vốn đồng thời huy động vốn trên thị trường liên ngân hàng có chi phí cao hơn huy động vốn qua các hình thức

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giải pháp tái cấu trúc tài chính ngân hàng thương mại Việt Nam sau khủng hoảng kinh tế 2008 (Trang 48)